Lưu ý Về Chứng Từ Bảo Hiểm Trong Xuất Nhập Khẩu

Menu Diễn đàn xuất nhập khẩu và logistics lớn nhất Việt Nam
  • Trang chủ
  • Diễn đàn Bài viết mới Tìm chủ đề
  • Có gì mới Bài viết mới Bài mới trên hồ sơ Hoạt động mới nhất
  • Thành viên Thành viên trực tuyến Bài mới trên hồ sơ Tìm trong hồ sơ cá nhân
Đăng nhập Đăng ký Có gì mới? Tìm kiếm

Tìm kiếm

Everywhere Chủ đề This forum This thread Chỉ tìm trong tiêu đề Bởi: Tìm Tìm kiếm nâng cao…
  • Bài viết mới
  • Tìm chủ đề
Menu Đăng nhập Đăng ký
  • Hướng dẫn cách đăng bài - Đặt câu hỏi lên weblogistics.vn
  • Diễn đàn
  • THẢO LUẬN XUẤT NHẬP KHẨU
  • Chứng từ xuất nhập khẩu
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.You should upgrade or use an alternative browser. Lưu ý về Chứng từ bảo hiểm trong xuất nhập khẩu
  • Thread starter Trang Vũ
  • Ngày gửi 8/11/18
Trang Vũ

