Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo, CÁCH BẢO DƯỠNG Ly Hợp Xe Nâng
Có thể bạn quan tâm
Nhiều người đã nghe nói nhiều đến ly hợp cũng như vai trò quan trọng đối với ô tô, xe nâng, xe kéo. Thế nhưng thực sự ly hợp là gì? Ly hợp xe nâng là gì? Có các loại ly hợp nào? Công dụng của ly hợp ra sao? Cách bảo dưỡng, lưu ý khi sử dụng sao cho đúng? Hãy tham khảo ngay thông tin được giải đáp ly hợp là gì trong bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Ly hợp là gì? Thông tin cơ bản về ly hợp
Nhiều người đang tìm hiểu về ly hợp và có nghe qua về vai trò đặc biệt quan trọng của chúng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ly hợp là gì? Dưới đây là thông tin hữu ích.
1.1 Ly hợp là gì?
Ly hợp còn được đa số người dùng tiếng Việt gọi là côn, nồi hay nồi ambraya; tiếng Anh gọi là clutch. Đây là một trong những bộ phận chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của ôtô, máy kéo, xe nâng,…
Ly hợp là bộ phận nối trục khuỷu của động cơ (cốt máy) với hệ thống truyền lực nhằm truyền moment một cách êm dịu và cắt truyền động đến hệ thống truyền lực được nhanh, dứt khoát trong những trường hợp cần thiết. Đây chính là cách hiểu đơn giản nhất, giải đáp ly hợp là gì.
Ly hợp và bánh đà của động cơ được cấu tạo thành một khối có dạng giống hình khối trụ hoặc khối nón nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai bộ phận này. Có thể hiểu đơn giản, li hợp là được dùng để truyền chuyển động quay hoặc mômen xoắn từ trục này sang trục khác khi có yêu cầu. Đây là bộ phận quan trọng giúp ô tô, máy kéo có thể vận hành trơn tru, hiệu quả. Tuỳ thuộc vào từng loại ly hợp mà cấu tạo sẽ có sự khác biệt.
1.2 Cấu tạo của ly hợp
Nhìn chung khi tìm hiểu ly hợp là gì thì khách hàng cũng nên quan tâm đến cấu tạo của chúng. Theo đó, mỗi loại ly hợp sẽ có những đặc điểm cấu tạo riêng, cụ thể:
- Với ly hợp ô tô bao gồm: Vỏ li hợp, nắp li hợp, mâm ép bộ ly hợp, bi tì, bánh đà, nạng nhả, xi lanh cắt, xi lanh chính, bàn đạp ly hợp.
- Với ly hợp xe máy bao gồm: Bộ lу hợp хe máу có cấu tạo gồm 2 phần chính là tiếp động & tải, nó là trung gian điều khiển lực truуền động từ máу ѕang bánh хe theo cơ cấu lực ma ѕát. Theo đó, lực nàу được tạo ra nhờ búa ba càng bắt ᴠào chuông nồi trước ở lу hợp tiếp động hoặc từ lá thép ép lá phíp ở lý hợp tải.
- Với ly hợp xe nâng: Bao gồm 2 phần chính đó là tiếp động và tải vận hành thông qua cơ cấu của lực ma sát.
1.3 Phân loại ly hợp
Bên cạnh ly hợp là gì thì nhiều người còn chưa biết có những loại nào? Tuỳ theo từng cách mà có thể phân thành nhiều loại ly hợp khác nhau. Trong đó, có 3 cách điển hình như sau:
- Theo cách truyền momen xoắn, bao gồm: li hợp ma sát, li hợp thuỷ lực, li hợp nam châm điện, li hợp liên hiệp.
- Theo số lượng li hợp, bao gồm: ly hợp đơn, ly hợp kép.
- Theo thiết bị có: ly hợp xe máy, ly hợp ô tô, ly hợp xe nâng,…
2. Ly hợp xe nâng là gì?
Bên cạnh băn khoăn ly hợp là gì thì nhiều người còn thắc mắc bộ phận trên ở xe nâng có đặc điểm gì. Theo đó, ly hợp xe nâng là bộ phận quan trọng đối với xe nâng. Theo đó, ly hợp xe nâng hàng được hiểu là một cơ cấu được sử dụng trong một thiết bị để nối và tách hai trục quay với nhau. Cụ thể, trong ly hợp thì một trong hai trục thường được một động cơ hay puly dẫn động còn trục kia lại dẫn động thiết bị khác.
