Lý Luận Chung Về Tiền Lương Thu Nhập - .vn
Có thể bạn quan tâm
Từ khi sức lao động trở thành hàng hoá, xuất hiện thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lao động) thì khái niệm tiền lương xuất hiện. Tiền lương là một phạm trù kinh tế - xã hội, thể hiện kết quả của sự trao đổi trên thị trường lao động.
Để có thể tiền hành sản xuất, cần có sự kết hợp của hai yếu tố cơ bản là lao động và vốn. Vốn thuộc quyền sở hữu của một bộ phận dân cư trong xã hội, còn một bộ phận dân cư khác, do không có vốn, chỉ có sức lao động họ phải đi làm thuê cho những người có vốn, đổi lại họ được nhận một khoản tiền, gọi là tiền lương( hay tiền công). Như vậy khái niệm "tiền lương" xuất hiện khi có sự sử dụng sức lao động của một bộ phận dân cư trong xã hội một cách có tổ chức và đều đặn bởi một bộ phận dân cư khác. Tiền lương, tiền công được hiểu là giá cả sức lao động, nó là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Xét trong mối quan hệ lao động thì tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng sức lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Vậy giá cả sức lao động do cái gì quyết định, do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết hay do cung cầu trên thị trường quyết định? Chúng ta phải hiểu là cơ sở của giá cả sức lao động là do lượng hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định (còn gọi là giá trị sức lao động), còn sự biến động trên thị trường của giá cả sức lao động xoay quanh giá trị sức lao động là do quan hệ cung cầu quyết định.
Ta có thể đi đến một khái niệm đầy đủ về tiền lương,tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, là giá cả yếu tố sức lao động mà người sử dụng sức lao động phải trả cho người cung ứng sức lao động, tuân theo nguyên tắc cung cầu, giá cả của thị trường và pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Để có một khái niệm mang tính pháp lý về tiền lương, Điều 55 Bộ luật Lao động có ghi: "Tiền lương của người lao động do hai bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định".
Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như ở nước ta hiện nay, phạm trù tiền lương được thể hiện cụ thể trong từng thành phần và khu vực kinh tế.
Trong thành phần kinh tế Nhà nước và khu vực hành chính sự nghiệp, tiền lương là số tiền mà các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức của Nhà nước trả cho người lao động theo cơ chế và chính sách của Nhà nước và được thể hiện trong hệ thống thang, bảng lương do Nhà nước quy định.
Trong các thành phần và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tiền lương chịu sự tác động và chi phối rất lớn của thị trường và thị trường lao động. Tiền lương trong khu vực này dù vẫn nằm trong khuôn khổ pháp luật và theo những chính sách của Chính phủ, nhưng được quyết định theo sự thoả thuận trực tiếp giữa chủ và thợ, những "mặc cả" cụ thể giữa một bên là làm thuê và một bên đi thuê thông qua hợp đồng lao động.
Cùng với phạm trù tiền lương, chúng ta còn có các phạm trù khác như: tiền công, thu nhập, chúng cùng mang bản chất với tiền lương tức là đều biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Nhưng giữa tiền lương và tiền công có sự phân biệt nhất định. Trước đây hai khái niệm này khác nhau về cả nội dung và đối tượng chi trả. Khái niệm tiền lương được sử dụng trong khu vực quốc doanh, nó là phần trả trực tiếp cho người lao động, ngoài tiền lương được trả bằng tiền người lao động còn nhận được phần phân phối gián tiếp bằng hiện vật thông qua tem, phiếu và một số chính sách phúc lợi như chính sách nhà ở, bảo hiểm xã hôi, khám chữa bệnh... Tiền công được dùng cho các đối tượng còn lại ngoài Kinh tế quốc doanh, nó bao gồm cả phần trả trực tiếp và gián tiếp cho người lao động. Nói khác đi tiền công chính là tiền lương đã được tiền tệ hóa.
Hiện nay tiền lương và tiền công dường như không còn sự tách biệt, đều là giá cả sức lao động nhưng vẫn còn thói quen quan niệm tiền lương gắn với khu vực kinh tế quốc doanh và tiền công gắn với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
Nhưng dù tiền lương hay tiền công cũng đều phải đảm bảo các yêu cầu sau :
+ Tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất sức lao động mở rộng
+ Thúc đẩy tăng năng suất lao động
+ Phù hợp với cung cầu lao động
Trong khái niệm tiền lương cần phân biệt giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số tiền người lao động trực tiếp nhận được từ phía người sử dụng lao động trả cho công việc họ làm, còn tiền lương thực tế được hiểu là lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết mà người lao động hưởng lương mua được bằng lượng tiền lương danh nghĩa của họ.
Như vậy tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả hàng hoá, dịch vụ cần thiết. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế được thể hiện thông qua công thức :
Trong đó :
Itltt : là chỉ số tiền lương thực tế
Itldn : là chỉ số tiền lương danh nghĩa
Igc : là chỉ số giá cả
Thu nhập có cùng bản chất với tiền lương nhưng được hiểu với nghĩa rộng hơn, thu nhập của một người lao động là tất cả những khoản thu mà người lao động đó nhận được từ việc cung ứng sức lao động của mình, bao gồm cả tiền lương (hay tiền công), tiền thưởng, tiền ăn ca...
Từ khóa » Khái Niệm Về Tiền Lương Và Thu Nhập
-
Thu Nhập Là Gì ? Tiền Lương Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Thu Nhập ...
-
Thu Nhập Là Gì? Lương Và Thu Nhập Khác Nhau ở Những điểm Nào?
-
Lương Và Thu Nhập Khác Nhau Như Thế Nào?
-
[PDF] Vai Trò Của Lương Và Thu Nhập Như Là động Lực Thúc
-
Tiền Lương – Wikipedia Tiếng Việt
-
HTCTTKQG – Thu Nhập Bình Quân Một Lao động đang Làm Việc
-
Tiền Lương Và Vai Trò Của Tiền Lương Trong Việc Nâng Cao Hiệu Quả ...
-
[PDF] I. TIền Lương (ĐIều 90) 1. Tiền Lương Là Số Tiền Mà Người Sử Dụng ...
-
Tiền Lương > Tiền Lương > Tiền Lương > Khái Niệm Tiền Lương
-
Tiền Lương | Easy To Find, Practical Law
-
Tiền Lương Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quy định Về Tiền Lương Cho Người Lao động Mới Nhất - Luật LawKey
-
Quan điểm, Nhận Thức Về Tiền Lương Và Chính Sách Tiền Lương
-
Quy định Pháp Luật Về Tiền Lương Theo Bộ Luật Lao động 2012