Trang Vũ

Member
Bài viết 21 Reaction score 27 1.Khái niệm Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm. Sự cam kết này do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên nào. Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội Về hiệu lực pháp lý , Về pháp lí, ta thấy trách nhiệm pháp lý của các bên trung gian là có hạn, họ có thể là các đại lí thanh toán bù trừ và chuyển tiếp, các cảng chuyên chở hay cơ quan hải quan, …xử lí hàng hóa ở các giai đoạn khác nhau. Họ sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý, nếu thiệt hại là do các trường hợp vượt ngoài tầm kiểm soát của họ, mà người chịu trách nhiệm chính ở đây sẽ là nhà xuất khẩu. Về thương mại, bảo hiểm hàng hoá là cần thiết ngay cả trên những khía cạnh thương mại. Một khi hàng hóa bị hư hỏng, nhà nhập khẩu có thể không chấp nhận hối phiếu đòi nợ, trong trường hợp hóa đơn D/A. Công ty xuất khẩu có thể không thực hiện được thanh toán trong trường hợp hóa đơn D/P. Khi tổn thất xảy ra, những thiệt hại như vậy không chỉ trong vận chuyển hàng hóa, mà cũng mất lợi nhuận nữa. Theo điều 28 UCP 600, chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp sẽ không được chấp nhận trừ khi quy định rõ trong L/C 2. Phân loại
  • Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.
  • Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xay ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.
3. Chức năng – Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế – Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng. – Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng. 4. Bảo hiểm khi nào? Trước khi vận chuyển hàng hóa, công ty xuất khẩu phải bảo hiểm cho hàng hóa. Ngày bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm phải luôn luôn được trước ngày vận chuyển hàng hóa, sau đó chỉ bao gồm bảo hiểm toàn bộ. Ngân hàng nhấn mạnh ngày bảo hiểm để được sớm đến ngày vận chuyển hàng hóa, tại thời điểm đàm phán chứng từ. Khi hàng hóa được vận chuyển trên cơ sở CIF, công ty xuất khẩu luôn phải có bảo hiểm hàng hải, như đó là nhiệm vụ để trang trải các rủi ro. Cho đến khi quyền sở hữu hàng hóa được chuyển giao vì lợi ích của chính mình công ty xuất khẩu phải tiến hành bảo hiểm hàng hóa. Tuy nhiên, nó sẽ là một lựa chọn tốt hơn cho các công ty xuất khẩu để có chính sách bảo hiểm đầy đủ đến khi hàng hóa tới điểm đích, bởi: Thứ nhất, bảo hiểm của nhà nhập khẩu có thể không đầy đủ. Thứ hai, trong trường hợp phá sản của các nhà nhập khẩu, số tiền yêu cầu bồi thường có thể đi đến các lợi ích của các chủ nợ nhà nhập khẩu và xuất khẩu sẽ không nhận được thanh toán. Thứ ba, vấn đề ngoại hối có thể làm phức tạp việc chuyển tiền bồi thường bảo hiểm cho người xuất khẩu. 5. Nội dung 5.1. Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm 5.2. Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường 5.3. Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm: Ngày lập chứng từ được ghi ở góc gưới bên phải phía sau từ “on” trong cụng từ “Issued in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue”. Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng. 5.4. Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm. 5.5. Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu) 5.6. Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel ỏ No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác. 5.7. Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khỏi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment” 5.8. Điều kiện bảo hiểm: Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance”. Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…). 5.9. Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, pahir thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký. 6. Lưu ý khi sử dụng 6.1. Tính chuyển nhượng Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được Khi chứng từ bảo hiểm thuộc lại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hận có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường. 6.2. Chứng từ bảo hiểm đích danh: không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế. 6.3. Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến. 6.4. Chứng từ bảo hiểm vô danh: là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ ai nắm giữa nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó nó dễ bị lạm dụng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc. 6.5. Số tiền bảo hiểm: (Theo quy định của UCP) – Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C – Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thảo thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao. 6.6. Xuất trình bản gốc: Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình. Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau. 6.7. Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ. 6.8. Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận. Để hiểu thêm về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham khảo và học xuất nhập khẩu được cập nhật hằng ngày trên diễn đàn xuất nhập khẩu - logistics này. Sửa lần cuối bởi điều hành viên: 22/8/19 Bài viết liên quan Vận chuyển hàng từ Đà Nẵng đi Kandal bởi vanchuyenlaoviet, Lúc 14:38, Thứ tư KFDA phụ gia thực phẩm - Quy định mới nhất bởi TUYETTRINH, 5/12/24 Chính sách xuất khẩu cà phê bởi door to door viet, 30/11/24 Chứng nhận hữu cơ của Mỹ- Nâng tầm chất lượng trong chăn nuôi bởi TUYETTRINH, 21/11/24 Gia hạn đăng ký FDA 2025- Có phải FDA cập nhật mức phí mới? bởi TUYETTRINH, 11/11/24 Vai trò của ABI/ACE trong đảm bảo an ninh nhập khẩu tại Hoa Kỳ bởi TUYETTRINH, 7/11/24 Được quan tâm Vận chuyển hàng từ Đà Nẵng đi Kandal bởi vanchuyenlaoviet, Lúc 14:38, Thứ tư Bài viết mới Vận chuyển hàng từ Đà Nẵng đi Kandal bởi vanchuyenlaoviet, Lúc 14:38, Thứ tư KFDA phụ gia thực phẩm - Quy định mới nhất bởi TUYETTRINH, 5/12/24 Chính sách xuất khẩu cà phê bởi door to door viet, 30/11/24 Chứng nhận hữu cơ của Mỹ- Nâng tầm chất lượng trong chăn nuôi bởi TUYETTRINH, 21/11/24 Gia hạn đăng ký FDA 2025- Có phải FDA cập nhật mức phí mới? bởi TUYETTRINH, 11/11/24 Vai trò của ABI/ACE trong đảm bảo an ninh nhập khẩu tại Hoa Kỳ bởi TUYETTRINH, 7/11/24 T

Trần Thị Yến Nhi

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Cho mình hỏi chút, nghĩa là bất cứ trường hợp nào có bảo hiểm đều cần những chứng từ bảo hiểm này hay sao dợ K

kieudinhchien

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 bảo hiểm những lĩnh vực như vận chuyển là rất cần thiết H

Hoàng Thị Mai Phương

New member
Bài viết 1 Reaction score 1 Bổ sung về bộ điều khoản về bảo hiểm được sử dụng phổ biến hiện nay: Hiện nay trên thế giới, đối với bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển bằng được đường biển thường áp dụng theo Bộ điều khoản của Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters) đã được công nhận với 3 điều khoản chính thường được các bên sử dụng như sau: – Institute Cargo Clause (A) 1/1/82 – Institute Cargo Clause (B) 1/1/82 – Institute Cargo Clause (C) 1/1/82 Còn riêng với hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không thì chỉ có duy nhất một điều khoản Institute Cargo Clause (AIR) (excluding sendings by post) 1/1/82. Institute Cargo Clause (A) được xem là điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (all risks), trong khi Institute Cargo Clause (C) là điều kiện bảo hiểm tối thiểu. Ngoài những điều khoản bảo hiểm chính được lựa chọn, người yêu cầu mở LC có thể bổ sung thêm các điều kiện bảo hiểm phụ nhằm mở rộng và/hoặc thu hẹp phạm vi bảo hiểm. Ví dụ, Institute Cargo Clause (A) including cover for theft, piferage, non-delivery and short delivery (TPND) (Điều khoản bảo hiểm A bao gồm mất cắp, mất trộm, không giao hàng và giao hàng thiếu). L

