Lý Thuyết Cacbon (Có Bài Tập áp Dụng)

CACBON

A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ

I. CÁC DẠNG THÙ HÌNH CỦA CACBON

1. Dạng thù hình là gì?

Các dạng thù hình của một nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.

VD: nguyên tố oxi có 2 dạng thù hình là oxi O2 và ozon O3.

2. Cacbon có những dạng thù hình nào?

- Kim cương

- Than chì,

- Cacbon vô định hình.

II. TÍNH CHẤT CỦA CACBON

1. Tính chất hấp phụ

- Than gỗ có tính hấp phụ chất màu tan trong dung dịch.

- Than gỗ có khả năng hấp phụ lên bề mặt của nó các chất khí, hơi, và chất tan trong dung dịch.

- Than gỗ, than xương, ... mới điều chế có tính hấp phụ cao gọi là than hoạt tính.

2. Tính chất hóa học

 

III. ỨNG DỤNG CỦA CACBON

- Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức. Trong kĩ thuật, kim cương được dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài.

- Than chì được dùng làm điện cực; làm nồi, chén để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt; chế tạo chất bôi trơn; làm bút chì đen.

- Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim để luyện kim loại từ quặng.

- Than gỗ được dùng để chế thuốc nổ đen, thuốc pháo, chất hấp thụ. Loại than có khả năng hấp thụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hóa chất và trong y học.

- Than muội được dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày,...

B. BÀI TẬP CỦNG CỐ

Bài 1. Dạng thù hình của nguyên tố là gì ? Cho hai thí dụ. Bài 2. Viết phương trình hoá học của cacbon với các oxit sau:

a) CuO

b) PbO 

c) CO2

d) FeO.

Hãy cho biết loại phản ứng ; vai trò của C trong các phản ứng ; ứng dụng của các phản ứng đó trong sản xuất.

Bài 3. Hãy xác định công thức hoá học thích hợp của A, B, C, D trong thí nghiệm ở hình vẽ 3.10. Nêu hiện tượng thí nghiệm và viết phương trình hoá học.

 

Bài 4. Tại sao sử dụng than để đun nấu, nung gạch ngói, nung vôi lại gây ô nhiễm môi trường. Hãy nêu biện pháp chống ô nhiễm môi trường và giải thích.

Bài 5. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than có chứa 90% cacbon. Biết 1 mol cacbon cháy tỏa ra 394 kJ.

Câu 6.

Trong luyện kim, người ta sử  dụng cacbon và hoá chất nào để điều chế kim loại ?

A. Một số oxit kim loại như PbO, ZnO, CuO, ...

B. Một số bazơ như NaOH, Ca(OH)2, Cu(OH)2, ...

C. Một số axit như  HNO3; H2SO4; H3PO4, ....

D. Một số muối như NaCl, CaCl2, CuCl2, ...

Câu 7.

Để chứng minh sự có mặt của khí CO và CO2 trong hỗn hợp, người ta dẫn hỗn hợp khí qua (1), sau đó

dẫn khí còn lại qua (2) thấy có kết tủa màu đỏ xuất hiện. Hoá chất đem sử dụng ở (1), (2) lần lượt là:

A. Nước vôi trong; đồng (II) oxit nung nóng.           

B. Kali hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

C. Natri hiđroxit, đồng (II) oxit nung nóng.

Bài 8.

Khi mở các chai nước giải khát có ga thấy xuất hiện hiện tượng sủi bọt vì:

A. Áp suất của khí CO2 trong chai lớn hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

B. Áp suất của khí CO2 trong chai nhỏ hơn áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

C. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí quyển, độ tan giảm đi, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

D. Áp suất của khí CO2 trong chai bằng áp suất của khí quyển, khi mở nút chai dưới áp suất của khí

quyển, độ tan tăng lên, khí CO2 trong dung dịch thoát ra.

Câu 9. Cacbon gồm những dạng thù hình nào?

A. Kim cương, than chì, than gỗ.                  

B. Kim cương, than chì, cacbon vô định hình .

C. Kim cương, than gỗ, than cốc.                  

D. Kim cương, than xương, than cốc.

ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN

 

 

Từ khóa » Công Thức Hóa Học Của Than Cốc