Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
Có thể bạn quan tâm
Skip to content
. Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu là loại xét nghiệm nhằm đo nồng độ hay hoạt độ của một số chất trong máu, qua đó giúp đánh giá chức năng của các cơ quan trong cơ thể.
2. Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
2.1. Ure máu
Ure là sản phẩm thoái hóa chính của các protein trong cơ thể và được lọc qua cầu thận để đào thải qua nước tiểu. Xét nghiệm ure máu được dùng để đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý về thận cũng như đánh giá mức cung cấp protein của chế độ ăn.
Giá trị bình thường: 2,5 – 7,5 mmol/l
2.2. Creatinin huyết thanh
Là sản phẩm đào thải của quá trình thoái hóa creatinin phosphat ở cơ và được lọc hoàn toàn qua các cầu thận, không được các ống thận tái hấp thu. Do đó giá trị của creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận và chỉ số creatinin huyết thanh được sử dụng để đánh giá chức năng thận.
Giá trị bình thường đối với nam là từ 62 – 120 mmol/l và nữ là từ 53 – 100 mmol/l.
2.3. AST (SGOT), ALT (SGPT)
Các chỉ số AST, ALT, được dùng để đánh giá các bệnh về gan như viêm gan cấp, mạn, tổn thương nhu mô gan (viêm gan siêu vi trùng, viêm gan do uống rượu…).
Giá trị bình thường của cả ba chỉ số này là khoảng <37 U/L với nữ và <40 U/L với nam.
2.4. Bilirubin
Chỉ số bilirubin được dùng để chẩn đoán và theo dõi các trường hợp vàng da do: tan huyết, viêm gan, tắc mật.
Có 3 trị số bilirubin gồm: Bilirubin toàn phần; Bilirubin trực tiếp; Bilirubin gián tiếp.
Chỉ số Bilirubin toàn phần bình thường <17 umol/L.
2.5. Albumin
Đây là protein được tổng hợp ở gan và chiếm khoảng 60% tổng protein toàn phần trong huyết thanh. Chức năng của Albumin là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, ion kim loại, bilirubin, acid béo tự do, hormon, thuốc… và cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở mô.
Albumin là một chỉ số dùng trong đánh giá chức năng gan.
Giá trị Albumin bình thường là khoảng 35 – 48 g/L.
2.6. Chỉ số xét nghiệm đường huyết
Gồm xét nghiệm Glucose máu và xét nghiệm HbA1C. Hai xét nghiệm này nhằm chẩn đoán bệnh đái tháo đường, theo dõi điều trị bệnh nhân bị đái tháo đường; theo dõi người bệnh hạ đường huyết.
Bình thường nồng độ glucose máu vào khoảng 3,9- 6,4 mmol/, nồng độ HbA1C vào khoảng 4 – 5,9%.
2.7. Chỉ số xét nghiệm mỡ máu
Cholesterol toàn phần
Xét nghiệm Cholesterol toàn phần được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, đánh giá nguy cơ hình thành mảng xơ vữa động mạch, đánh giá chức năng gan, người bệnh tăng huyết áp, người béo phì, hoặc khám sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi…
Nồng độ Cholesterol toàn phần bình thường vào khoảng 3,9 – 5,2 mmol/L.
HDL-C (HDL-Cholesterol) – HDL
Đây là xét nghiệm lipid máu giúp đánh giá các rối loạn lipid máu. HDL-C có vai trò vận chuyển cholesterol lắng đọng ở thành mạch máu quay trở về gan, giúp ngăn ngừa quá trình tạo mảng xơ vữa, nhờ đó nó còn được gọi là cholesterol tốt.
Nồng độ HDL-C bình thường là từ 0,9 mmol/L trở lên.
LDL-C (LDL-Cholesterol)
Xét nghiệm LDL-C nhằm đánh giá tình trạng rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành,…LDL-C vận chuyển cholesterol tới mạch máu và là tác nhân chính gây nên các mảng xơ vữa động mạch khi nồng độ LDL-C tăng lên trong máu.
Nồng độ LDL-C bình thường là từ 3,4 mmol/l trở xuống .
Triglycerid
Chỉ số này được chỉ định trong các trường hợp rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, người béo phì, lười vận động…
Giá trị Triglycerid bình thường vào khoảng 0,46 – 1,88 mmol/l.
2.8. Xét nghiệm Acid Uric
Đây là xét nghiệm giúp chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi nồng độ acid uric máu (bệnh gout), bệnh thận,…
Bình thường nồng độ acid uric trong máu ở nam giới là 180 – 420 mmol/l, đối với nữ là 150 – 360 mmol/l.
2.9. Xét nghiệm calxi
Là một ion kim loại có nhiều nhất trong cơ thể, song chỉ có 0,5% tổng lượng ion này được trao đổi. Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể. Ca++ khuếch tán được, nồng độ trong máu tăng khi nhiễm toan và giảm khi nhiễm kiềm.
Calxi toàn phần 2,15- 2,6 mmol/L.
Calci ion hoá 1,13 – 1,3 mmol/ L.