Lê Thị Tuyết

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Mình thấy mục phân loại là chưa hợp lý lắm, thay vì đó mình có thể thay bằng các chứng từ bảo hiểm hoặc là bộ hồ sơ bao gồm. Chứ phân loại kiểu như là dùng chứng từ này hoặc dùng chứng từ kia, mà trong khi mình có thể sử dụng đồng thời cả 3 chứng từ trong việc sử dụng bảo hiểm Hà Tương

Hà Tương

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Mấy bạn có biết cách tính số tiền bảo hiểm như thế nào? Nghĩa là trong trường hợp xảy ra rủi ro, người ta đã thẩm định và đưa ra kết quả cuối cùng về tổn thất về bảo hiểm rồi thì mình tính kiểu gì tiếp theo? T

Trần Thị Mai Quỳnh

New member
Bài viết 3 Reaction score 0
Hà Tương nói: Mấy bạn có biết cách tính số tiền bảo hiểm như thế nào? Nghĩa là trong trường hợp xảy ra rủi ro, người ta đã thẩm định và đưa ra kết quả cuối cùng về tổn thất về bảo hiểm rồi thì mình tính kiểu gì tiếp theo? Nhấn để mở rộng...
Bạn coi thử bài này có giải quyết được vấn đề của bạn hay không nhé! Mình thấy bài viết viết khá chi tiết đấy. https://giadinhxuatnhapkhau.com/boi-thuong-ton-that-hang-hoa-xuat-nhap-khau-trong-bao-hiem-hang-hai/ P

Phượng Hà

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Có ai biết trong mấy điều kiện Incoterms thì điều kiện nào là bắt buộc phải mua bảo hiểm không? và bên nào phải là bên mua vậy? đồng thời ai là người hưởng bảo hiểm nếu như xảy ra tổn thất vậy? M

Mạnh Hạnh

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 "Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ" là như thế nào ấy ạ? Chỗ thích ứng ấy, nghĩa là phải thống nhất về loại tiền hay sao? thế thì nó căn cứ vào cái gì để quy định về loại tiền này ạ? Hay em đã hiểu sai M

Mỹ Duyên G

New member
Bài viết 1 Reaction score 0
Phượng Hà nói: Có ai biết trong mấy điều kiện Incoterms thì điều kiện nào là bắt buộc phải mua bảo hiểm không? và bên nào phải là bên mua vậy? đồng thời ai là người hưởng bảo hiểm nếu như xảy ra tổn thất vậy? Nhấn để mở rộng...
Điều kiện bắt buộc phải mua bảo hiểm là CIF, CIP do bên bán mua bảo hiểm và người được hưởng là bên mua. Còn chi tiết cụ thể thì bạn tham khảo thêm về trách nhiệm người bán và người mua trong từng điều kiện Incoterms nhé Đ

Đoàn Thị Thủy

New member
Bài viết 1 Reaction score 0
Hà Tương nói: Mấy bạn có biết cách tính số tiền bảo hiểm như thế nào? Nghĩa là trong trường hợp xảy ra rủi ro, người ta đã thẩm định và đưa ra kết quả cuối cùng về tổn thất về bảo hiểm rồi thì mình tính kiểu gì tiếp theo? Nhấn để mở rộng...
Số tiền bảo hiểm hay trị giá bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm (giá trị lô hàng) lúc bắt đầu bảo hiểm cộng thêm phí bảo hiểm và các chi phí có liên quan khác V = (C+F) (1+a) / (1-R) Trong đó: V : Số tiền bảo hiểm C : Giá FOB của hàng hóa F: Cước phí vận tải a: Lãi dự tính (thường là 10%) R: Tỷ lệ phí bảo hiểm (do công ty bảo hiểm quy định) Ngoài công thức trên, trong thực tế Số tiền bảo hiểm còn có thể được tính theo trị giá FOB, EXW, CFR/CNF .. khi mà trách nhiệm mua bảo hiểm thuộc về người nhập khẩu. V = 110% INVOICE VALUE Theo quy tắc của UCP, nếu không có quy định nào trong L/C thì số tiền bảo hiểm tối đa bằng 110% của giá trị CIF/CIP của hàng hóa. N

