Lý Thuyết đếm (Phần 4) - Học Hóa Online

⇒ Đề thi và đáp án:

1B 2D 3C 4C 5B 6A 7B 8A 9A 10B
11C 12A 13D 14D 15D 16A 17B 18C 19B 20B
21D 22C 23D 24D 25C 26B 27A 28D 29A 30C
31D 32B 33C 34A 35D 36C 37C 38C 39B 40A
41C 42D 43C 44B 45D 46D 47C 48A 49D 50A
51C 52C 53C 54A 55B 56C 57B 58D 59B 60C

(Xem giải) Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2. (b) Cho Fe(NO3)2 tác dụng với dung dịch HCl. (c) Cho FeCO3 tác dụng với dung địch H2SO4 loãng. (d) Cho Fe3O4 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A. 2.       B. 3.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Đốt dây Mg trong không khí. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeSO4. (c) Cho dung dịch H2SO4 loãng vào đung dịch Fe(NO3)2. (d) Cho Br2 vào dung dịch hỗn hợp NaCrO2 và NaOH. (e) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2. (g) Đun sôi dung dịch Ca(HCO3)2. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa-khử là

A. 3.       B. 5.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 3. Cho các phát biểu sau: (a) Trong một phân tử triolein có 3 liên kết π. (b) Hiđro hóa hoàn toàn chất béo lỏng (xúc tác Ni, t°), thu được chất béo rắn. (c) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (d) Poli(metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ. (e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước. (g) Thủy phân saccarozơ chỉ thu được glucozơ. Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 5.

(Xem giải) Câu 4. Cho các phát biểu sau: (a) Cr và Cr(OH)3 đều có tính lưỡng tính và tính khử. (b) C2O3 và CrO3 đều là chất rắn, màu lục, không tan trong nuớc. (c) H2CrO4 và H2Cr2O7 đều chi tồn tại trong dung dịch. (d) CrO3 và K2Cr2O7 đều có tính oxi hóa mạnh. Số phát biểu đúng là

A. 3.       B. 4.       C. 2.       D. 1.

(Xem giải) Câu 5. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Điện phân dung dịch AgNO3 (điện cực trơ). (c) Nung nóng hồn hợp bột Al và FeO (không có không khí). (d) Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4 dư. (e) Điện phân Al2O3 nóng chày. Số thí nghiệm tạo thành kim loại là

A. 5.       B. 3.       C. 2.       D. 4.

(Xem giải) Câu 6: Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: (a) Cho bột Al vào dung dịch NaOH. (b) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. (c) Cho CaO vào nước. (d) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. (e) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là

A. 4       B. 2       C. 3       D. 5

(Xem giải) Câu 7: Cho ba hiđrocacbon mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ < 62) có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, đều phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư. Trong các phát biểu sau: (a) 1 mol X phản ứng tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°). (b) Chất Z có đồng phân hình học. (c) Chất Y có tên gọi là but-1-in. (d) Ba chất X, Y và Z đều có mạch cacbon không phân nhánh. Số phát biểu đúng là:

A. 3.       B. 2.       C. 4.       D. 1.

(Xem giải) Câu 8: Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nguyên tố nitơ. (b) Thành phần chính của supephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh. (d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm. Số phát biểu đúng là:

A. 3.       B. 4.       C. 1.       D. 2.

(Xem giải) Câu 9: Cho các nhóm tác nhân hoá học sau: (a) Ion kim loại nặng như Hg2+, Pb2+. (b) Các anion NO3-, PO43-, SO42- ở nồng độ cao. (c) Thuốc bảo vệ thực vật. (d) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh). Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là

A. (a),(b),(c).         B. (b),(c),(d).

C. (a),(c),(d).         D. (a),(b),(d).

(Xem giải) Câu 10: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4. (c) Cho hỗn hợp KHSO4 và KHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Cho hỗn hợp Fe(NO3)2 và AgNO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. Số thí nghiệm thu được hai muối là:

A. 5       B. 3       C. 2       D. 4

(Xem giải) Câu 11. Cho các phát biểu sau : (1) Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit (2) Anilin có tính bazo và làm xanh quì tím (3) Anilin có phản ứng với nước Brom dư tạo p-Bromanilin (4) Tất cả các amin đơn chức đều chứa 1 số lẻ nguyên tử H trong phân tử (5) Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc (6) Nhờ tính bazo, anilin tác dụng với dung dịch brom (7) Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất (8) Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch dimetylamin thấy xuất hiện màu xanh Số phát biểu sai là :

A. 4          B. 3          C. 5          D. 2

(Xem giải) Câu 12. Có các phát biểu sau (1) Trong công nghiệp, glixerol được dùng để sản xuất chất béo. (2) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. (3) Để khử mùi tanh của cá người ta thường dùng dung dịch dấm ăn. (4) Chất béo lỏng là các triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử. (5) Cả xenlulozơ và amilozơ đều được dùng để sản xuất tơ sợi dệt vải. (6) Dung dịch các amino axit đều làm đổi màu quỳ tím. (7) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo ra hợp chất có màu tím hoặc đỏ tím. Số phát biểu đúng là

