Lưu ý Khi Sử Dụng BKC Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Các sản phẩm thương mại BKC thường có nồng độ thay đổi 10 - 80% tùy theo nhà sản xuất. Nhìn chung, liều lượng sử dụng tùy thuộc vào nồng độ hoạt chất của BKC. Tùy theo mục đích mà BKC được sử dụng ở các liều lượng khác nhau: - Vệ sinh trại, dụng cụ, thiết bị trong trại giống: 1,5 - 2 mg/L - Phòng bệnh, giảm mật độ tảo: 0,5 - 1 mg/L - Xử lý ao lắng, nguồn nước cấp: 2 mg/L - Sát trùng nền đáy khi cải tạo ao: 3 - 4 mg/L - Trị bệnh: 1,0 - 1,5 mg/L, pha loãng và sử dụng trực tiếp xuống ao nuôi. - Sử dụng tốt nhất vào buổi trưa và nắng gắt để có hiệu quả nhất. - Đeo bảo hộ lao động khi điệt khuẩn bằng BKC. - Giai đoạn tôm dưới 10 ngày nếu đánh diệt khuẩn định kỳ chỉ nên dùng Iodine hạn chế dùng diệt khuẩn BKC vì giai đoạn này tôm mẫn cảm với chất diệt khuẩn mạnh. - Sau khi sát trùng nước ao tôm xong, vi khuẩn sẽ nhanh chóng phát triển trở lại. Do đó, người nuôi tôm cần tạo ra quần thể ưu thế các loại vi khuẩn có lợi trước bằng cách sử dụng các sản phẩm vi sinh (theo hướng dẫn của nhà sản xuất) nhằm giảm và giữ mật độ vi khuẩn gây bệnh ở mức an toàn.

- Liều lượng sử dụng: Tùy thuộc vào nồng độ hoạt chất của BKC và mục đích mà BKC được sử dụng ở các liều lượng khác nhau. Người nuôi cần sử dụng BKC đúng mục đích, đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh gây tồn dư làm giảm giá trị sản phẩm cá nuôi.

- Lưu ý khi sử dụng: Sử dụng BKC tốt nhất vào buổi trưa và nắng gắt để có hiệu quả nhất.

Hạn chếGây khó chịu cho người nuôi: mùi nồng, không được tiếp xúc trực tiếp đặc biệt là mắt.

Sử dụng BKC quá liều dễ gây tồn dư, giảm giá trị tôm nuôi.

Trong ao tôm vào mùa lạnh tôm thường hay giảm ăn,ít lột xác và vận động. Nếu chúng ta sử dụng BKC để diệt khuẩn hay cắt tảo thì sẽ kích thích tôm lột vỏ dẫn đến tôm bị stress yếu đi và chết.Vì vậy bà con hãy cân nhắc khi sử dụng trong mọi tình huống

Từ khóa » Bkc Trong Thủy Sản