Luyện Tập Về Hiện Tượng Tách Từ
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ
»Lớp 11 »
Môn Văn »
Soạn Văn 11 »
Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11
Luyện tập về hiện tượng tách từ I. KIẾN THỨC CƠ BẢNTừ thường có cấu tạo ổn định, các tiếng trong một từ kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng khi sử dụng, đối với một số từ đa âm tiết, các tiếng có thể được tách ra theo lối đan xen từ khác vàoLời giải
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Từ thường có cấu tạo ổn định, các tiếng trong một từ kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng khi sử dụng, đối với một số từ đa âm tiết, các tiếng có thể được tách ra theo lối đan xen từ khác vào. Cách tách từ như vậy tạo nhạc điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được nội dung cần làm rõ.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Mặt sao dày gió dạn sương
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân
a. Các từ dày dạn, chán chường được tách ra theo cách đan xen từ ngữ. Hình thức ban đầu của chúng là: dày dạn gió sương, bướm ong chán chường.
b. Hiện tượng tách từ như trên tạo nên hai nhịp đôi, đối xứng hài hoà để nhấn mạnh điều muốn nói. Trong câu thơ này nó tạo ra khả năng thể hiện tâm trạng day dứt, đau khổ dằn vặt của nàng Kiều khi phải sống trong cảnh nhục nhã ê chề ở chốn lầu xanh.
c. Một số ví dụ về hiện tượng tách từ: cay đắng, sa sẩy, đắn đo.
- Quán rằng ghét việc tầm phào
Ghét cay ghét đắng, ghét vào tận tâm
Ghét đời Kiệt Trụ mê dâm
Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.
(Nguyễn Đình Chiểu – Truyện Lục Vân Tiên)
Làm người phải đắn phải đo
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu
2. Có thể tách các cụm từ lạc xiêu hồn phách, đi về lẻ loi thành hồn xiêu phách lạc, hồn lạc phách xiêu, đi lẻ về loi, về lẻ đi loi.
Đặt câu:
- Bóng ma lại hiện lên làm nó sợ đến hồn xiêu phách lạc.
- Kể từ khi người chồng lên ngựa ra chiến trường thực hiện mộng công hầu, người chinh phụ sống trong cảnh đi lẻ về loi, cô đơn chờ đợi.
3. Đặt câu với các thành ngữ sử dụng hiện tượng tách từ:
- Người dân quê tôi vẫn phảidãi gió dầm sương để làm ra hạt gạo.
- Mẹ tôi là người biết đối nhân xử thế.
4. Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá, mà quàng phải dây.
(Ca dao)
a. Trong câu trên, từ vội vàng đã được tách bằng cách xen thêm từ mà.
b. Hiện tượng tách từ trong câu trên tạo nhịp điệu cho câu ca dao, nhấn mạnh điều muốn nói: không nên làm việc vội vàng cẩu thả.
c. Ví dụ tương tự:
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
- Cánh đồng nào cũng chôn vàng giấu bạc
Bờ biển nào cũng chói ngọc ngời châu.
(Nguyễn Bính – Bài thơ quê hương)
- Những là rày ước mai ao
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
(Truyện Kiều – nguyễn Du)
5. Hiệu quả diễn đạt của hiện tượng tách từ đối với các từ láy và từ ghép: AB tách thành: A với/với chả B.
- Ăn với chả uống
- Đi với chả đứng
- Xinh với chả đẹp
- Chồng với chả con, …
Hiện tượng tách từ như trên tạo nên khả năng nhấn mạnh, khắc sâu điều muốn nói, hàm ý chê bai. Chẳng hạn:
+ Trong bữa ăn, nếu em hậu đậu đánh đổ cơm canh, mẹ em , nếu đang bực dọc, nói: ” Ăn với chả uốngnhư thế à?
+ Một đứa trẻ đi không cẩn thận nên bị ngã, người lớn sẽ trách mắng: Đi với chả đứng như thế à?
