Lý Thuyết âm Nhạc Cơ Bản - Ngân Và Luyến - ADAM Muzic
Có thể bạn quan tâm
Chắc hẳn các bạn đã từng nghe các bản nhạc thuộc thể loại R&B và thấy có vài nốt nhạc được các ca sĩ thể hiện “dài hơn” (ngân và luyến láy). Vậy các nhạc sĩ phải kí âm như thế nào để khi ca sĩ nhìn vào sẽ biết nốt nào ngân, nốt nào luyến. Hôm nay ADAM Muzic sẽ giới thiệu đến các bạn một số kỹ thuật ký âm để biểu diễn cách hát này.
Chúng ta cùng nghe qua ca khúc dưới đây và các bạn hãy để ý những đoạn luyến láy cũng như ngân dài nhé.
Để có thể biểu diễn những đoạn ngân dài và luyến láy như video trên trong ký âm ta sẽ dùng các ký hiệu sau:
Ties, Slur (dấu ngân và dấu luyến) và dotted notes (dấu chấm dôi)
Tie: được ký hiệu bằng hình vòng cung dùng để nối các nốt nhạc có cùng cao độ, khi gặp dấu ngân người đàn hoặc hát chỉ biểu diễn vào nốt nhạc đầu tiên rồi ngân dài cho đủ trường độ các nốt nhạc thuộc phạm vi dấu nối.
Source: http://amusingmusicmaven.com/?p=1826
Sau khi nghe bài dưới đây các bạn sẽ cảm nhận ra ngay: 😀
https://youtu.be/DNyKDI9pn0Q
Slur (dấu luyến): được ký hiệu bằng hình vòng cung, dùng để nối các nốt nhạc không cùng cao độ, khi gặp dấu luyến ta phải luyến giọng liền hơi cho đúng với cao độ và trường độ các nốt nhạc nằm dưới dấu luyến.
Source: http://www.theplayfulpiano.com/2012/01/making-music-musical-playing-beautifu/
Nghe một bài mẫu nhé (bắt đầu từ giây 50 các bạn sẽ nghe thấy đấy) 🙂
Dotted notes (dấu chấm dôi): Dấu chấm dôi là một chấm nhỏ nằm ở bên phải nốt nhạc có tác dụng kéo dài trường độ nốt nhạc, có tác dụng tăng thêm ½ giá trị trường độ của nốt nhạc mà nó đứng cùng.
Có ba loại dấu chấm dôi: dấu chấm đơn và dấu chấm đôi
Dấu chấm đơn có giá trị làm tăng thêm ½ giá trị nốt nhạc mà nó đứng cùng.
Vd: Nốt trắng + chấm đôi đơn = nốt trắng + nốt đen = 2 phách + 1 phách = 3 phách
Tương tự như dấu chấm dôi đơn, dấu chấm dôi đôi cũng có cùng công thức và nguyên tắc. Tuy nhiên dấu chấm đôi sẽ làm gía trị nốt nhạc tăng thêm 3/4. Tại sao 3/4 ? Bạn có thể hình dung nó không phải là dấu chấm đôi mà là có hai dấu chấm đơn đứng liền nhau. Dấu chấm đầu tiên chúng ta sẽ tăng 1/2 giá trị, dấu chấm thứ hai sẽ tăng 1/2 của dấu chấm đầu tiên giá trị tức là ¼. Vậy sẽ tăng 1/2 + 1/4 = 3/4 giá trị.
Dấu chấm ba sẽ có ba dấu chấm đơn đứng liên tục nhau và giá trị = 7/8 giá trị nốt. Trường hợp này rất hiếm gặp. 😀
Đến đây thì chắc hẳn các bạn cũng cảm thấy có sự “gần giống nhau” của dấu ngân và dấu chấm dôi rồi. 😀
Về cơ bản, dấu ngân và dấu chấm đôi có cùng tác dụng là kéo dài giá trị trường độ của nốt nhạc. Nhưng tại sao chúng ta phải dung dấu ngân, mà không phải dùng dấu chấm dôi? Hai loại này khác nhau thế nào? Khi nào thì sử dụng chúng. Hãy tìm hiểu qua ví dụ sau nhé.
