Ly Hợp Ghép - Kỹ Thuật Chế Tạo
Có thể bạn quan tâm
Ly hợp ghép được sử dụng, khi kết nối hai trục có thể được tạm thời bị gián đoạn. Tùy thuộc vào việc truyền mômen xoắn ta phân biệt giữa ly hợp ghép trục cứng và ma sát, chúng có thể được vận hành bằng cơ, thủy lực, khí nén hoặc bằng điện từ.
Ly hợp trục cứng
Trong ly hợp này mômen xoắn được truyền bằng cách khóa chặt các phần tử ghép nối khớp với nhau (vấu, răng, bulông, v.v) (Hình 4). ở trạng thái đóng, không cần lực đóng bên ngoài để duy trì sự truyền lực. Sự kết nối giữa các phần chuyển động của bộ ly hợp và trục được làm qua kết nối lò xo trượt hoặc trục định hình (trục có prôfin). Ly hợp bánh răng được sử dụng trong chế tạo hộp số.
Ly hợp trục cứng chỉ đóng mở khi máy ngừng hoặc tốc độ giữa hai trục chênh lệch thấp.
- Ly hợp ma sát (Khớp ly hợp kết nối bằng lực ma sát)
Đối với ly hợp ma sát các mômen xoắn truyền qua ma sát. Ngay cả khi ly hợp hoạt động các bề mặt ma sát cũng được ép với nhau bởi một lực đóng bên ngoài. Các ly hợp cũng có thể được đóng mở theo tải và ở tốc độ cao, vì trục dẫn động được đưa vào từ từ khi các ly hợp vào khớp. Với mỗi lẩn đóng mở ly hợp ma sát thì nhiệt và mài mòn sinh ra, nên phải chuẩn bị đẩy đủ cho việc tản nhiệt. Tùy thuộc vào số lượng và hình dạng của bễ mặt ma sát, ta phân biệt ly hợp đĩa đơn, ly hợp nhiểu đĩa và ly hợp côn.
Ly hợp ma sát đĩa đơn. Trong ly hợp ma sát đĩa đơn, qua lực lò xo (Lò xo nén hoặc màng) một tấm nén được ép vào một đĩa di động dọc trục (Hình 1). Các đĩa ly hợp đó ép ngược lại đối với bánh đà trên trục cam. Nhờ những miếng lót ma sát trên cả hai mặt của đĩa ly hợp, mômen xoắn được truyền từ bánh đà qua đĩa tới trục kéo. Muốn tách ly hợp, các đĩa ép được đẩy ra khỏi đĩa ly hợp với sựgiúpđỡcủa cơ cấu ngắt (vòng bi chà cắt ly hợp) và chạc nhả (càng ngắt) chống lại lực căng ban đầu của lò xo. Ly hợp đĩa ma sát đơn này chủ yếu được sử dụng trong xe hơi.
Ly hợp ma sát nhiều đĩa. Ly hợp ma sát nhiều đĩa, cũng được gọi là ly hợp tấm, gồm một bộ đĩa, các tấm luân phiên nối với bên ngoài vỏ ly hợp và bên trong với trục theo dạng cùng chiều vòng quay, nhưng di chuyển được dọc trục. Khi đóng mở các ly hợp, các tấm ép với nhau. Điều khiển đóng mở có thể bằng cơ năng, thủy lực hay là khí nén hoặc điện từ (Hình 2).
Ly hợp ma sát khi dừng lại hay đang chạy đều đóng mở được. Quá trình đóng mở có thể bằng cơ khí, thủy lực, khí nén hoặc điện từ.
Từ khóa » Cơ Cấu Ly Hợp Vấu
-
[Mô Phỏng Cơ Cấu Cơ Khí] Ly Hợp Vấu
-
Ly Hợp Vấu- Jaw Clutch - YouTube
-
Ly Hợp Là Gì ? Cấu Tạo Bộ Ly Hợp, Các Loại Loại Ly Hợp
-
Cấu Tạo Và Minh Họa Chi Tiết Ly Hợp Xe ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Bộ Ly Hợp ô Tô - Nguyên Lý Hoạt động Và Những điều Cần Biết
-
Chi Tiết Cấu Tạo Ly Hợp Trên ô Tô - OTO-HUI
-
Tìm Hiểu, Phân Loại Ly Hợp ô Tô - OTO-HUI
-
Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo, CÁCH BẢO DƯỠNG Ly Hợp Xe Nâng
-
Tìm Hiểu Tổng Quát Về Ly Hợp Ma Sát Cơ Khí - XecoV
-
Khái Niệm Và Nguyên Lý Hoạt động Của Ly Hợp Là Gì? - Tuấn Anh Auto
-
Cấu Tạo Và Hđ Ly Hợp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ly Hợp ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết
-
Bộ Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Ly Hợp ô Tô Xe Máy