Ly hợp xe nâng dùng để nối hai trục lại với nhau để chúng có thể gắn lại với nhau quay cùng một tốc độ hoặc có thể tách riêng ra để quay với các tốc độ khác nhau. Có thể giải đáp ly hợp là gì? Đó là bộ phận vô cùng quan trọng của xe nâng.
Đây là bộ phận trung gian thường nằm giữa động cơ và hộp số của động cơ xe nâng. Bộ phận ly hợp trên xe nâng có tác dụng tách dứt khoát động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực khi cần sang số hoặc lúc khởi động. Đồng thời, nối êm dịu trục khuỷu động cơ với trục hộp số khi xe bắt đầu chuyển động.
Ly hợp hoạt động theo nguyên lý như sau: Khi động cơ làm việc, bánh đà quay, đĩa ma sát bị đẩy áp chặt lên bánh đà thông qua đĩa ép. Lúc này, nhờ lực ma sát, các chi tiết trên tạo thành một khối cùng quay theo bánh đà. Nhìn chung ly hợp là gì và ly hợp xe nâng cũng có những điểm chung nhất định.
3. Phân loại và cấu tạo của ly hợp xe nâng
3.1 Các loại ly hợp
Ngoài băn khoăn ly hợp là gì thì phân loại của chúng cũng là câu hỏi của nhiều người. Ly hợp xe nâng nói riêng hay các dòng xe khác nói chung có nhiều loại khác nhau. Theo đó, tuỳ thuộc vào từng cách phân loại sẽ có những ly hợp khác nhau, cụ thể:
- Dựa vào cách điều khiển: Có 2 loại là điều khiển do lái xe và loại tự động.
- Theo cách truyền mômen xoắn từ cốt máy đến trục của hệ thống truyền lực: Có ly hợp ma sát, ly hợp thuỷ lực, ly hợp nam châm điện và ly hợp liên hợp,….Trong đó, ly hợp ma sát là loại được sử dụng nhiều nhất cho xe nâng song song song với ly hợp thủy lực. Chúng có tác dụng giảm tải trọng chống va đập lên hệ thống truyền lực. Khi tìm hiểu về ly hợp là gì thì nhiều người sẽ tìm đến một số loại ly hợp phổ biến này.
Đây là 2 cách phân loại cơ bản ly hợp xe nâng. Tuỳ thuộc vào loại xe nhất định, nguyên lý hoạt động,… mà việc sử dụng các loại ly hợp cũng khác nhau. Đây là vấn đề mà khách hàng khi mua xe nâng cần lưu ý tìm hiểu.
3.2 Cấu tạo ly hợp
Ngoài tìm hiểu ly hợp là gì thì quý khách đã biết cấu tạo của chúng như thế nào hay chưa? Đối với xe nâng thì ly hợp là bộ phận vô cùng quan trọng, đóng vai trò lớn trong quá trình vận hành cắt, nối truyền động từ máy sang bánh xe. Về cấu tạo, ly hợp của xe nâng bao gồm 2 phần chính là tiếp động và tải vận hành thông qua cơ cấu của lực ma sát.
Bên cạnh đó:
- Ly hợp truyền lực từ tay biên/trục khửu, tay sên sang nồi trước gọi là ly hợp tiếp đất.
- Ly hợp tải hay chính là nồi trước quay truyền lực sang nồi sau.
Nguyên lý hoạt động của ly hợp theo cơ cấu của lực ma sát sinh ra do búa ba càng bắt vào chuông nồi trước ở ly hợp tiếp động hay từ lá thép ép lá phíp ở lý hợp tải.
4. Công dụng của ly hợp xe nâng
Ly hợp là gì? Với cấu tạo như trên thì ly hợp có chức năng gì đối với xe nâng? Đây là thắc mắc của nhiều người. Theo đó, bộ phận này đóng vai trò là nối các trục lại với nhau để nó có thể hoạt động với cùng tốc độ hoặc tách riêng biệt và quay với tốc độ khác nhau.
Điều này tương tự như ly hợp của xe ô tô. Theo đó, với một chiếc xe hơi cũng sẽ cần một ly hợp nguyên nhân là do khi nổ máy thì trục của động cơ sẽ luôn quay không ngừng.
