Lý Thuyết Công Nghệ 11: Bài 29. Hệ Thống đánh Lửa - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Bài 29: Hệ thống đánh lửa
Tóm tắt lý thuyết
I. Nhiệm vụ và phân loại
1. Nhiệm vụ
- Tạo ra tia lửa điện cao áp ở 2 cực của bugi để đốt cháy hoà khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.
- Để quá trình cháy trong động cơ diễn ra đúng lúc, ở kì nén khi pittông gần đến điểm chết trên (đánh lửa sớm ) để đốt cháy hết nhiên liệu, động cơ đạt công suất cao nhất.
2. Phân loại
- Dựa vào cấu tạo bộ chia điện, người ta phân loại hệ thống đánh lửa như sau:
- Hệ thống đánh lửa thường (có tiếp điểm):
- Hệ thống đánh lửa điện tử (không tiếp điểm):
II. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm
1, Cấu tạo
1. Ma-nhê-tô (Máy phát điện):
2. Biến áp đánh lửa: Tăng điện áp thấp của máy phát thành điện áp cao phóng tia lửa điện trên bugi 3.
3. Bugi
4. Khóa điện
WN - Cuộn nguồn : Là cuộn dây stato của ma-nhê-tô.
WĐK - Cuộn điều khiển: Đặt ở vị trí sao cho khi CT đầy điện thì cuộn WĐK cũng có điện áp dương cực đại.
Đ1 , Đ2 – Điôt thường: Để nắn dòng điện xoay chiều
ĐĐK – Điôt điều khiển: Mở khi phân cực thuận và có điện áp (+) đặt vào cực điều khiển
CT - Tụ điện: nạp và phóng điện
W1 -Cuộn sơ cấp: Tiết diện dây to ít vòng tuơng ứng với dòng điện và dây điện áp của ma-nhê-to (điện áp thấp)
W2 - Cuộn thứ cấp: Nhỏ nhiều vòng tương ứng với dòng điện và điện áp thứ cấp (điện áp cao)
2. Nguyên lý làm việc
* Khi khoá K mở, Rôto quay:
- Hiện tượng
+ Nhờ Đ1 trong nửa chu kì dương của sức điện động của cuộn WN được tích vào tụ CT, lúc đó điôde ĐĐK khoá.
+ Khi tụ CT đầy điện thì cũng có nửa chu kì dương của sức điện động trên cuộn WĐK qua điốt Đ2 đặt vào cực điều khiển (ĐĐK) → ĐĐK mở → xuất hiện tia lửa điện ở bugi.
- Dòng điện đi theo trình tự: Cực +(CT) → ĐĐK → Mat → W1 → Cực (-) CT.
- Do có dòng điện thứ cấp phóng qua cuộn W1 trong thời gian cực ngắn (tạo ra xung điện) làm từ thông trong lõi thép của bộ tăng điện biến thiện → W2 xuất hiện sức điện động rất lớn → tạo ra tia lửa điện bugi.
* Khi khoá K đóng:
- Dòng điện từ WN về Mát, bugi không có tia lửa điện, động cơ ngừng hoạt động
3. Một số hư hỏng thường gặp
* Bugi không đánh lửa :
- Bugi hỏng (hư hỏng , ẩm ướt , cực mòn nhiều , khe hở quá lớn hoặc nhiều muội bám )
- Tiếp điện của mối nối không tốt (dây cao áp - bugi , cuộn lửa - cụm CDI , công tắc máy - cuộn CDI , cuộn thứ cấp - bugi ) .
* Máy nổ được nhưng chạy yếu:
- Thời điểm đánh lửa sai .
- Có sai hỏng trong bugi , biến áp đánh lửa , cụm CDI.
- Điện áp cuộn lửa , cuộn điều khiển quá yếu.
- Nam châm yếu hoặc công tắc máy hư hỏng .
Tổng kết
Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Nhiệm vụ và phân loại của hệ thống đánh lửa.
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm.
Từ khóa » Bugi Phát Ra Tia Lửa điện Khi Nào
-
Hệ Thống đánh Lửa điện Tử: Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động
-
Công Nghệ 11 Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa
-
Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa
-
Bugi Phát Tia Lửa Điện Khi Nào Trắc Nghiệm, Bài 29
-
Hệ Thống đánh Lửa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa - Hoc24
-
Giải Bài Tập Công Nghệ 11 - Bài 29: Hệ Thống đánh Lửa
-
Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Bugi đánh Lửa động Cơ đốt Trong
-
Tìm Hiểu Nguyên Nhân Bugi đánh Lửa Yếu | DPRO Việt Nam
-
Hệ Thống đánh Lửa Có ở Loại động Cơ Nào? Nhiệm Vụ Và Nguyên Lý
-
Hệ Thống đánh Lửa: Nhiệm Vụ, Cấu Tạo, Phân Loại Và Sự Cố Thường Gặp
-
Trắc Nghiệm Công Nghệ 11 Bài 29 Có đáp án - Đại Học Đông Đô
-
Bugi Phát Tia Lửa điện Khi Nào Trắc Nghiệm
-
Nguyên Nhân Bugi Máy Phát điện Không đánh Lửa