Nguyễn ngọc bình

New member
Bài viết 2 Reaction score 0 Chứng từ bảo hiểm là hợp lệ nếu được phát hành sau ngày giao hàng? Tại sao lại vậy nhỉ? N

Nguyễn Thị Thu Quyên

New member
Bài viết 2 Reaction score 0 Theo Khoản e, điều 28 UCP 60 thì "Ngày phát hành chứng từ bảo hiểm không được muộn hơn ngày giao hàng, trừ khi thể hiện trên chứng từ bảo hiểm là bảo hiểm có hiệu lực kể từ ngày không chậm hơn ngày giao hàng". Như vậy, nếu: a/Trên chứng từ bảo hiểm không thể hiện là chứng từ bảo hiểm có hiệu lực không muộn hơn ngày giao hàng thì chứng từ bảo hiểm đó sẽ bị từ chối b/Trên chứng từ bảo hiểm có thể hiện là chứng từ bảo hiểm có hiệu lực không muộn hơn ngày giao hàng thì chứng từ bảo hiểm đó sẽ được chấp nhận. G

Giang Lê

New member
Bài viết 1 Reaction score 0
Trần Thị Mai Quỳnh nói: Bạn coi thử bài này có giải quyết được vấn đề của bạn hay không nhé! Mình thấy bài viết viết khá chi tiết đấy. https://giadinhxuatnhapkhau.com/boi-thuong-ton-that-hang-hoa-xuat-nhap-khau-trong-bao-hiem-hang-hai/ Nhấn để mở rộng...
Bạn có biết về cách thực hiện và bài nào giới thiệu về quy trình thực hiện việc thương lượng và mua bảo hiểm như thế nào không? giới thiệu cho mình với? Ms Lemon

Ms Lemon

Member
Bài viết 51 Reaction score 5
Hoàng Thị Mai Phương nói: Bổ sung về bộ điều khoản về bảo hiểm được sử dụng phổ biến hiện nay: Hiện nay trên thế giới, đối với bảo hiểm cho hàng hóa được vận chuyển bằng được đường biển thường áp dụng theo Bộ điều khoản của Hiệp hội các nhà bảo hiểm London (Institute of London Underwriters) đã được công nhận với 3 điều khoản chính thường được các bên sử dụng như sau: – Institute Cargo Clause (A) 1/1/82 – Institute Cargo Clause (B) 1/1/82 – Institute Cargo Clause (C) 1/1/82 Còn riêng với hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không thì chỉ có duy nhất một điều khoản Institute Cargo Clause (AIR) (excluding sendings by post) 1/1/82. Institute Cargo Clause (A) được xem là điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro (all risks), trong khi Institute Cargo Clause (C) là điều kiện bảo hiểm tối thiểu. Ngoài những điều khoản bảo hiểm chính được lựa chọn, người yêu cầu mở LC có thể bổ sung thêm các điều kiện bảo hiểm phụ nhằm mở rộng và/hoặc thu hẹp phạm vi bảo hiểm. Ví dụ, Institute Cargo Clause (A) including cover for theft, piferage, non-delivery and short delivery (TPND) (Điều khoản bảo hiểm A bao gồm mất cắp, mất trộm, không giao hàng và giao hàng thiếu). Nhấn để mở rộng...
(y)(y) H

HOÀNG THU HÀ

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Trong mấy chứng từ bảo hiểm trên thì cái nào bắt buộc cái nào không vậy ạ? Và số tiền bảo hiểm được thương lượng giữa các bên thì được thể hiện trên những chứng từ nào ak? V

