Lý Giải Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Quan Trọng | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Xét nghiệm sinh hoá máu có vai trò quan trọng trong chẩn đoán và theo dõi quá trình điều trị bệnh. Kết quả của xét nghiệm được trả về với nhiều chỉ số thành phần máu, khiến người bệnh “bối rối” vì không hiểu được cách cách đọc đúng hoặc không nắm được các chỉ số quan trọng. Dưới đây sẽ là một số chỉ số cơ bản và quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm khi đọc kết quả xét nghiệm máu.
Menu xem nhanh:
- 1. Mục đích của xét nghiệm máu
- 2. Những vấn đề xung quanh xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản
- 2.1. “Giải mã” 10 chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản
- 2.2. Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm sinh hóa máu
1. Mục đích của xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu là phương pháp sàng lọc bệnh khá đơn giản và thường gồm các loại xét nghiệm sau:
– Xét nghiệm công thức máu toàn phần: Dạng xét nghiệm này nhằm xác định các chỉ số thành phần máu như hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Từ đó, bác sĩ sẽ có cơ sở chẩn đoán các bệnh lý như thiếu máu, suy tủy, ung thư máu…
– Xét nghiệm đường huyết: Kết quả của xét nghiệm này giúp xác định nồng độ glucose trong máu để chẩn đoán bệnh tiểu đường và theo dõi quá trình điều trị.
– Xét nghiệm mỡ máu: Thông qua chỉ số cholesterol và triglyceride trong máu, bác sĩ có thể sàng lọc nguy cơ mắc bệnh tim mạch của người bệnh.
– Xét nghiệm men gan: Để kiểm tra tình trạng sức khỏe của gan, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng gan.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn có thể được sử dụng để tầm soát sớm ung thư tại nhiều bộ phận trong cơ thể.
2. Những vấn đề xung quanh xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản
Xét nghiệm sinh hóa máu nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Vì có nhiều chỉ số nồng độ trong máu nên kết quả xét nghiệm máu thường khiến nhiều người cảm thấy hoang mang, bối rối.
2.1. “Giải mã” 10 chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu cơ bản
Có khoảng 25 chỉ số xét nghiệm sinh hóa, trong đó có 10 chỉ số xét nghiệm cơ bản và quan trọng nhất mà bạn nên ưu tiên chú ý.
Chỉ số | Mức bình thường | Nguyên nhân tăng chỉ số | Nguyên nhân giảm chỉ số |
Chỉ số Ure | 2,5 – 7,5 mmol/L | Bệnh viêm cầu thận, viêm ống thận, suy thận, sỏi thận, mất nước do sốt cao, tiêu chảy | Chế độ ăn ít protein, quá trình truyền dịch kéo dài, suy giảm chức năng gan. |
Creatinin huyết thanh | – Nam: 62–120 mmol/L – Nữ: 53–100 mmol/L | Viêm bể thận, viêm cầu thận, suy thận cấp và mạn tính, tắc nghẽn đường tiết niệu, tiểu đường do suy thận… | Phụ nữ mang thai, tiểu đường… |
Chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT | – AST và ALT: 20-40 U/L – GGT: 5-65 U/L | Viêm gan cấp do virus hoặc do sử dụng thuốc, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, bệnh tan máu, viêm cơ… | Phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh tiểu đường… |
Chỉ số ALP | – Người trưởng thành: 25-100 U/L – Trẻ em: dưới 350 U/L | Cơ thể mắc bệnh lý gan mật như tắc ống mật, ung thư tiền liệt tuyến… hay khi mắc bệnh về xương khớp như còi xương, nhuyễn xương… | Thiếu máu ác tính, thiếu vitamin C, dùng thuốc giảm mỡ máu… |
Chỉ số Bilirubin | Chỉ số Bilirubin toàn phần: – <10 mg/dl với trẻ sơ sinh – 0.3–1.2 mg/dl với trẻ trên 1 tháng tuổi – 0.2–1.0 mg/dL với người trưởng thành | Viêm xương, ung thư xương tạo cốt bào, nhuyễn xương, còi xương. Vàng da tắc mật, viêm gan thứ phát | Thiếu máu ác tính, thiếu vitamin C, dùng thuốc giảm mỡ máu… |
Chỉ số Albumin | 35-48 g/L | Shock, mất nước… | Xơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, đa u tủy |
Chỉ số đường huyết | – Nồng độ glucose máu: 3,9- 6,4 mmol/L – Nồng độ HbA1C: 4–5,9% | Tiểu đường do bệnh lý về tụy, bệnh cường giáp, cường tuyến yên, bệnh gan, giảm kali máu… | Hạ đường huyết do chế độ ăn, do dùng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nghiện rượu… |
Chỉ số xét nghiệm mỡ máu | Nồng độ Cholesterol toàn phần: 3,9–5,2 mmol/L | Rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến… | Khả năng hấp thụ chất kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn … |
Chỉ số điện giải | – Natri: 135-145 mmol/L – Kali: 3,5-5 mmol/L – Clo: 90-110 mmol/L | – Natri: Dùng thuốc corticoid, bệnh đái tháo nhạt, hôn mê trong đái tháo đường… – Kali: Suy thận, chấn thương nặng, bỏng nặng, tiêu cơ vân, suy vỏ thượng thận… – Clo: Mất nước, đái tháo nhạt, ưu năng vỏ thượng thận, đái tháo đường… | – Natri: Tiêu chảy, say nắng, ra mồ hôi nhiều, suy thận mạn, dùng thuốc lợi tiểu… – Kali: Nhịn đói, nghiện rượu, nôn nhiều, ỉa lỏng, do dùng thuốc lợi tiểu… – Clo: Mất muối, ăn nhạt, thiểu năng vỏ thượng thận… |
Acid Uric | – Nam: 180-420 mmol/L – Nữ: 150-360 mmol/L | Bệnh đa hồng cầu, suy thận, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng, bệnh vẩy nến… | Phụ nữ mang thai, bệnh wilson, hội chứng Fanconi… |
2.2. Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm sinh hóa máu
– Không sử dụng thuốc trước khi đi làm xét nghiệm: Trường hợp bạn đã lỡ uống thuốc trước, bạn cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí phù hợp.
– Nhịn ăn: Đa phần các xét nghiệm sinh hóa đều yêu cầu người bệnh phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác nhất.
– Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích: bia rượu, cà phê, thuốc lá…
– Việc xét nghiệm máu nói riêng cũng như việc khám sức khỏe nói chung, phụ nữ chỉ nên thực hiện sau chui kỳ kinh gần nhất khoảng 14 ngày.
Xét nghiệm máu là phương pháp sàng lọc bệnh lý mà gần như mỗi khi đi khám sức khỏe chúng ta đều thực hiện. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc không còn lúng túng khi cầm trên tay kết quả xét nghiệm huyết học.
Từ khóa » Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hoá
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Là Gì Và được Chỉ định Khi Nào? | Medlatec
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu | Vinmec
-
Hỏi đáp: Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Nói Lên điều Gì?
-
️ Ý Nghĩa Của 26 Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Hay Gặp
-
Các Chỉ Số Cơ Bản Khi Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm - Diag
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu: ý Nghĩa Và Cách Thực Hiện - Docosan
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Trong Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Ý Nghĩa Của Các Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu - Phòng Tiêm Chủng
-
Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU - VIỆT PHAN
-
Xét Nghiệm Công Thức Và Sinh Hóa Máu
-
Quy Trình Lấy Mẫu Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu - ISOFHCARE
-
Thẻ Xét Nghiệm Sinh Hóa Khô FUJI DRI-CHEM | Fujifilm [Việt Nam]