Lũy Thầy - Di Tích Lịch Sử Quảng Bình Và Những Thông Tin Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Đến thành phố Quảng Bình các bạn sẽ dễ dàng đến với điểm di tích lịch sử Lũy Thầy. Một di tích ghi lại dấu ấn lịch sử cuộc nội chiến Trịnh – Nguyễn. Lũy đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, là dấu tích của lịch sử và và công trình đi cùng người dân. Chứng kiến sự hòa hùng thời chiến và đổi thay lớn mạnh của mảnh đất Quảng Bình thời bình. Lũy Thầy đã trở nên di tích gần gủi, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Thành phố Đồng Hới nói riêng; và du lịch Quảng Bình nói chung.
Tóm Tắt Nội Dung - Contents
- Lịch sử hình thành Lũy Thầy
- Sơ lược về Đào Duy Từ – Cha đẻ của Lũy Thầy
- Bố cục Lũy Thầy Đồng Hới
- 1/ Lũy Trường Dục
- 2/ Lũy Động Hải
- 3/ Lũy Trường Sa
- Sự độc đáo của công trình quân sự Lũy Thầy
- Một số di tích tiêu biểu của Lũy Thầy còn sót lại
- Bia ghi dấu lịch Lũy Thầy, và Di tích Võ Thắng Quan tại núi Đầu Mâu
- Hai tấm bia ở núi Đầu Mâu
- Bia di tích lịch sử Lũy Trường Sa, Xã Bảo Ninh
- Quảng Bình Quan
- Phòng Tuyến Nhật Lệ
- Lũy Thầy Đồng Hới ngày nay
- Lũy Thầy đã đi vào thơ ca
- Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích:
- Bài viết liên quan
Lịch sử hình thành Lũy Thầy
Lũy Thầy, (hay còn gọi là Lũy Đào Duy Từ), do tướng Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng năm 1630; và đã hoàn thành sau 3 năm. Lũy bắt đầu từ núi Đầu Mâu (nay ở làng Lệ Kỳ, xã Vĩnh Ninh, huyện Quảng Ninh); và kết thúc ở cửa biển Nhật Lệ (Đồng Hới). Lũy Thầy được xây nhằm bảo về Đàng Trong (Lãnh thổ Đại Việt cho Chúa Nguyễn đứng đầu ranh giới từ sông Giang trở vào Nam). Trước sự tấn công của chúa Trịnh ở Đàng ngoài (Do Chúa Trịnh kiểm soát từ Sông Giang trở ra Bắc). Lũy Thầy đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ; và sự nghiệp Đàng Trong trong gần 50 năm giao tranh ác liệt với chúa Trịnh từ năm 1627-1672.
Sơ lược về Đào Duy Từ – Cha đẻ của Lũy Thầy
Đào Duy Từ ông sinh năm 1572 mất 7/12/1634, Ông sinh ra trong nhà kép hát đào ca. Nên ông, và gia đình bị xã hội; và vua quan thời Lê Trịnh khinh; với quan niệm hẹp hòi “xướng ca vô loài”. Ông vào Nam, và được chúa Nguyễn trọng dụng. Ông là người đa tài: nhà quân sự; nhà thơ; và nhà văn hóa; danh thần thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Là Người nổi tiếng thông minh, hiểu rộng, thông suốt kinh sử, giỏi thiên văn, thuật số. Chỉ với 8 năm phò Chúa, từ năm 1627 đến năm 1634; nhưng Đào Duy Từ là người góp phần quan trọng định hình được nhà nước, địa lý, và bản sắc Đàng Trong. Với những đóng góp của ông, Chúa Nguyễn đã phong ông là “Đệ Nhất Khai Quốc Công Thần”.
Trong đó, Lũy Thầy do ông quản lý xây dựng, là một công trình quân sự góp phần rất lớn cho Nhà Nguyễn, giữ vững lãnh thổ Đằng Trong, trước sự xâm chiếm của Chúa Tịnh đằng Ngoài. Đồng thời thể hiện tài năng quân sự, và tầm nhìn chiến lược của nhà quân sự tài ba Đào Duy Từ.