- Ly hợp của xe nâng giúp truyền công suất động cơ đến hộp số xe nâng để xe có thể vận hành.
- Như vậy, công dụng của ly hợp có chức năng kết nối trục ra của động cơ cùng với trục vào hộp số thông qua việc ăn khớp trong cấu tạo của chúng. Nguyên lý hoạt động này liên quan đến ma sát.
- Trong trường hợp nhấn đạp côn, lúc này piston thuỷ lực hoặc cần liên hợp sẽ gây ra tác động tới cần bẩy lực khá lớn.
- Bên cạnh đó, ly hợp còn đóng vai trò là vật ma sát ngay tại bề mặt mòn đi. Chúng tương tự như má phanh, sẽ bị bào mòn sau một thời gian hoạt động. Nếu như ly hợp bị trượt và mức độ nặng nhất thì chúng sẽ không thể thực hiện được chức năng truyền bất cứ momen xoắn nào.
5. Lưu ý khi sử dụng ly hợp của xe nâng
Bên cạnh băn khoăn ly hợp là gì? cách sử dụng ly hợp xe nâng?… thì người dùng cần nắm rõ một số lưu ý sau:
5.1 Bố nồi bị mòn
Trường hợp khi bố nồi ba càng, các lá bố nồi, lá sắt sẽ bị mòn bị mòn sau 1 thời gian sử dụng, các lò xo yếu đi không còn đủ sức ép. Lúc này, các bộ phận của ly hợp sẽ trượt lên nhau, giảm hoặc mất khả năng truyền công suất, phát sinh ra nhiệt lớn làm nóng máy, gây tiếng kêu, hao xăng. Người dùng cần lưu ý, quan sát kỹ để bảo dưỡng kịp thời.
5.2 Nóng máy
Ly hợp là gì? Khi sử dụng cần lưu ý gì? Đó chính là hiện tượng nóng máy. Có thể nhận biết dễ dàng thông qua dấu hiệu khi lá côn mòn là nhiệt độ máy rất cao. Nếu bị quá tải, phần năng lượng thất thoát do bị trượt sẽ biến thành nhiệt làm nóng dầu bôi trơn và các chi tiết. Lúc này, chỉ sau một khoảng thời gian vận hành, phần ma sát sẽ làm dầu bôi trơn bị “đốt cháy” nhanh chóng, độ nhớt sẽ giảm nhanh, côn càng bị trượt nhiều.
Chính vì vậy, nếu muốn ly hợp vận hành bền bỉ, an toàn thì người sử dụng cần nắm rõ một số vấn đề sau đây:
- Chú ý khi sử dụng và bảo dưỡng ly hợp.
- Định kỳ thay dầu máy có độ nhớt phù hợp theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
- Bảo trì, bảo dưỡng xe định kỳ, tốt nhất nên theo đúng thời gian mà nhà sản xuất khuyến cáo.
- Không nên dùng xe nâng quá tải trong khoảng thời gian dài
- Sử dụng số phù hợp với tải, tốc độ và điều kiện địa hình.
- Cần kiểm tra kỹ trước khi vận hành. Để nắm rõ ly hợp là gì và lưu ý sử dụng chúng thì người dùng cần kiểm tra kỹ trước khi vận hành xe.
- Khi phát hiện bất cứ lỗi hay hỏng hóc nào cần kiểm tra vào sửa kịp thời, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của xe nâng cũng như an toàn của hàng hoá và người sử dụng.
6. Bảo dưỡng ly hợp xe nâng
Một số thông tin tổng hợp liên quan đến bảo dưỡng ly hợp mà người sử dụng cần lưu ý như sau:
6.1 Vì sao phải bảo dưỡng ly hợp xe nâng?
Bên cạnh những thông tin về bộ ly hợp là gì? lưu ý khi sử dụng thì khách hàng cần bảo dưỡng ly hợp xe nâng thường xuyên bởi đây là điều vô cùng cần thiết. Sau quá trình vận hành, ly hợp sẽ bị mòn theo thời gian và cần thay thế khi tới hạn.
Thông thường, phần lớn thời gian vận hành, ly hợp không được phép trượt mà phải đảm bảo truyền toàn bộ mô-men xoắn từ động cơ đến các bánh dẫn động. Tuy nhiên, trong các trường hợp như đề pa hoặc sang số, chi tiết này có thể trượt tương đối so với bánh đà trong một thời gian ngắn và bị mòn dần theo thời gian. Chính vì vậy, việc bảo dưỡng ly hợp định kỳ giúp đảm bảo xe vận hành bền bỉ, ổn định và an toàn cho người sử dụng. Với công dụng của ly hợp thì người dùng cần lưu ý bảo dưỡng chúng định kỳ.
