Lưu ý 12 điều Sau Nếu Muốn Sở Hữu Nhà Vệ Sinh đẹp, Tiện Nghi

Bài viết dưới đây Trịnh Gia sẽ cung cấp cho bạn những việc cần làm cùng những lưu ý giúp việc sửa chữa nhà vệ sinh của bạn diễn ra thuận lợi, hiệu quả với chi phí tiết kiệm.

nhà vệ sinh đẹp

Sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh là việc cần làm nếu khu vực này có dấu hiệu xuống cấp

1. Những việc cần làm khi sửa nhà vệ sinh

Tùy vào tình trạng nhà vệ sinh xuống cấp ở đâu mà có những đầu việc để xử lý. Tuy nhiên, thường khi sửa nhà vệ sinh sẽ đi kèm những công việc cần làm như thông tắc toilet, bể phốt, chậu rửa mặt, thoát sàn, tiểu nam, nữ các loại đường cống ngầm. Cụ thể:

  • Thông tắc đường nước sạch
  • Thay thế các thiết bị vệ sinh
  • Lát nền, ốp tường sạch đẹp
  • Chống thấm, dột
  • Lắp hệ thống ngăn mùi, xử lý triệt để mùi hôi nhà vệ sinh
  • Hút bể phốt, hố ga, cống rãnh bằng xe chuyên dùng công nghệ cao.

nhà vệ sinh tiện nghi

Tùy vào tình trạng xuống cấp của nhà vệ sinh mà lựa chọn việc sửa chữa, nâng cấp một phần hay toàn bộ

Đó tất cả những việc cần làm khi tiến hành sửa nhà vệ sinh, để chi tiết hơn chúng ta hãy đi vào cụ thể từng phần sau.

2. Độ cao

Gia chủ cần chú ý độ cao của nền nhà vệ sinh với bên ngoài để tránh tình trạng nếu sàn nhà vệ sinh quá cao sẽ khiến nước bị chảy ra ngoài, ngược lại nếu thấp quá sẽ khó bước vào và gây bất tiện. Độ cao thích hợp thường làm thấp hơn từ 3 – 5 cm là thuận lợi nhất.

3. Độ dốc nền

Nên cải tạo độ dốc nền nhà vệ sinh tỉ lệ 1m dốc từ 1,5 – 2 cm tùy vào chiều dài và chiều rộng theo tỉ lệ tương ứng để nước thải chảy xuống cống dễ hơn, cho nền luôn khô thoáng, sạch sẽ.

sửa nhà vệ sinh đẹp

Sàn nhà vệ sinh cần có độ dốc hợp lý giúp việc thoát nước dễ dàng

4. Đường ống thoát

Ống thoát nước dù ở nhà bếp hay nhà vệ sinh cũng nên là những đoạn thẳng, có độ dốc để nước có thể thoát dễ dàng, hạn chế các góc cua làm thoát chậm dễ gây tắc nghẽn.

5. Chống thấm trần và sàn

Đây là phần rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cả công trình của bạn. Công việc này không quá khó khăn nếu như làm mới tuy nhiên lại rất cầu kì nếu như sửa nhà vệ sinh. Với lớp chống thấm có sẵn trên mặt sàn phải tiến hành cho bóc dỡ nhiên dù là vật liệu toàn bộ và cho chống thấm lại từ đầu toàn mặt sàn. Cần lưu ý những điểm như: chân tường, chi tiết chạy xuyên sàn, lỗ thoát sàn….những phần nối hay tiếp xúc với nước.

Khi thi công tùy vào từng vật liệu mà ta có những cách thi công khác nhau tuy nhiên dù là vật liệu nào thì bề mặt thi công cũng phải sạch không bán bụi bẩn.

chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm trần và sàn nhà vệ sinh là khâu vô cùng quan trọng giúp nâng cao chất lượng công trình sau này

Khi sửa nhà vệ sinh cần xác định rõ các vết nứt nhà vệ sinh, công việc này dòi hỏi những thợ lành nghề mới có thể làm tốt. Khi phát hiện ra các vết nứt phải tiến hành trám bít bằng keo phủ, keo trám khe. Để tránh tình trạng này khi thi công phải làm đúng theo hướng dẫn và chỉ định của vật liệu. Về chống thấm có hai dạng là dạng màng là dạng lỏng. Để sửa nhà vệ sinh đạt hiệu quả bạn nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư phụ trách công trình.

