Tìm Hiểu, Phân Loại Ly Hợp ô Tô - OTO-HUI
Có thể bạn quan tâm
(News.oto-hui.com) – Ly hợp ô tô là một trong những thành phần quan trọng. Bộ ly hợp này nằm giữa động cơ và hộp số, việc điều khiển ly hợp thông qua một bàn đạp gọi là bàn đạp ly hợp để kết nối hoặc ngắt công suất, momen xoắn từ động cơ, đồng thời chuyển số được dễ dàng.
Công dụng của ly hợp ô tô
Trong hệ thống truyền lực, ly hợp có công dụng:
- Nối động cơ với hệ thống truyền lực khi ôtô di chuyển;
- Ngắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong trường hợp ô tô khởi hành hoặc chuyển số;
- Đảm bảo là cơ cấu an toàn cho các chi tiết của hệ thống truyền lực khi gặp quá tải như trong trường hợp phanh đột ngột mà không nhả ly hợp.
Phân loại ly hợp ô tô
1. Theo phương pháp truyền mômen
Theo phương pháp truyền mômen từ trục khuỷu của động cơ đến hệ thống truyền lực người ta chia ly hợp thành các loại sau:
- Ly hợp ma sát: Mômen truyền động nhờ các bề mặt ma sát.
- Ly hợp thuỷ lực: Mômen truyền động nhờ năng lượng của chất lỏng.
- Ly hợp điện từ: Mômen truyền động nhờ tác dụng của từ trường nam châm điện.
- Ly hợp liên hợp: Mômen truyền động bằng cách kết hợp hai trong các loại kể trên.
2. Theo trạng thái làm việc của ly hợp
Theo trạng thái làm việc của ly hợp người ta chia ly hợp ra thành 2 loại sau:
- Ly hợp thường đóng.
- Ly hợp thường mở.
3. Theo phương pháp phát sinh lực ép trên đĩa épTheo phương pháp phát sinh lực ép trên đĩa ép người ta chia ra các loại ly hợp sau:
- Loại lò xo (lò xo đặt xung quanh, lò xo trung tâm, lò xo đĩa);
- Loại nửa ly tâm: Lực ép sinh ra ngoài lực ép của lò xo còn có lực ly tâm của trọng khối phụ ép thêm vào;
- Loại ly tâm: Ly hợp ly tâm sử dụng lực ly tâm để tạo lực ép đóng và mở ly hợp.
4. Theo phương pháp dẫn động ly hợpTheo phương pháp dẫn động ly hợp người ta chia ly hợp ra thành các loại sau:
- Ly hợp dẫn động cơ khí;
- Ly hợp dẫn động thuỷ lực;
- Ly hợp dẫn động có cường hoá:+ Ly hợp dẫn động cơ khí cường hoá khí nén;+ Ly hợp dẫn động thuỷ lực cường hoá khí nén.
Yêu cầu của ly hợp
- Ly hợp phải có khả năng truyền hết mômen của động cơ mà không bị trượt ở bất kỳ điều kiện sử dụng nào;
- Khi đóng ly hợp phải êm dịu để giảm tải trọng va đập sinh ra trong các răng của hộp số khi khởi hành ô tô và khi sang số lúc ô tô đang chuyển động;
- Khi mở ly hợp phải dứt khoát và nhanh chóng, tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian ngắn;
- Mômen quán tính phần bị động của ly hợp phải nhỏ để giảm lực va đập lên bánh răng khi khởi hành và sang số;
- Điều khiển dễ dàng, lực tác dụng lên bàn đạp nhỏ;
- Các bề mặt ma sát phải thoát nhiệt tốt;
- Kết cấu ly hợp phải đơn giản, dễ điều chỉnh chăm sóc
Qua bài viết này, chúng ta đã hiểu được vai trò cũng như cách phân loại ly hợp ô tô.
Bài viết liên quan:
- Tìm hiểu về bộ ly hợp điện tử E-Clutch dành cho xe hơi số sàn (MT)
- Chi tiết cấu tạo ly hợp trên ô tô
- Hộp số ly hợp kép liệu có phù hợp với đường xá giao thông tại Việt Nam?
Từ khóa » Cơ Cấu Ly Hợp Vấu
-
[Mô Phỏng Cơ Cấu Cơ Khí] Ly Hợp Vấu
-
Ly Hợp Vấu- Jaw Clutch - YouTube
-
Ly Hợp Là Gì ? Cấu Tạo Bộ Ly Hợp, Các Loại Loại Ly Hợp
-
Cấu Tạo Và Minh Họa Chi Tiết Ly Hợp Xe ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Bộ Ly Hợp ô Tô - Nguyên Lý Hoạt động Và Những điều Cần Biết
-
Chi Tiết Cấu Tạo Ly Hợp Trên ô Tô - OTO-HUI
-
Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo, CÁCH BẢO DƯỠNG Ly Hợp Xe Nâng
-
Ly Hợp Ghép - Kỹ Thuật Chế Tạo
-
Tìm Hiểu Tổng Quát Về Ly Hợp Ma Sát Cơ Khí - XecoV
-
Khái Niệm Và Nguyên Lý Hoạt động Của Ly Hợp Là Gì? - Tuấn Anh Auto
-
Cấu Tạo Và Hđ Ly Hợp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Ly Hợp ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết
-
Bộ Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Ly Hợp ô Tô Xe Máy