Luyện Từ Và Câu: Danh Từ Chung Và Danh Từ Riêng

Soạn bài Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn đầy đủ các nội dung: Kiến thức cần nhớ về danh từ chung và danh từ riêng, gợi ý trả lời câu hỏi phần nhận xét, luyện tập trang 57, 58 SGK Tiếng Việt lớp 4.

Soạn bài Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1

Kiến thức cần nhớ

PHÂN LOẠI DANH TỪ

Danh từ được phân làm hai loại là danh từ chung và danh từ riêng

1. Danh từ chung

- Danh từ chung là tên của một loại sự vật. - Danh từ chung được phân làm danh từ chỉ người,vật, hiện tượng, khái niệm, đơn vị

a. Danh từ chỉ người

VD: Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác,…

b. Danh từ chỉ vật

VD: Nhà, cửa, chó, mèo, mía, dừa,…

c. Danh từ chỉ hiện tượng

VD: Mưa, nắng, bão, lụt,…

d. Danh từ chỉ khái niệm

Danh từ chỉ khái niệm: biểu thị cái chỉ có trong nhận thức của con người, không có hình thù, không chạm vào hay ngửi, nếm, nhìn …. được

VD: Cuộc sống, kinh nghiệm, cách mạng,…

e. Danh từ chỉ đơn vị

Danh từ chỉ đơn vị: biểu thị những đơn vị được dùng để tính đếm sự vật

VD: mưa  tính bằng cơn, cá tính bằng con, bút tính bằng cái,….

2. Danh từ riêng

- Danh từ riêng là tên riêng của một sự vật. - Danh từ riêng luôn luôn được viết hoa.

VD:

- Mai, Lan, Hoa: là các danh từ riêng chỉ người - Hà Nội, Hồ Chí Minh: là các danh từ riêng chỉ các địa danh

Gợi ý trả lời câu hỏi SGK

I. Nhận xét

Câu 1 trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Tìm các từ có nghĩa như sau :

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được. b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta. c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến. d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

Gợi ý trả lời

a. Sông b. Cửu Long c. Vua d. Lê Lợi

Câu 2 trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Nghĩa của các từ tìm được ở bài tập 1 khác nhau như thế nào ?

- So sánh a với b. - So sánh c với d.

Gợi ý trả lời

So sánh a và b

a) Sông: Tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn. b) Cửu Long: Tên riêng của một dòng sông.

So sánh c với đ.

c) vua: Tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến d) Lê Lợi: Tên riêng một vị vua.

Câu 3 trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1. Cách viết các từ trên có gì khác nhau ?

- So sánh a với b. - So sánh c với d.

Gợi ý trả lời

Tên chung của dòng nước chảy tương đối lớn (sông) không viết hoa. Tên riêng chỉ một dòng sông cụ thể (Cửu Long) viết hoa.

So sánh c với d: Tên chung của người đứng đầu nhà nước phong kiến (vua) không viết hoa. Tên riêng một vị vua cụ thể (Lê Lợi) viết hoa.

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 58 sgk Tiếng Việt 4) :

Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.

Gợi ý trả lời

- Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước.

- Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn/ Trác / Đại Huệ / Bác Hồ.

Câu 2 (trang 58 sgk Tiếng Việt 4) : Viết họ và tên 3 bạn nam, 3 bạn nữ trong lớp em. Họ và tên các bạn ấy là danh từ chung hay danh từ riêng ? Vì sao ?

Gợi ý trả lời

Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ riêng, do đó luôn luôn phải viết hoa.

Ví dụ:

- Nguyễn Đức Bảo, Vũ Hoàng Anh, Trần Văn Lâm.

- Lê Thị Tố Uyên, Thái Thị Ngọc Nữ, Lê Thị Thanh Nhàn.

***

Soạn bài Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng lớp 4 trang 57 SGK Tiếng Việt 4 tập 1 được Đọc tài liệu biên soạn chi tiết và chia sẻ ở trên, hi vọng các em sẽ nắm chắc kiến thức về danh từ chung, danh từ riêng và vận dụng kiến thức này vào cuộc sống thật tốt.

Từ khóa » Cách Tìm Danh Từ Chung