Danh mục- Bệnh da dị ứng, miễn dịch
- Bệnh da do ký sinh trùng và côn trùng
- Bệnh da do viruts
- Bệnh da nhiễm khuẩn
- Bệnh da tự miễn
- Bệnh đỏ da có vảy
- Bệnh lây truyền QDTD
- Bệnh Phong
- Bệnh rối loạn sắc tố ở da
- Bệnh tự miễn
- Bệnh về da
- Bệnh về da khác
- Bệnh về da thường gặp
- Các Bệnh tuyến bã
- Câu chuyện khách hàng
- Chăm sóc da
- Dinh dưỡng và da
- Giáo dục sức khỏe
- Hoạt động bệnh viện
- Hoạt động công đoàn
- Khối Phòng Ban
- Làm đẹp
- Quản lý Chất lượng
- Thông tin đấu thầu
- Tin bệnh viện
- Tin hoạt động
- Tin tức
- Tin Video
- Tư vấn da liễu
- U ở da
Bài viết nổi bật
TRẺ HOÁ LÀN DA CHỈ VỚI 1 LẦN HIFU NÂNG CƠ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
Bài viết mớiLÀN DA MỚI – ĐÓN NĂM MỚI
4 Tháng Một, 2025HỒI SINH TUỔI THANH XUÂN CÙNG CÔNG NGHỆ HIFU TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
2 Tháng Một, 2025TRẺ HOÁ LÀN DA CHỈ VỚI 1 LẦN HIFU NÂNG CƠ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
26 Tháng mười hai, 2024PHỤC HỒI DA CHUYÊN SÂU – CẤP ẨM TỐI ĐA CHO MÙA ĐÔNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
24 Tháng mười hai, 2024XÓA NÁM TỰ TIN ĐÓN NĂM MỚI TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
22 Tháng mười hai, 2024ĐẸP NGAY SAU 30 PHÚT – KHUÔN MẶT HOÀN HẢO VỚI DỊCH VỤ TIÊM FILLER TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
20 Tháng mười hai, 2024PHỤC HỒI DA CHUYÊN SÂU – CẤP ẨM TỐI ĐA CHO MÙA ĐÔNG TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
18 Tháng mười hai, 2024TRẺ HOÁ LÀN DA CHỈ VỚI 1 LẦN HIFU NÂNG CƠ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU HÀ NỘI
16 Tháng mười hai, 2024Có thể bạn quan tâm
NHỮNG NGƯỜI NÀO NÊN SỬ DỤNG MÁY RỬA MẶT?
U MỀM LÂY CÁCH NHẬN BIẾT VÀ ĐIỀU TRỊ
CẢNH BÁO KHẨN: NHẬN BIẾT VÀ CHẨN ĐOÁN BỆNH ĐẬU MÙA KHỈ ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
MASSAGE TRONG CHĂM SÓC DA
- Trang chủ
- Dịch vụ
- Điều trị da
- Chăm sóc da
- Làm đẹp
- Tin tức
- Tin bệnh viện
- Tin hoạt động
- Giáo dục sức khỏe
- Tin Video
- Câu chuyện khách hàng
- Bệnh về da
- Quản lý Chất lượng
- Đào tạo
- Kế hoạch đào tạo năm 2024
- Thông tin đào tạo
- Liên kết đào tạo
- Nghiên cứu khoa học
- Hội nghị, tập huấn
- Tin đào tạo
- Về bệnh viện
- Giới thiệu
- Cơ cấu tổ chức
- Ban giám đốc
- Đội ngũ bác sĩ
- Khoa lâm sàng
- Phòng chức năng, cận lâm sàng
- Văn bản
- Văn bản bệnh viện
- Văn bản BHXH
- Văn bản bộ y tế
- Văn bản đào tạo
- Văn bản sở y tế
- Tuyển dụng
- Thông tin đấu thầu
Từ khóa » Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hoá
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Là Gì Và được Chỉ định Khi Nào? | Medlatec
-
Ý Nghĩa Của Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu | Vinmec
-
Hỏi đáp: Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Nói Lên điều Gì?
-
️ Ý Nghĩa Của 26 Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Hay Gặp
-
Các Chỉ Số Cơ Bản Khi Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Và Ý Nghĩa Các Chỉ Số Xét Nghiệm - Diag
-
Lý Giải Các Chỉ Số Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu Quan Trọng | TCI Hospital
-
Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu: ý Nghĩa Và Cách Thực Hiện - Docosan
-
Các Chỉ Số Xét Nghiệm Máu Quan Trọng Trong Xét Nghiệm Sinh Hóa Máu
-
Ý Nghĩa Của Các Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu - Phòng Tiêm Chủng
-
Ý NGHĨA CÁC CHỈ SỐ XÉT NGHIỆM SINH HÓA MÁU - VIỆT PHAN
-
Xét Nghiệm Công Thức Và Sinh Hóa Máu
-
Quy Trình Lấy Mẫu Xét Nghiệm Sinh Hoá Máu - ISOFHCARE
-
Thẻ Xét Nghiệm Sinh Hóa Khô FUJI DRI-CHEM | Fujifilm [Việt Nam]