Khi nhìn thấy dấu ngân, tuy bạn thấy có 2 nốt nhạc khác nhau, nhưng thật chất, khi chơi hoặc khi hát, chúng ta chỉ tạo ra một âm thanh duy nhất, đồng thời, âm thanh đó kéo dài đúng bằng giá trị của từng nốt nhạc được nối với nhau. Nghe hoàn toàn như dấu chấm dôi thì phải, sao không dùng dấu chấm dôi mà lại bày ra dấu ngân làm gì cho mất công. Thường người ta sẽ dùng dấu ngân thay vì dấu chấm dôi khi muốn note nhạc đó kéo dài qua ô nhịp khác. Cũng như việc phân chia trường độ hợp lý tuỳ chọn giữa chấm dôi và ngân trong một ô nhịp.
Nhưng nếu bạn muốn kéo dài nốt nhạc từ ô nhịp trước sang ô nhịp sau thì sao? Nếu sử dụng dấu châm dôi, bạn sẽ vi phạm nguyên tắc về gía trị của ô nhịp (vì bạn biết một ô nhịp bao giờ cũng chỉ có 1 số phách nhất định). Do đó người ta bắt buộc phải sử dụng dấu ngân.
Fermata (dấu chấm ngân/ dấu mắt ngỗng).
Source: http://rogerbourland.com/2011/05/28/fermata/
Dấu mắt ngỗng dấu chấm được bao quanh là một nữa đường tròn. Người ta thường viết nó phía trên khuông nhạc nhưng thi thoảng cũng viết ở phía dưới và dấu này bị quay ngược lại
Ký hiệu này đặt trên nốt nhạc hay dấu lặng nào, thì cũng tăng thêm giá trị trường độ cho nốt nhạc đó. Nhưng điểm đặc biệt là thời gian tăng thêm không có giới hạn. Bạn tuỳ ý ngẫu hứng quyết định, được trình bày tác phẩm theo cách mà bạn thấy hay nhất. Tuy nhiên thông thường thì người ta ngân gấp 3 lần trường độ của nốt nhạc gốc. Rất đơn giản phải không
Hy vọng những chia sẽ trên của ADAM Muzic sẽ giúp các bạn sử dụng các ký hiệu âm nhạc này vào trong ký âm một cách hiệu quả chúc các bạn thành công.
Reference:
– Kiến thức âm nhạc.
– Slurs and Ties Explanined.
– Music Theory
– Cùng một số tài liệu internet.
Hình ảnh: Google.
Video: Youtube.
Từ khóa » Dấu Nối Và Dấu Luyến Giống Và Khác Nhau ở điểm Nào
-
So Sánh Sự Khác Nhau Giữa Dấu Nối Và Dấu Luyến Trong Piano
-
Hãy Phân Biệt Sự Khác Nhau Của Dấu Nối Và Dấu Luyến Trong Bản ...
-
So Sánh Dấu Nối Và Dấu Luyến - Selfomy Hỏi Đáp
-
Sự Giống Nhau Giữa Dấu Luyến Và Dấu Nối Câu Hỏi 654460
-
Em Hãy Phân Biệt Sự Khác Nhau Của Dấu Luyến Và đấu Nối Trong Bản ...
-
Top 14 Dấu Nối Và Dấu Luyến Giống Và Khác Nhau ở điểm Nào
-
Dấu Nối (âm Nhạc) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dấu Luyến – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dấu Luyến Là Gì Trong âm Nhạc? - Học Piano Online
-
Dấu Luyến Và Dấu Nối Là Gì
-
Dấu Luyến Và Dấu Nối Khác Nhau Như Thế Nào - Thả Rông
-
Phân Biệt DẤU NỐI Và DẤU LUYẾN - Lớp Học âm Nhạc Tập Thể ở ...
-
Thế Nào Là Dấu Nối
-
Dấu Nối Là Gì Cho Ví Dụ - Top Lời Giải
-
Top 9 Dấu Nối -- Dấu Luyến Dùng để Làm Gì 2022
-
Dấu Luyến – Wikipedia Tiếng Việt - LIVESHAREWIKI