Lý Thuyết Bất Hoà Nhận Thức Của Festinger (1957): Vì Sao Ta Bao Biện ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu ta hỏi ai đó đi làm muộn, thường họ sẽ tìm một lý do nào đó để giải thích cho sự việc đó. Chúng ta có thể nói họ: ‘Lý do to hơn lý trấu’. Tại sao chúng ta thường có xu hướng tìm lý lẽ bao biện cho hành vi của mình?
Theo Festinger, nhà sáng lập lý thuyết bất hòa nhận thức (Cognitive dissonance theory, 1957), chúng ta luôn có xu hướng tạo ra sự hài hòa giữa các yếu tố của nhận thức như thái độ, niềm tin, và hành vi của mình. Nhưng một khi có sự xung đột giữa các yếu tố này, chẳng hạn chúng ta ‘thực tế thích cam’ nhưng nói ra là ‘không thích cam’, chúng ta sẽ cảm thấy bất an, khó chịu (discomfortable) và căng thẳng (tension). Để xử lý những bất an này, chúng ta cần phải thay đổi một trong các yếu tố trên nhằm tạo ra sự thống nhất và cân bằng. Đó chính là tìm kiếm justification.
Ví dụ, người đi muộn sẽ thay đổi niềm tin của anh ta về việc này, bằng cách đưa ra các lý do (justification) để bao biện cho hành vi của mình: ví dụ, đây chỉ là đi muộn lần đầu, không sao đâu; đi muộn do ngoại cảnh vì tắc đường; đi muộn vì mình nhà mình quá xa.
Để minh hoạ cho lý thuyết của mình, năm 1959, Festinger cùng học trò ông, Carlsmith đã xuất bản một nghiên cứu thực nghiệm như sau. Họ mời người tham gia vào một trò chơi buồn chán:
1. Người tham gia cần dùng 1 tay bỏ 12 cái thìa vào một cái khay, sau đó lại bỏ thìa ra khỏi khay, rồi lại bỏ lại trong vòng nửa tiếng. Sau đó, thay cái khay đi và đưa người tham gia một cái bảng có 48 cái chốt vuông, và yêu cầu họ xoay cái chốt đó 1/4 theo chiều kim đồng hồ, rồi lại lặp lại như thế trong vòng nửa tiếng nữa.
2. Sau đó, họ yêu cầu người tham gia giới thiệu trò chơi này cho người tham gia kế tiếp với lý do là nhân viên thực nghiệm có việc đột xuất. Nhà nghiên cứu tạo ra ba tình huống: Nhóm 1, đưa 1$ và yêu cầu họ phải nói với người tham gia tiếp theo là trò chơi rất thú vị; Nhóm 2, đưa 20$ và yêu cầu tương tự; Nhóm 3, chỉ yêu cầu giới thiệu mà không đưa gì.
3. Sau đó những nhóm này được yêu cầu tham gia một khảo sát nhỏ nhằm đánh giá về mức độ thú vị của trò chơi.
Kết quả cho thấy, nhóm 1$ là nhóm đánh giá trò chơi thú vị nhất, tiếp đó đến nhóm 20$ và cuối cùng là nhóm không có điều kiện gì.
Vậy chúng ta rút ra được điều gì từ nghiên cứu này?
Không phải lúc nào phần thưởng lớn (ví dụ, tiền) thì dẫn tới thay đổi thái độ. Vấn đề là phải tạo ra được bất hoà nhận thức của đối tượng.
Nhóm được đưa 20$ để nói dối rõ ràng không gặp vấn đề bất hoà nhận thức quá lớn bởi vì họ cho rằng họ nói dối bởi vì họ được cho 20$. 20$ trở thành động lực, lý do (justification) cho hành động của họ. Do đã có đủ justification, họ không cần phải thay đổi thái độ nội tại của mình đối với trò chơi.
Ngược lại, nhóm được đưa 1$ rõ ràng gặp vấn đề bất hoà nhận thức lớn hơn. 1$ không đủ để làm lý do cho họ thực hiện hành vi nói dối. Vậy làm thế nào để nói dối nếu không đủ động lực? Họ phải thay đổi thái độ, niềm tin của mình đối với trò chơi. Việc thay đổi này tạo ra đủ để xử lý bất hoà nhận thức.
Tài liệu tham khảo
Festinger, L., & Carlsmith, J. M. (1959). Cognitive consequences of forced compliance. The journal of abnormal and social psychology, 58(2), 203.
Festinger, L. (1957). A theory of cognitive dissonance (Vol. 2). Standford: Stanford university press.
Rate this:
Share this:
Related
Từ khóa » Thuyết Bất Hòa Nhận Thức
-
Lý Thuyết Bất Hòa Nhận Thức Và ứng Dụng Của Nó Trong Giao Tiếp
-
Thuyết Bất Hoà Nhận Thức (Cognitive Dissonance Theory) Là Gì? Ứng ...
-
Thuyết Bất Hoà Nhận Thức Là Gì? Nội Dung Và ứng Dụng Trong Quản Lý
-
Bất Hòa Nhận Thức (Cognitive Dissonance) Là Gì?
-
Bất Hòa Nhận Thức: Cách Người Bán Thay đổi Niềm Tin Người Mua ...
-
Bất Hòa Nhận Thức - Lý Thuyết Festinger, Ví Dụ, Khái Niệm
-
Lý Thuyết Bất Hòa Nhận Thức
-
Lý Thuyết Về Sự Bất Hòa Nhận Thức Của Festinger - Sainte Anastasie
-
Mâu Thuẫn “nghĩ Một đằng Làm Một Nẻo” đến Từ đâu? | Vietcetera
-
Làm Thế Nào để Giảm Thiểu Sự Bất Hòa Trong Nhận Thức? - Linda Nga
-
Sự Bất Hòa Về Nhận Thức Là Gì Và Nó ảnh Hưởng đến Chúng Ta Như ...
-
Lý Thuyết Bất Hòa Nhận Thức: Định Nghĩa Và Ví Dụ
-
Cognitive Dissonance Theory(thuyết Bất Hòa Nhận Thức) Là Gì? Ứng ...
-
Bất Hòa Nhận Thức: Cách Người Bán Thay đổi Niềm Tin ... - Blog - HP102