Lý Do Nhóm Máu AB Là Nhóm Máu Hiếm Nhất Thế Giới?

nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới

Lý do nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới

Nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới, được đặc trưng bởi cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu và không có kháng thể trong huyết tương.

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lý do vì sao?

Hệ thống phân loại nhóm máu ABO là một trong hơn 40 hệ phân loại nhóm máu đã được phát hiện và được phân chia thành 4 nhóm khác nhau, gồm: A, B, O và AB.

Trong 4 nhóm máu, nhóm máu AB được coi là khá hiếm hoi. Vì thế, những người có nhóm máu AB được dành một sự quan tâm đặc biệt trong cộng đồng, nhất là khi có sự cố cần tới nhóm máu AB. Vậy tại sao AB lại được coi là nhóm máu hiếm nhất thế giới?

Về khía cạnh phân loại, máu đều chứa các thành phần cơ bản giống nhau gồm:

  • tế bào hồng cầu
  • bạch cầu
  • tiểu cầu
  • huyết tương.

>>> Xem thêm: Xác định huyết thống qua nhóm máu ABO

Nhóm máu AB có đặc điểm gì?

Các tế bào hồng cầu được sản xuất trong tủy xương, có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Trong mỗi 2-3 giọt máu có chứa khoảng một tỷ tế bào máu.

Số lượng tế bào hồng cầu vượt xa so với tiểu cầu (có chức năng làm đông máu tại vết thương, giúp ngừng chảy máu) và bạch cầu (giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mầm bệnh). Cứ 600 tế bào hồng cầu mới có 40 tế bào tiểu cầu và một tế bào bạch cầu duy nhất.

Bác sĩ Leslie Silberstein, người phát ngôn của Hội Huyết học Mỹ, giải thích rằng trên bề mặt các tế bào hồng cầu có những protein gắn với carbonhydrates – dấu hiệu cơ bản giúp xác định tế bào máu thuộc nhóm nào.

Phức hệ protein-carbonhydrates này được gọi là các kháng nguyên, thường được xếp thành 8 nhóm máu cơ bản: A, B, AB và O, mỗi loại lại chia ra thành Rh+ và Rh-.

Đối với hệ máu ABO, có 2 loại kháng nguyên là kháng nguyên Akháng nguyên B.

  • Nhóm máu A chỉ có duy nhất kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu.
  • Nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B
  • Nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên
  • Nhóm máu O không có cả 2.
nhóm máu ab có đặc điểm gì

nhom-mau-ab

Việc nhận biết và phân loại 4 nhóm máu cơ bản này là rất quan trọng, bởi chúng xác định nhóm máu bệnh nhân có thể tiếp nhận an toàn khi truyền máu.

phân loại kháng nguyên kháng thể nhóm máu ABO

Các kháng nguyên quyết định một người thuộc nhóm máu nào. (Ảnh: Wikipedia)

Các bệnh nhân tiếp nhận máu không tương thích thường có phản ứng rất nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch của họ sẽ nhận ra kháng nguyên khác lạ trên bề mặt tế bào máu, dẫn đến xung đột.

Nếu bạn mang nhóm máu Rh+ có nghĩa là trong máu có chứa kháng nguyên Rhesus D, còn Rh- nghĩa là không có mặt kháng nguyên này trên màng hồng cầu. Đây cũng là một đặc tính di truyền ảnh hưởng tới việc truyền máu.

quy tắc truyền máu cơ bản

Quy tắc truyền máu cơ bản giữa người Cho (Donor) và người Nhận (Recipient).

sơ đồ nguyên lý cho nhận nhóm máu ABO

Nhóm máu AB là Cho hay Nhận

Nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên A và kháng nguyên B trên bề mặt màng tế bào hồng cầu, và không có bất kì loại kháng thể trong huyết tương.

Vì vậy, người có nhóm máu AB chỉ có thể:

  • CHO, hiến tặng máu DUY NHẤT cho những người có nhóm máu AB
  • NHẬN máu truyền từ tất cả những người có nhóm máu A, B, AB, O

truyền nhóm máu AB

Một khảo sát của Trường Y khoa Stanford (Mỹ) đã tính tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung như sau:

O+: 37,4%

O-: 6,6%

A+: 35,7%

A-: 6,3%

B+: 8,5%

B-: 1,5%

AB+: 3,4%

AB-: 0,6%

Đây chỉ là tỷ lệ nói chung, bởi chúng có sự khác biệt đôi chút dựa trên nền tảng sắc tộc. Chẳng hạn như số người châu Á mang nhóm máu B nhiều hơn người da trắng, trong khi nhóm máu O phổ biến hơn trong cộng đồng người gốc Tây Ban Nha.

Nhóm máu hiếm nhất thế giới chính là AB

Nhóm máu cũng tuân theo quy luật di truyền Mendel và chúng ta thừa hưởng một gen quy định tính trạng của nhóm máu từ bố và mẹ.

Mỗi nhóm máu thuộc hệ thống phân loại ABO đều được quy định bởi các gen đặc trưng mang tính trội (gen trội) hoặc tính lặn (gen lặn). Sự kết hợp giữa các gen lặn và gen trội sẽ quy định nhóm máu đặc trưng của mỗi người.

  • Có 2 gen trội quy định tính trạng nhóm máu, đó là gen A và gen B
  • Có 1 gen lặn quy định tính trạng nhóm máu, đó là gen O

Tuy nhiên nếu một trong 2 gen bạn được thừa hưởng là O, điều này sẽ không tác động gì nhiều lên gen còn lại. Vì vậy, một người nhóm máu A có thể do thừa hưởng gen A từ cả bố và mẹ, hoặc nhận gen A từ một người và gen O từ người kia. Điều này cũng đúng với người nhóm máu B. Những người nhóm máu O thừa hưởng hai 2 gen O từ bố mẹ.

Những người mang nhóm máu AB được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số lượng người mang nhóm máu A và B, tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những trường hợp khác.

Vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB nên những người có nhóm máu này lại chỉ có thể tặng máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ.

Trong trường hợp nhóm máu AB có Rh- thì lại chỉ có thể nhận máu từ những người có nhóm máu có Rh- bởi nếu nhận từ những người có Rh+ thì có thể gây ra những tai biến nguy hiểm khi truyền máu.

Xét về mặt tỉ lệ trong cộng đồng:

  • Số người có nhóm máu AB Rh+ chỉ chiếm 3,4%
  • Số người nhóm AB Rh- đặc biệt hiếm, chỉ khoảng 0,6%

Chính vì sự hạn chế trong việc Cho – Nhận máu như vậy nên đó chính là lời giải đáp cho lý do tại sao nhóm máu AB lại hiếm đến thế.

nhóm máu AB+

nhóm máu AB-

Những người mang nhóm máu hiếm AB, nhưng là nhóm AB+, có lợi thế rất lớn là nhận được bất cứ nhóm máu nào.

Mỗi năm số lượng người cần truyền máu đều rất lớn. Vì vậy dù mang trong mình nhóm máu nào, thỉnh thoảng bạn nên đi hiến máu như một món quà dành tặng người khác.

Đến đây, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có đầy đủ thông tin để giải đáp cho câu hỏi: Tại sao nhóm máu AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới.

Hương Giang (tổng hợp) www.tapchisinhhoc.com

5/5 - (7 votes)

Từ khóa » Vì Sao Nhóm Máu Ab Là Nhóm Máu Hiếm