6.2 Thời gian bảo dưỡng định kỳ ly hợp xe nâng là bao lâu?
Theo cách định nghĩa ly hợp là gì cũng như cấu tạo ly hợp được đề cập ở phía trên thì việc bảo dưỡng ly hợp cho xe nâng nên tiến hành định kỳ như thế nào? Mỗi lần cách nhau bao lâu? Đây là câu hỏi chung của nhiều người. Theo đó, ly hợp kết nối động cơ và hộp số để truyền lực đến bánh dẫn động, hoặc cắt đường truyền lực khi cần thiết. Vì vậy, theo khuyến cáo thì thời gian bảo dưỡng xe định kỳ 6 tháng/1 lần.
Tuy nhiên, ly hợp cũng có nhiều loại. Trong đó, loại ứng dụng trên xe nâng là ly hợp ma sát và ly hợp thủy lực. Tốc độ mòn của li hợp bên cạnh thời gian thì còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau:
- Thứ nhất, cách vận hành của người lái: Ví dụ điển hình nếu điều khiển xe nâng lâu năm có kinh nghiệm thì sẽ nhanh ý phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. Điều này giúp hạn chế thời gian ly hợp bị trợt mòn. Với người không có kinh nghiệm điều khiển, còn lúng túng khi đạp chân ga, sẽ khiến ly hợp bị trượt nhiều hơn bình thường và làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
- Thứ hai, trọng tải của hàng hoá: Trong trường hợp tải trọng tối đa của xe nâng là 5 tấn nhưng việc vận chuyển quá tải trọng cho phép thường xuyên cũng nhanh chóng làm bào mòn ly hợp. Khi tìm hiểu ly hợp là gì thì khách hàng cũng nên nắm rõ vấn đề liên quan này.
- Thứ ba, môi trường di chuyển: Việc vận chuyển hàng hóa trong khu vực đông đúc, chật chội, thường xuyên phải ngắt, dừng sẽ có tuổi thọ ly hợp thấp hơn những chiếc xe nâng di chuyển trong môi trường thoáng. Có thể hình dung cùng một cách lái, cùng dòng xe, nhưng một chiếc thường xuyên di chuyển nâng hạ hàng hóa trên đường bằng sẽ ít hại ly hợp hơn so với một chiếc chủ yếu nâng hạ hàng hóa trên đường gập ghềnh.
Tuổi thọ của ly hợp cũng như quá trình bảo dưỡng trong thời gian như thế nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Do vậy, khi sử dụng người điều khiển cần theo dõi cũng như kiểm tra các chi tiết bộ phận phát hiện kịp thời sai sót, hỏng hóc, các vấn đề phát sinh để không ảnh hưởng đến ly hợp nói riêng và xe nâng nói chung.
Ly hợp là gì? Bảo dưỡng ly hợp như thế nào? Trong trường hợp nào cần lưu ý thay mới ly hợp mới? Khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây thì khách hàng nên thay mới ly hợp.
- Xe vận hành kém, ì ạch, trượt do mòn
- Xe khó nổ máy khởi động
- Xe vận hành xong lại bị cắt nhả ngừng hoạt động….
Thời gian bảo dưỡng định kỳ không chỉ đảm bảo không ảnh hưởng đến tuổi thọ mà còn giúp công dụng của ly hợp được phát huy tốt nhất.
6.3 Hướng dẫn cách bảo dưỡng ly hợp xe nâng chuẩn nhất
Khi tìm hiểu ly hợp là gì, người dùng cũng nên nắm rõ nguyên lý hoạt động cũng như cách bảo dưỡng chúng. Theo đó, các loại ly hợp thì quá trình bảo dưỡng sẽ có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, quy trình chung vẫn dựa vào cấu tạo của ly hợp, điển hình theo các bước dưới đây:
- Thứ nhất, kiểm tra bạc đạn dẫn hướng, ổ trục:
Khi bảo dưỡng, cần kiểm tra và xem xét bạc đạn hoặc ổ trượt. Người dùng cần sử dụng một dụng cụ đo hay thước kẹp để đo lượng mòn trong ổ trượt, nếu sử dụng bạc đạn đũa. Đồng thời, kiểm tra bằng cách quay trục bạc đạn bằng tay và cảm nhận độ mòn hoặc độ rơ. Đây cũng là một trong những bộ phận cần kiểm tra và bảo dưỡng, đảm bảo hoạt động của ly hợp được trơn tru. Khi tìm hiểu về ly hợp là gì và bảo dưỡng ly hợp xe nâng thì khách hàng cũng cần lưu ý vấn đề này.
