Quy định Pháp Luật Về Tiền Lương Theo Bộ Luật Lao động 2012
Có thể bạn quan tâm
Quy định về tiền lương là một vấn đề không chỉ được người lao động quan tâm mà cả những người sử dụng lao động, đặc biệt là những người mới thành lập công ty. Dưới đây là những quy định pháp lý và những thay đổi mới trong năm 2018 để bạn nắm rõ vấn đề này.
I/ Khái niệm tiền lương01/05/2022
Điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về tranh chấp lao động – Khái niệm và nguyên tắc07/09/2021
Người lao động có được nghỉ bù nếu đi làm vào các ngày lễ không?12/08/2021
Các quy định đối với người lao động nghỉ không hưởng lương28/06/2021
Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam07/10/2020
Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao động
01/05/2022
Điểm mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về tranh chấp lao động – Khái niệm và nguyên tắc07/09/2021
Người lao động có được nghỉ bù nếu đi làm vào các ngày lễ không?12/08/2021
Các quy định đối với người lao động nghỉ không hưởng lương28/06/2021
Thủ tục xin cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam07/10/2020
Các hành vi bị cấm đối với hoạt động cho thuê lại lao độngĐược quy định tại Điều 90 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.
- Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.
- Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.
II/ Mức lương tối thiểu
Được quy định tại Điều 91 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.
Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành.
- Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế – xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
- Mức lương tối thiểu ngành được xác định thông qua thương lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố”
III/ Hình thức trả lương
Được quy định tại Điều 94 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Người sử dụng lao động có quyền lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán. Hình thức trả lương đã chọn phải được duy trì trong một thời gian nhất định; trường hợp thay đổi hình thức trả lương, thì người sử dụng lao động phải thông báo cho người lao động biết trước ít nhất 10 ngày.
- Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả qua tài khoản ngân hàng, thì người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản”.
IV/ Kỳ hạn trả lương
Được quy định tại Điều 95 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Người lao động hưởng lương giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thoả thuận, nhưng ít nhất 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2.Người lao động hưởng lương tháng được trả lương tháng một lần hoặc nửa tháng một lần.
3.Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thoả thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng”.
V/ Nguyên tắc trả lương
Được quy định tại Điều 96 Bộ luật lao động 2012 như sau:
Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.
Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.
VI/ Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
Được quy định tại Điều 97 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đanglàm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2.Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3.Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày”
VII/ Tiền lương ngừng việc
Được quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2012 như sau:
Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
“1.Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;
2.Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;
3.Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định”.
VIII/ Trả lương thông qua người cai thầu
Được quy định tại Điều 99 Bộ luật lao động 2012 như sau:
1.Nơi nào sử dụng người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự thì người sử dụng lao động là chủ chính phải có danh sách và địa chỉ của những người này kèm theo danh sách những người lao động làm việc với họ và phải bảo đảm việc họ tuân theo quy định của pháp luật về trả lương, an toàn lao động, vệ sinh lao động.
2.Trường hợp người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự không trả lương hoặc trả lương không đầy đủ và không bảo đảm các quyền lợi khác cho người lao động, thì người sử dụng lao động là chủ chính phải trách nhiệm trả lương và bảo đảm các quyền lợi đó cho người lao động.
Trong trường hợp này, người sử dụng lao động là chủ chính có quyền yêu cầu người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian tương tự đền bù hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
IX/ Quy định về tăng lương năm 2016
- Tăng lương tối thiểu vùng
Theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 01/01/2016 như sau:
– Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với Nghị định 103/2014/NĐ-CP ).
– Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng (tăng 350.000 đồng so với Nghị định 103).
– Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng (tăng 300.000 đồng so với Nghị định 103).
– Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng (tăng 250.000 đồng so với Nghị định 103).
Danh mục địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Tăng lương cơ sở
Theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11/11/2015 của Quốc hội thì sẽ tăng lương cơ sở từ ngày 01/5/2016. Cụ thể như sau:
– Tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng.
– Lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
Tăng lương khác
Thực hiện điều chỉnh tiền lương đối với người có mức lương hưu, trợ cấp mất sức lao động dưới 2.000.000 đồng/tháng và trợ cấp đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác trước năm 1995 để lương hưu của các đối tượng này đạt mức lương cơ sở.
X/ Các khoản phụ cấp lương
Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:
1.Mức lương: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2.Phụ cấp lương: ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bao gồm các khoản phụ cấp sau:
Phụ cấp chức vụ, chức danh;
Phụ cấp trách nhiệm;
Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
Phụ cấp thâm niên;
Phụ cấp khu vực;
Phụ cấp lưu động;
Phụ cấp thu hút
và các phụ cấp có tính chất tương tự.
3.Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
>> Tham khảo thêm bài viết cùng chủ đề:
° Điều kiện hưởng chế độ thai sản
° Hồ sơ hưởng chế độ thai sản
° Thời gian hưởng chế độ thai sản
>> Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ trực tuyến gọi số: 0972817699
3/5 - (1 bình chọn)Liên hệ luật sư
Tổng đài miễn phí: 0922772222
Email: lienheluatsu@gmail.com
Zalo: 0972817699
Từ khóa » Khái Niệm Về Tiền Lương Và Thu Nhập
-
Thu Nhập Là Gì ? Tiền Lương Là Gì ? Quy định Pháp Luật Về Thu Nhập ...
-
Thu Nhập Là Gì? Lương Và Thu Nhập Khác Nhau ở Những điểm Nào?
-
Lương Và Thu Nhập Khác Nhau Như Thế Nào?
-
[PDF] Vai Trò Của Lương Và Thu Nhập Như Là động Lực Thúc
-
Tiền Lương – Wikipedia Tiếng Việt
-
HTCTTKQG – Thu Nhập Bình Quân Một Lao động đang Làm Việc
-
Lý Luận Chung Về Tiền Lương Thu Nhập - .vn
-
Tiền Lương Và Vai Trò Của Tiền Lương Trong Việc Nâng Cao Hiệu Quả ...
-
[PDF] I. TIền Lương (ĐIều 90) 1. Tiền Lương Là Số Tiền Mà Người Sử Dụng ...
-
Tiền Lương > Tiền Lương > Tiền Lương > Khái Niệm Tiền Lương
-
Tiền Lương | Easy To Find, Practical Law
-
Tiền Lương Là Gì? - Hỏi đáp Pháp Luật
-
Quy định Về Tiền Lương Cho Người Lao động Mới Nhất - Luật LawKey
-
Quan điểm, Nhận Thức Về Tiền Lương Và Chính Sách Tiền Lương