Lưu ý Khi Nuôi Lợn Mán (Lợn Cắp Nách)
Có thể bạn quan tâm
Vài năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm từ các loài động vật có nguồn gốc xuất xứ tự nhiên ngày càng gia tăng, trong đó loại đặc sản được nhiều người ưa chuộng là thịt lợn Mán (hay còn gọi là lợn cắp nách). Sở dĩ gọi là lợn cắp nách vì chúng có khối lượng và ngoại hình nhỏ bé nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện và cái tên lợn “cắp nách” được bắt nguồn từ đó. Ngoài ra, lợn cắp nách cũng được nhiều người sử dụng để gọi một số loại lợn vùng núi phía Bắc khác, hầu hết các loại lợn đó có cân nặng từ 10-20kg.
Nắm bắt được xu thế đó, nhiều hộ dân, nhất là những hộ có đất lâm nghiệp ở những vùng bán sơn địa và vùng đồi núi thấp đã triển khai nuôi loại lợn này để phát triển kinh tế, tăng thu nhập. Chính vì vậy, Hải Phòng cũng là một địa điểm nuôi lợn cắp nách tương đối phù hợp vì đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi núi (số liệu được cung cấp bởi cổng thông tin điện tử thành phố Hải Phòng).
Hình ảnh: Lợn cắp nách
Cách nhận biết lợn Mán là giống lợn nhỏ được lai giữa lợn nhà và lợn rừng, có thân dài, mõm nhọn, tai nhỏ, chân bé, lông dài, đen và cứng, được nuôi thả. Thức ăn chủ yếu là cây cỏ, ít hoặc không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt lợn rất chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn. Điều đặc biệt là loài lợn này có tập tính tự kiếm sống ở trong rừng, song chúng không bao giờ đi xa, chỉ quanh quẩn ở một khoảng cách nhất định. Nhiều con lợn có thói quen về ổ do chủ làm sẵn ở ngay đằng sau nhà.
Về cách chăm sóc và nuôi dưỡng từ giai đoạn lợn mới đẻ đến lợn trưởng thành khá giống so với nuôi lợn truyền thống. Tuy nhiên bà con cần lưu ý đến tập tính và khẩu phần ăn của chúng:
Thứ nhất: để có được những giống lợn chất lượng nhất, ban đầu ngay từ khâu lựa con giống bà con cần chọn kỹ lưỡng. Giống lợn đạt tiêu chuẩn là giống lợn có lông bóng mượt, khỏe mạnh. Chân lợn to, khỏe, đi lại nhanh nhẹn, mắt tinh. Lợn cái có số vú đều lộ rõ, bộ phận sinh dục bên ngoài phát triển bình thường.
Thứ hai: Khi làm chuồng nên xây hướng Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất, tránh gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng. Chọn địa điểm cao ráo, dễ thoát nước, dễ làm vệ sinh. Chuồng nuôi phải đảm bảo luôn khô, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Do tập tính hoang dã của loài, vì vậy khi nuôi cần có khu chăn thả để lợn vận động để thịt săn chắc. Bà con chỉ cần lựa chọn khu đất cao ráo, xung quanh dùng lưới thép B40 để quây kín với chiều cao khoảng 1,8m. Phần chân của lưới thép nên dậm thật chặt hoặc xây cao 1m để lợn không đào đất chui ra ngoài. Sân thả rông không cần láng xi măng mà để nguyên nền đất, đắp cao 10-20 cm so với khu vực xung quanh, dậm chắc chắn, nếu thuận tiện thì có thể cho thêm rơm khô và cỏ khô vào trong, trồng thêm cây to để tạo bóng mát.
Thứ ba: Khẩu phần ăn chủ yếu là thức ăn tươi sống, rau, củ quả, mầm cây, rễ cây, thức ăn tinh gồm hạt ngũ cốc các loại, thức ăn bổ sung muối khoáng như tro bếp, đất sét… Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào chuồng nuôi hoặc vườn nuôi chăn thả một số thức ăn tinh hỗn hợp, xương, bột xương, hỗn hợp đá liếm… cho lợn ăn tự do.