- Thứ hai, bảo dưỡng ly hợp xe nâng cần kiểm tra bánh đà:
Khi giải mã ly hợp là gì chắc chắn người dùng sẽ dễ phân biệt với bánh đà. Theo đó, bánh đà đóng vai trò quan trọng để tích lũy năng lượng cho động cơ và dùng để truyền động khởi động cho động cơ. Đồng thời, ly hợp sử dụng bề mặt bánh đà để truyền công suất từ động cơ đến các bánh xe thông qua các bộ truyền động. Nếu bánh đà hấp thụ quá nhiều nhiệt độ sẽ làm cho bề mặt bị biến cứng, sinh ra những vết nứt hay có những chỗ bị cong làm cản trở hoạt động của ly hợp, những vết nứt sinh ra trên bánh đà có thể là nguyên nhân làm cho đĩa ly hợp bị mòn nhanh chóng. Vì vậy, cần lưu ý kiểm tra thật kỹ và bảo dưỡng bánh đà.
- Thứ 3, kiểm tra đĩa ma sát:
Đĩa ma sát có thể bị bào mòn bởi nhiều nguyên nhân, đây cũng là nguyên nhân khiến ly hợp bị trượt. Chính vì vậy, kiểm tra ma sát là vô cùng quan trọng. Theo đó, để kiểm tra đĩa ma sát ta kiểm tra bề mặt đĩa có dính dầu hay không, cần phải lau chùi sạch các vết dầu trước khi lắp ráp hay thay tấm mới, một lượng mỡ quá dư ở bạc đạn đỡ hay bạc đạn chà sẽ làm dính lên mặt đĩa ma sát.
Sau đó, sử dụng thước kẹp để kiểm tra độ mòn của đĩa ma sát, dùng thước kẹp để đo độ mòn không đều của đĩa ma sát. Khi tìm hiểu ly hợp là gì thì người dùng cũng nắm được mức độ quan trọng của đĩa ma sát. Vì thế, bảo dưỡng chúng định kỳ là điều cần thiết.
- Thứ tư, kiểm tra đĩa ép và đĩa ép trung gian:
Đĩa ép trung gian hư hỏng cũng là nguyên nhân làm ly hợp bị trượt. Lò xo bên trong đĩa ly hợp bị cong hoặc bị giãn hư, cần đẩy có thể bị cong hoặc bị trượt ra ngoài sự điều chỉnh, bề mặt đĩa ép bị xước. Vì vậy, khi bảo dưỡng ly hợp, cần kiểm tra một cách kỹ lưỡng và cẩn thận từng phần, tìm ra những bộ phận nào bị hư hỏng và sát định chính xác tình trạng của đĩa ép.
- Thứ năm, kiểm tra lò xo:
Trước khi ráp vào ly hợp cần kiểm tra lò xo có bị nứt gãy, độ đàn hồi có đảm bảo không, có bị bào mòn hay hư hỏng không. Đây cũng là yếu tố quan trọng khi bảo dưỡng ly hợp mà người dùng xe nâng nên lưu ý. Nếu quan tâm ly hợp là gì thì việc bảo dưỡng chúng đúng cách cũng rất quan trọng.
- Thứ sáu, kiểm tra đòn mở ly hợp:
Khi bảo dưỡng ly hợp cần chú, đòn mở ly hợp không cho phép có các vết nứt, hay các cạnh hình viên phân, lò xo lá không được nứt hoặc bị gãy. Đồng thời, độ mòn các đầu đòn mở phải đều nhau, nếu không đều cần phải sửa chữa lại. Các đòn mở khi bị cong hay bị xoắn cần phải thay mới hoặc sửa chữa. Điều này cũng vô cùng quan trọng đối với việc đảm bảo hoạt động của ly hợp xe nâng.