+ Sau khi thoa một chút son lên môi, mặc chiếc váy mới, cô con gái hỏi mẹ: “Mẹ thấy con gái mẹ có xinh không?” Người mẹ nói: “Xinh với chả đẹp, cô tập trung vào việc học cho tôi nhờ.”
Quote Of The Day
“Two things are infinite: the universe and human stupidity; and I'm not sure about the universe.”
Câu hỏi liên quan- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Luyện tập kết hợp các thao tác nghị luận
- Soạn bài Tinh thần thể dục
- Đọc tiểu thuyết và truyện ngắn
- Luyện tập về phong cách ngôn ngữ báo chí
- Luyện tập về tách câu
- Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Đọc kịch bản văn học
- Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn
- Luyện tập về từ Hán Việt lớp 11
- Luyện tập về trường từ vựng và quan hệ trái nghĩa
- Lập luận phân tích
- Luyện tập về lập luận phân tích
- Luyện tập về lập luận phân tích (tiếp theo)
- Ôn tập văn học trung đại Việt Nam
- Soạn bài Ngữ cảnh
- Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng tám 1945
- Viết bài tập làm văn số 3 lớp 11
- Soạn bài Ngữ cảnh (tiếp theo)
- Luyện tập về lập luận phân tích: Tác phẩm văn xuôi
- Lập luận so sánh
- Viết đoạn văn lập luận so sánh
- Luyện tập về hiện tượng tách từ
- Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Viết bài tập làm văn số 1 lớp 11
- Luyện tập về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân
- Viết bài tập làm văn số 2 lớp 11 BÀI VIẾT SỐ 2 (Nghị luận xã hội)
- Nghị luận xã hội chủ đề “Nói không với những tệ nạn xã hội”
- Suy nghĩ của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo”
- Ý nghĩa của việc tự học
- Suy nghĩ về tinh thần tự học
- Văn nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người
- Nghị luận xã hội “Bàn về sự nhường nhịn”
- Bài nghị luận về tôn sư trọng đạo
- Nghị luận xã hội về tinh thần tự học
- Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc
- Nghị luận xã hội về căn bệnh vô cảm
- Vào phủ chúa Trịnh - Lê Hữu Trác
- Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
- Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội - Ngữ văn 11
- Các bài văn mẫu về Nghị luận xã hội lớp 11
- Đọc thêm: Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác
- Đọc thêm: Đặng Dịch trai ngôn hành lục - Đặng Huy Trứ
Từ khóa » Tách Từ
-
Thuật Toán Tách Từ
-
Tách Từ | Xử Lý Tiếng Việt Wiki
-
[PDF] Tách Từ Tiếng Việt - Soict - HUST
-
Tìm Hiểu Một Vài Phương Pháp Tách Từ Trong Văn Bản Tiếng Việt
-
Cách Tách Từ Cho Tiếng Việt
-
Tách - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tokenization Là Gì? Các Kỹ Thuật Tách Từ Trong Xử Lý Ngôn Ngữ Tự Nhiên
-
[PDF] Sự ảnh Hưởng Của Phương Pháp Tách Từ Trong Bài Toán
-
Ứng Dụng Phương Pháp Pointwise Vào Bài Toán Tách Từ Cho Tiếng Việt
-
Tìm Hiểu Một Vài Phương Pháp Tách Từ Trong Văn Bản Tiếng Việt
-
Hiện Tượng Tách Từ Trong Tiếng Việt (Ví Dụ: Đi đâu Mà Vội Mà Vàng ...
-
3 Cách Tách Cột Họ Và Tên Trong Excel Nhanh Và đơn Giản Nhất
-
Nghĩa Của Từ Tách - Từ điển Việt
-
Nghiên Cứu Một Số Kỹ Thuật Tách Từ Trong Xử Lý Ngôn Ngữ... - ĐHKG
-
Tách Từ - VNOJ: VNOI Online Judge
-
TÁCH TỪ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
TÁCH TỪ LÀ Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Bộ Tách Từ - Thế Giới Công Nghiệp