Thứ tư: Những ngày đầu lợn mới mua về được nhốt riêng (nếu là mua thêm để bổ sung cho đàn lợn sẵn có ở trang trại) và cho ăn những thức ăn mà trại cũ của lợn đã cho ăn và thay dần bằng thức ăn mới để lợn quen dần. Nếu nhập về loại lợn cỡ 10-12 kg/con, ứng với trên 3-4 tháng tuổi thì việc nuôi tiếp tới khi xuất chuồng sẽ đơn giản hơn nhiều. Mỗi ngày nên cho lợn nuôi thịt ăn 3 bữa, 2 bữa chính và 1 bữa phụ vào buổi trưa. Bữa trưa cần tăng các loại rau, cỏ tươi, thân chuối thái mỏng, bèo lục bình sạch,… để hợp với thói quen thích ăn thức ăn xanh của lợn và cung cấp thêm sinh tố cho lợn và lại giảm chi phí. Còn 2 bữa chính (sáng, chiều) nên cho thêm mỗi con vài ba lạng thức ăn tinh như cám gạo, bột ngô, bột đậu tương, bột khoai, thức ăn củ quả,...
Cuối cùng: Phải đảm bảo thịt lợn đạt chất lượng thương phẩm tốt nhất, được kiểm soát chặt chẽ, an toàn về dịch bệnh. Lợn nuôi phải được cho ăn những nguồn thức ăn an toàn như ngô, khoai sắn, giun quế và được vận động trong môi trường rộng rãi, thoáng mát nhất (Giai đoạn đầu vẫn cần cho ăn thức ăn công nghiệp với giá trị dinh dưỡng cao). Số lượng con giống sinh ra đạt chất lượng tốt nhất. Lợn con sinh ra khỏe mạnh, được tiêm chủng vắc xin đầy đủ đảm bảo phòng ngừa được các loại bệnh tật. Phải tiến hành chọn lọc lợn bố mẹ sao cho những thế hệ sau tốt hơn: đẻ mắn hơn, nhiều con hơn, con sinh ra khỏe mạnh và mang đậm tính “hoang dã” hơn.
Trên đây là bài viết dành cho các hộ chăn nuôi có hướng chuyển đổi sang nuôi lợn Mán hay cách gọi khác là lợn cắp nách. Chúc bà con chăn nuôi thành công!
Ks. Trần Việt Linh - Trạm Khuyến nông An Lão
Từ khóa » Thịt Lợn Mán Là Gì
-
Heo Mọi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nhận Biết Và Phân Biệt Thịt Lợn Mán Và Thịt Lợn Thường
-
Sự Thật ít Người Biết Về Giống Lợn Mán | Dân Việt
-
Thịt Lợn Mán Là Gì? Các Món Ngon Từ Thịt Lợn Mán
-
Bạn Có Biết Mua Lợn Mán Chuẩn ở đâu?
-
Cách Phân Biệt Các Loài Lợn Rừng, Lợn Mán, Lợn đen - Cam Cao Phong
-
Phân Biệt Lợn Rừng Và Lợn Mán - Thực Phẩm Sạch
-
Thịt Lợn Mán - Hà Nội - CleverFood
-
Thịt Lợn Mán - Thả Tự Nhiên Của Người Mường, Thịt Thơm Ngon
-
Thịt Lợn Mán Làm Món Gì Ngon? Giá Nguyên Con Bao Nhiêu Tiền
-
Lợn Mán Là Lợn Gì - Thả Tim
-
Thịt Lợn Mán Luộc - Nuibavi
-
Lợn Mán - Món ăn Mang Lại May Mắn, Sức Khỏe - Pao Quán
-
Tổng Hợp 5 Cách Chế Biến Lợn Mán Ngon Không Thể Cưỡng.