Phía trên là những thông tin giải đáp ly hợp là gì? Bộ ly hợp là gì? Công dụng của ly hợp, cấu tạo ly hợp, các loại ly hợp xe nâng và những thông tin cần biết. Với chức năng quan trọng đối với xe nâng, ly hợp cần được lưu ý và bảo dưỡng định kỳ. Trường hợp cần thiết phải thay thế ly hợp mới để đảm bảo hoạt động của xe nâng.
Trường hợp quý khách mua xe nâng HangCha tại Công ty cổ phần xe nâng Thiên Sơn thì sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn chi tiết và chế độ bảo hành hậu mãi, thường xuyên kiểm tra các vấn đề phát sinh cho khách hàng. Đồng thời, công ty sẽ tư vấn chi tiết về các phụ tùng cần thiết, trong đó sẽ giải thích cụ thể ly hợp là gì nếu khách hàng có nhu cầu.
Quý khách có nhu cầu mua xe nâng hàng hoặc khách hàng của Công ty Thiên Sơn cần bảo dưỡng ly hợp vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết! Thiên Sơn là tổng đại lý phân phối xe nâng chính hãng HangCha với sản phẩm đa dạng, cung cấp phụ tùng xe nâng chính hãng với chất lượng cao, giá tốt nhất. Trong nhiều năm qua, công ty luôn khẳng định vị thế của mình với doanh số bán hàng cao, chiếm thị phần TOP đầu tại Việt Nam.
Hy vọng với thông tin được cung cấp đã giúp khách hàng hiểu rõ hơn ly hợp là gì cũng như vai trò đặc biệt của chúng. Nếu cần tư vấn thêm, quý khách vui lòng liên hệ hotline của công ty để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm:
- Cách sạc bình ắc quy xe nâng chuẩn, an toàn nhất!
- Xe nâng dầu HangCha – sản phẩm bán chạy TOP 1 hiện nay
- TOP sản phẩm xe nâng điện HangCha uy tín, giá rẻ
4.8/5 - (20 bình chọn) Tin cùng chuyên mục TOP CÁC NHÀ MÁY GẠCH lớn nhất Việt Nam Kỹ Thuật là gì? 4 ngành kỹ thuật chính và thông tin từ A-Z CÁC LOẠI BU LÔNG phổ biến nhất trên thị trường [TOP 15] Cách sạc bình ắc quy nước an toàn, HƯỚNG DẪN CHI TIẾT! 5 CÁCH NHẬN BIẾT BÌNH ẮC QUY HỎNG VÀ CÁCH XỬ LÝ Xe đề không nổ: Nguyên nhân và cách khắc phục chuẩn nhất! Phân loại nông sản: 6 LOẠI CƠ BẢN NHẤT DEM là gì? DET là gì? Cách phân biệt Dem, Det và StorageLiên hệ ngay hotline 0869 285 225 để được tư vấn chi tiết!
Từ khóa » Cơ Cấu Ly Hợp Ma Sát
-
Tìm Hiểu Tổng Quát Về Ly Hợp Ma Sát Cơ Khí - XecoV
-
Tìm Hiểu Về Bộ Ly Hợp Ma Sát | OTO-HUI
-
Cấu Tạo Và Minh Họa Chi Tiết Ly Hợp Xe ô Tô | DPRO Việt Nam
-
Bộ Ly Hợp ô Tô - Nguyên Lý Hoạt động Và Những điều Cần Biết
-
Tìm Hiểu Tổng Quát Về Ly Hợp Ma Sát Cơ Khí - EnterKnow
-
Ly Hợp Là Gì ? Cấu Tạo Bộ Ly Hợp, Các Loại Loại Ly Hợp
-
CẤU TẠO BỘ LY HỢP MA SÁT, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG - 123doc
-
Chương 1. Nhiệm Vụ, Yêu Cầu, Cấu Tạo Và Hoạt động Của Ly Hợp Ma ...
-
Khái Niệm Và Nguyên Lý Hoạt động Của Ly Hợp Là Gì? - Tuấn Anh Auto
-
[Mô Phỏng Cơ Cấu Cơ Khí] Ly Hợp Ma Sát 3
-
Ly Hợp Hai đĩa Ma Sát - TaiLieu.VN
-
Bộ Ly Hợp Là Gì? Cấu Tạo Và Nguyên Lý Của Ly Hợp ô Tô Xe Máy
-
Ly Hợp ô Tô Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt động Chi Tiết