Văn Sơn

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Em có chút thắc mắc về thuật ngữ chứng thư và chứng từ. Chứng từ bảo hiểm với chứng thư bảo hiểm có là một hay là hai thuật ngữ có ý nghĩa khác nhau? Và nếu khác nhau thì khác như thế nào ạ? T

Trần Thị Mai Quỳnh

New member
Bài viết 3 Reaction score 0
Giang Lê nói: Bạn có biết về cách thực hiện và bài nào giới thiệu về quy trình thực hiện việc thương lượng và mua bảo hiểm như thế nào không? giới thiệu cho mình với? Nhấn để mở rộng...
Mình chỉ thấy quy trình mua bảo hiểm thôi: https://giadinhxuatnhapkhau.com/quy-trinh-mua-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau/ Quy trình https://giadinhxuatnhapkhau.com/mua-bao-hiem-hang-hoa-xuat-nhap-khau/ khái niệm và lưu ý Đ

Đặng Thu Hằng

New member
Bài viết 1 Reaction score 0 Mẫu đơn chứng từ bảo hiểm hàng hóa cho bạn nào đang cần: chung-tu-bao-hiem-hang-hoa.jpg Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký để bình luận. Chia sẻ: Facebook X (Twitter) Reddit Pinterest Tumblr WhatsApp Email Chia sẻ Link
Kỹ Năng Xuất Nhập Khẩu

Thành viên trực tuyến

Không có thành viên trực tuyến. Tổng: 8 (Thành viên: 0, khách: 8)

Bài mới nhất

  • Y Chia sẻThủ tục nhập khẩu gỗ, xốp dán tường
    • Latest: YenNhi38
    • Lúc 16:37
    Thủ tục hải quan
  • TUYETTRINH Chia sẻ5 yêu cầu cơ bản của tiêu chuẩn hữu cơ EU mà bạn cần phải biết
    • Latest: TUYETTRINH
    • Lúc 15:32
    Dịch vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu-Logistics
  • sale04doortodoorviet@gmai Giải đápThủ tục nhập khẩu giấy dán tường
    • Latest: sale04doortodoorviet@gmai
    • Lúc 14:18
    Dịch vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu-Logistics
  • Y Chia sẻThủ tục nhập khẩu giấy dán tường
    • Latest: YenNhi38
    • Lúc 11:14
    Thủ tục hải quan
  • TUYETTRINH Chia sẻCách phân loại sản phẩm để đạt được chứng nhận hữu cơ EU
    • Latest: TUYETTRINH
    • Lúc 08:54
    Dịch vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu-Logistics
  • thithi6293 Quảng cáo"Nút bí mật" trên máy lạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm điện đáng kể
    • Latest: thithi6293
    • Lúc 17:02 Hôm qua
    Vận chuyển đa phương thức

Xem nhiều

  • N Hàng đi USA via cảng ở CANADA thì có cần khai ISF 10+2
    • Started by Nguyễn Thị Nhi
    • 19/6/20
    • Lượt xem: 691K
    Thủ tục hải quan
  • oToHungPhat Quảng cáoGiá Xe tải Faw 8 tấn Thùng 9M7 chở pallet.
    • Started by oToHungPhat
    • 25/1/21
    • Lượt xem: 467K
    Mua bán quốc tế
  • H Review CHÍNH XÁC học xuất nhập khẩu ở đâu tốt?
    • Started by Hà Linh
    • 2/5/18
    • Lượt xem: 182K
    Học xuất nhập khẩu-logistics
  • N Review học logistics ở đâu tốt
    • Started by Nguyễn Sung
    • 13/10/18
    • Lượt xem: 112K
    Học xuất nhập khẩu-logistics
  • L Học xuất nhập khẩu ở Eximtrain có tốt không?
    • Started by linhle2018
    • 13/7/18
    • Lượt xem: 84K
    Học xuất nhập khẩu-logistics
  • N Danh sách mã HS code của Cảm biến
    • Started by Nguyễn Sung Thái
    • 9/5/19
    • Lượt xem: 53K
    H/S code, Thuế xuất nhập khẩu
  • Diễn đàn
  • THẢO LUẬN XUẤT NHẬP KHẨU
  • Chứng từ xuất nhập khẩu
Top

Từ khóa » Khi Lc Yêu Cầu Xuất Trình Hợp đồng Bảo Hiểm