6. Màu sơn và gạch ốp

Bạn nên tùy vào diện tích mà chọn màu sơn và gạch ốp cho phù hợp. Đối với những nhà vệ sinh có diện tích hẹp thì nên chọn những màu sơn sáng, gạch đơn giản ít họa tiết cầu kì như vậy nhìn không gian sẽ thông thoáng hơn.

sửa nhà vệ sinh

Nếu nhà vệ sinh của bạn có diện tích khiêm tốn thì nên chọn gạch ốp có màu sáng bóng, ít họa tiết

7. Lắp cửa

Với những nhà vệ sinh rộng có thể lắp cửa mở bởi cửa này có ưu điểm bền hơn những loại cửa xếp nhưng khá tốn diện tích sử dụng, chỉ phù hợp với những nhà vệ sinh có không gian rộng. Còn với những nhà vệ sinh có không gian hẹp bạn nên lựa chọn cửa xếp để tiết kiệm không gian.

Lưu ý: Nên sử dụng của nhựa lõi thép hoặc nhôm kính nhưng có sơn tĩnh điện như vậy sẽ đảm bảo độ bền và an toàn khi sử dụng.

7. Lắp bồn cầu

Việc lắp bồn cầu nên lưu ý nên lắp gọn vào một bên tránh gây bất tiện cho việc đi lại. Bồn cầu lắp nên tránh quay mặt ra cửa để người sử dụng có cảm giác thoải mái và nếu có thể nên cách xe khu vòi hoa sen để tránh bị ẩm ướt sau khi tắm.

8. Lắp lavabo

Việc lắp lavabo ngoài thương hiệu, mẫu mã thì gia chủ cũng nên lưu ý về chiều cao khi lắp đặt thiết bị. Nên lắp ở vị trí phù hợp, tiện sử dụng đối với tất cả các thành viên trong gia đình.

nhà vệ sinh tiện nghi

Lưu ý lắp phù hợp với chiều cao của những người sử dụng

9. Lắp vòi nước

Nên lắp vòi nước cao vừa phải, tránh vướng để thuận tiện cho việc đi lại.

10. Hướng cửa

Cửa nhà vệ sinh nên tránh quay mặt vào bếp, phòng ngủ và quay mặt ra cửa như vậy gia chủ sẽ mất phúc lộc.

11. Lắp phòng tắm kính nếu diện tích đủ

Lắp phòng tắm kính để nước không bắn ra ngoài khi tắm để diện tích bên ngoài luôn khô thoáng. Lưu ý nên sử dụng hai thoát sàn cả bên trong và bên ngoài.

sửa nhà vệ sinh đẹp

Lắp phòng tắm kính để nước không bắn ra ngoài khi tắm để diện tích bên ngoài luôn khô thoáng

12. Thiết bị điện

Các ổ, thiết bị điện được lắp ở vị trí tránh bị bắn nước để đảm bảo an toàn khi sử dụng, tránh chập, cháy.

Những kinh nghiệm cũng như lưu ý khi sửa nhà vệ sinh trên đây các gia chủ cần đặc biệt chú ý khi tiến hành sửa chữa, nâng cấp nhà vệ sinh của mình. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ cho Trịnh Gia để được hỗ trợ giải đáp nhé.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn thi công xây dựng và thiết kế nhà ở, thiết kế biệt thự, thiêt kế lâu đài kiểu pháp, thiết kế thi công nội thất, thiết kế khách sạn, thiết kế nhà hàng, thiết kế dự án lớn ...

Công ty CP kiến trúc và xây dựng Trịnh Gia - kientructrinhgia.vn

Từ khóa » Những Lưu ý Khi Xây Nhà Vệ Sinh