Bố cục Lũy Thầy Đồng Hới
Lũy được xây với 3 lũy chính:
1/ Lũy Trường Dục
Lũy được xây năm 1630, bằng đất sét, thuộc huyện Quảng Ninh dài khoảng 10 km, chân lũy rộng 6m, cao 3m; chạy từ núi Đầu Mâu men dọc theo bờ sông Long Đại. Chạy qua các làng Trường Dục; Xuân Dục; Cổ Hiền; chạy vòng xuống đến làng Bình Thôn, Quảng Xá; rồi đến vùng động cát đầu phá Hạc Hải. Lũy được xây theo kiến trúc chữ “Hồi” 囘, nên còn có tên gọi khác là Lũy Hồi Văn.
2/ Lũy Động Hải
Lũy Động Hải, (hay còn gọi là Lũy Trấn Ninh), được xây năm 1631; sau khi đắp xong lũy Trường Dục. Lũy Động Hải, cách lũy Trường Dục 20 km về phía Bắc. Lũy được xây cao 6m, dài hơn 12 km.
3/ Lũy Trường Sa
Lũy Trường Sa, hay còn gọi là Lũy Đồng Hới, được xây năm 1634. Lũy dài 20km chạy dọc ven biển, từ Sa Động (xã Hải Ninh (huyện Quảng Ninh) đến Huân Cát (Bảo Ninh ở hữu ngạn sông Nhật Lệ ngày nay).
Có thể chia Lũy Trường Sa thành 2 đoạn:
+ Đoạn Lũy Trường Sa Bắc: Dài khoảng 8km từ Cồn Cát Quang Phú đến bờ trái sông Nhật Lệ ở Nhật Lệ.
+ Đoạn Lũy Trường Sa Nam: Dài khoảng 12km, từ bờ phải sông Nhật Lệ chạy đến xã Hải Ninh.
Sự độc đáo của công trình quân sự Lũy Thầy
Lũy Thầy, có tổng chiều dài khoảng 34 km, chiều cao lũy từ 3 đến 12 mét, tùy vào địa hình. Mặt lũy khá rộng, có thể đi lại được. Lũy cứ mỗi đoạn 40 thước, lại xây một pháo đài, đặt súng Thần công. Lũy gồm 3 nhánh lũy chính. Tướng Đào Duy Từ đã khôn ngoan dựa vào chính địa hình hiểm trở phía Bắc Quảng Bình hẹp; một bên dựa vào dãy Trường Sơn, một bên là Biển Đông. Xây dựng Lũy Thầy, hình vòng cung tạo thế nút thắt “cổ chai”. Như một cánh cửa giăng ngang giữa núi, và biển, đóng chặt con đường vào Nam. Bảo vệ Đàng Trong trước mưu lược sâm chiếm của Chúa Trịnh.
Lũy Thầy, là một hệ thống thành lũy đơn giản được dựng bằng đất sét, đá, và tre nứa nhưng lại phát huy tốt nhất chức năng phòng thủ của mình.Trải qua 7 trận đánh giữa hai chúa Trịnh – Nguyễn. Trận đánh năm 1672 là trận đánh cuối cùng mà nhà Nguyễn đánh tan ý định xâm lược Đàng Trong của nhà Trịnh.
Một số di tích tiêu biểu của Lũy Thầy còn sót lại
Bia ghi dấu lịch Lũy Thầy, và Di tích Võ Thắng Quan tại núi Đầu Mâu
Hai tấm bia ở núi Đầu Mâu
Bia di tích lịch sử Lũy Trường Sa, Xã Bảo Ninh
Quảng Bình Quan
Một dấu tích rõ nét của Lũy Thầy còn sót lại là Quảng Bình Quan. Điểm di tích rất dễ bắt gặp khi đến thành Phố Đồng Hới, nằm uy nghi tại đường Quốc Lộ 1A ngay đoạn trung tâm thành phố. Ngày xưa người dân gọi là Cổng Hạ nằm trong hệ thống Lũy Thầy. Quảng Bình Quan nay đã được trùng tu và là biển tưởng đặc trưng cho thành phố Đồng Hới.
