Ly Hôn Vắng Mặt 2022, Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Vắng Mặt

Ly hôn vắng mặt, thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt thế nào? Ly hôn vắng mặt và thủ tục liên quan đến ly hôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm hiện nay, bởi lẽ xã hội ngày càng phát triển thì tình trạng ly hôn giữa các cặp vợ chồng ngày càng gia tăng. Việc ly hôn không chỉ ảnh hưởng đến bản thân vợ, chồng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề phát triển của con. Do vậy, trước khi ly hôn các cặp vợ chồng nên suy nghĩ và cân nhắc cụ thể. Qua bài viết này Luật Minh Gia tư vấn quy định về ly hôn vắng mặt như sau:

Mục lục bài viết

  • 1. Tư vấn quy định về giải quyết ly hôn vắng mặt
  • 2. Thủ tục ly hôn vắng mặt khi tòa mời người chồng cố tình không đến?
    1. 2.1 Thứ nhất: Về sự có mặt của đương sự khi giải quyết ly hôn
    2. 2.2 Thứ hai về việc xét xử vắng mặt
  • 3. Không đăng ký kết đưa con ra nước ngoài có cần sự đồng ý của cha?

1. Tư vấn quy định về giải quyết ly hôn vắng mặt

Mặc dù hiện nay vấn đề ly hôn không còn quá xa lạ nhưng không phải ai cũng xác định được các vấn đề pháp lý liên quan đến ly hôn. Tuy nhiên việc giải quyết ly hôn vắng mặt cần tuân thủ đúng quy định pháp luật, nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự tham gia vụ án, vụ việc.

Do vậy, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu hoặc có nhu cầu giải đáp các quy định của pháp luật liên quan đến ly hôn nói riêng và các vấn đề liên quan đến ly hôn vắng mặt nói riêng bạn hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia để được đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn pháp luật giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn cụ thể về các vấn đề như:

- Tư vấn quy định về trình tự thủ tục giải quyết ly hôn vắng mặt;

- Các vấn đề liên quan đến quyền ly hôn của vợ, chồng;

- Thủ tục đơn phương ly hôn;

- Thủ tục thuận tình ly hôn;

- Tư vấn và cung cấp các mẫu đơn xin ly hôn;

- Các vấn đề tranh chấp của vợ chồng phát sinh khi ly hôn như tranh chấp về phân chia tài sản, tranh chấp về quyền nuôi con…;

- Các vấn đề pháp lý sau khi ly hôn;

- Và tất cả các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân, gia đình.

>> Tư vấn giải quyết ly hôn vắng mặt

Hoặc bạn có thể tham khảo nội dung chúng tôi đã tư vấn dưới đây để có thêm kiến thức về vấn đề này.

2. Thủ tục ly hôn vắng mặt khi tòa mời người chồng cố tình không đến?

Câu hỏi:

Chào luật sư, cho tôi hỏi về thủ tục ly hôn vắng mặt do có giấy triệu tập của tòa nhưng người chồng cố tình không tới tòa giải quyết, cụ thể: Tôi đã làm hồ sơ đơn phương xin ly hôn với chồng tôi. Khi tòa án mời anh nói không muốn ly hôn và cố tình không đến tòa theo giấy mời. Vậy tôi có thể được giải quyết ly hôn không? Và trường hợp này thủ tục ly hôn vắng mặt người chồng tôi như thế nào? Thời gian có lâu không? Tôi xin cảm ơn luật sư.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về sự có mặt của đương sự khi giải quyết ly hôn

Theo quy định tại Điều 227 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

“1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật:

b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

Thứ hai về việc xét xử vắng mặt

Tại điều 228 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa:

“Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:

1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt;

2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa;

3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.”

Căn cứ vào quy định trên, trường hợp chồng bạn vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất thì tòa sẽ hoãn phiên xét xử. Nếu tòa triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì tòa sẽ tuyên bố xét xử vắng mặt.

Điều 233 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa:

“1. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 56, khoản 2 Điều 62, khoản 2 Điều 84, Điều 227, khoản 2 Điều 229, khoản 2 Điều 230, khoản 2 Điều 231 và Điều 241 của Bộ luật này. Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá 01 tháng, đối với phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn là không quá 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.”

Thời hạn hoãn phiên tòa là không quá một tháng nên sau khi đã có quyết định tạm hoãn phiên tòa thì trong vòng 1 tháng sau Tòa phải triệu tập lần thứ hai để đưa vụ án ra xét xử.

Nếu bạn cần yêu cầu dịch vụ ly hôn, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất

-----

3. Không đăng ký kết đưa con ra nước ngoài có cần sự đồng ý của cha?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, chúng tôi sống chung không đăng ký kết hôn và có 1 đưa con khi khai sinh tôi cho bé mang họ cha và cho cha đưa bé đứng tên khai sinh con ngoài giá thú. Khi bé được 3 tháng tôi và ba đứa bé chia tay,anh định cư nước ngoài theo diện kết hôn.đứa bé ở với tôi đến nay được 5 tuổi.

Luật sư cho tôi hỏi.nếu như giờ tôi kết hôn với người nước ngoài và họ bão lãnh mẹ con tôi luôn thì tôi có cần sự đồng ý của ba đưa bé để bé được theo tôi hay không. Mong luật sư tư vấn giúp.Cám ơn ls rất nhiều !

Trả lời:

Chào bạn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:

>> Đưa con đi định cư ở nước ngoài sau khi ly hôn

Theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Như vậy, sau ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền nuôi dưỡng, cho nên nếu như hiện tại mẹ muốn đưa con ra nước ngoài vẫn cần có sự đồng ý của ba vì ba bé vẫn được công nhận và ghi nhận trên giấy khai sinh.

Từ khóa » Giấy Mời Giải Quyết Ly Hôn