Cộng Hạ của hệ thống phòng thủy Lũy Thầy
Phòng Tuyến Nhật Lệ
Nằm ngày cạnh Ngọn Hải Đăng Thành Phố Đồng Hới. Tường thành tuyến phòng thủ Nhật Lệ hiện vẫn còn hiện diện sừng sững ghi dấu cho lịch sử hào hùng của người dân Quảng Bình.
Lũy Thầy Đồng Hới ngày nay
Chứa đựng những độc đáo về kiến trúc và giá trị lịch sử thiêng liêng, năm 1992, Lũy Thầy được công nhận là Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp Quốc gia. Lũy Thầy đã bị tàn phá nặng nề bởi các cuộc chiến tranh thời Phong Kiến và Thực Dân. Các di tích còn lại chỉ là những mảnh ghép nhỏ trong hệ thống Lũy Thầy năm xưa.Tuy nhiên giá trị văn hóa, lịch sử, quân sự thì trường tồn mãi theo năm tháng.
Lũy Thầy đã đi vào thơ ca
Công sự Lũy Thầy đã góp phần quan trọng trong một thời lịch sử của dân tộc Việt Nam. Lũy Thầy đã đi vào trong những tác phẩm thơ ca.
“Luỹ Thầy ai đắp mà cao Sông Gianh ai bới ai đào mà sâu”. hay “Khôn ngoan qua được Thanh Hà Dẫu rằng có cánh khó qua Lũy Thầy”.
Lũy Thầy lại càng nổi tiếng khi đi vào bài hát khá quen thuộc “Bình Trị Thiên khói lửa” do nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương sáng tác, với đoạn ca: “Ai đã qua đèo Ngang, đã sang Ba Rền. Mến dòng sông Gianh, biết danh Lũy Thầy”.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết bổ ích:
- Động Phong Nha
- Động Thiên Đường
- Suối Nước Moọc
- Sông Chày Hang Tối
- Công Viên OZO
- Vũng Chùa – Đảo Yến
- Biển Nhật Lệ
- Biển Đá Nhảy
- Suối Khoáng Bang
- Hướng Dẫn Du Lịch Quảng Bình đi VUI VẺ – GIÁ CỰC RẺ “2021”
Từ khóa » Di Tích Luỹ Thầy
-
Tìm Hiểu Về Lũy Đào Duy Từ (Lũy Thầy) – Quảng Bình
-
Lũy Thầy – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lũy Thầy
-
Những điều ít Biết Về Lũy Thầy - Báo Biên Phòng
-
Dấu Tích Cuối Cùng Của Lũy Thầy Thời Trịnh - Nguyễn - VnExpress
-
Về đền Thờ Người Thiết Kế, Xây Dựng Di Tích Luỹ Thầy - Báo Quảng Bình
-
Di Tích Lũy Thầy - Công Trình Quân Sự Hào Hùng Của Lịch Sử Đồng ...
-
Lũy Thầy Quảng Bình, Di Tích Gắn Liền Với Vị Quân Sư Đào Duy Từ
-
Di Tích Lũy Thầy Bị Xâm Hại Nghiêm Trọng - BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG
-
Vụ Di Tích Lũy Thầy Và Sông Lũy Thầy Bị Xâm Hại: Các Cơ Quan Chức ...
-
Lũy Thầy (Lũy Đào Duy Từ) ở Đồng Hới - Quảng Bình - TripHunter
-
Nhà Nguyễn Với Các Công Trình Di Tích Lịch Sử, Văn Hóa Tiêu Biểu ở ...
-
Luỹ Thầy - Cồ Việt Mobile
-
Lũy Thầy - 400 Năm Còn Một Chút Này