A. 3.          B. 5.          C. 6.          D. 4.

(Xem giải) Câu 13. Cho các phát biểu sau: (a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ. (b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo rắn ta thu được chất béo lỏng. (c) Xà phòng là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa glixerol và các muối natri của axit béo. (d) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. (e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. (g) Metylamin là chất khí, mùi khai, dễ tan trong nước. (h) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Ala-Gly-Ala-Gly có thể thu được tối đa 2 đipeptit. Số phát biểu đúng là

A. 3.          B. 6.          C. 5.          D. 4.

(Xem giải) Câu 14. Cho các phát biẻu sau (1) Glucozơ chỉ thể hiện tính khử trong các phản ứng hóa học. (2) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α–glucozơ ở C1, gốc β–fructozơ ở C4 (C1–O–C4) (3) Tinh bột có 2 loại liên kết α–[1,4]–glicozit và α–[1,6]–glicozit (4) Nhỏ vài giọt dung dịch iot vào dung dịch hồ tinh bột, sau đó đun nóng thấy dung dịch có màu xanh tím (5) Ở nhiệt độ thường: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, amilozơ đều là chất rắn kết tinh dễ tan trong nước và dung dịch của chúng đều hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam (6) Xenlulozo là nguyên liệu được sử dụng để điều chế thuốc nổ không khói, tơ axetat, tơ visco Số câu phát biểu không đúng là :

A. 5          B. 2          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 15. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: (a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. (b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit (c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. (d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. (e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol. Số phát biểu đúng là:

Bạn đã xem chưa: Tổng hợp Lý thuyết hóa vô cơ (Phần 2)

A. 6          B. 3          C. 5          D. 4

(Xem giải) Câu 16. Cho các nhận định sau: (1) Trong phân tử glucozơ và fructozơ đều chứa nhóm hiđroxyl (-OH). (2) Glucozơ và fructozơ đều cho được phản ứng tráng gương. (3) Ở điều kiện thường, Cu(OH)2 có thể phân biệt được glucozơ và glyxerol. (4) Glucozơ oxi hóa được Br2 trong dung dịch, thu được axit gluconic và axit bromhiđric. (5) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu dạng β vòng 5 cạnh hoặc 6 cạnh. (6) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. Số nhận định đúng là.

A. 4          B. 3          C. 2          D. 5

(Xem giải) Câu 17. Cho các phát biểu sau: (1) Oxi hóa glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng thu được axit gluconic. (2) Ở nhiệt độ thường, anilin là chất lỏng, ít tan hoặc không tan trong nước. (3) Glyxerol hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam. (4) Thủy phân 1 mol chất béo luôn cần 3 mol NaOH trong dung dịch. (5) Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau. (6) Các aminoaxit đều có tính lưỡng tính. Số phát biểu đúng là.

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5.

(Xem giải) Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit. (b) Dung dịch lysin làm xanh quỳ tím. (c) Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa trắng. (d) Peptit Gly–Ala có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. (e) Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các α-aminoaxit. (f) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit. Số phát biểu đúng là:

A. 5          B. 4          C. 3          D. 2

(Xem giải) Câu 19. Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH, thu được natri axetat và anđehit fomic. (b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng. (c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí. (d) Tinh bột thuộc loại đisaccarit. (e) Khi thủy phân anbumin của lòng trắng trứng, thu được α-amino axit. (f) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2. Số phát biểu đúng là

A. 4          B. 2          C. 5          D. 3

(Xem giải) Câu 20. Cho các phát biểu về nhóm cacbohidrat: a) Nhóm này còn được gọi là gluxit hay saccarit có công thức chung là Cn(H2O)m. b) Khử hoàn toàn glucozo thu được hexan chứng tỏ glucozo có 6 nguyên tử C trong phân tử ở dạng mạch hở. c) Fructozo chuyển thành glucozo trong môi trường kiềm. d) Ở dạng mạch hở, fructozo và glucozo là đồng phân vị trí nhóm chức. e) Trong cơ thể người, tinh bột thủy phân thành glucozo nhờ các enzym. Số phát biểu đúng là ?

A. 2.          B. 3.          C. 4.          D. 5

(Xem giải) Câu 21. Cho các phát biểu sau: (a). Thuỷ phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được muối và ancol. (b). Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam. (c). Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ. (d). Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom. (e). Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm hoặc có mặt của men thích hợp. Số phát biểu đúng là

A. 5          B. 3          C. 2          D. 4

(Xem giải) Câu 22. Cho các phát biểu sau: 1) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. 2) Phân tử khối của một amino axit (1 nhóm -NH2, 1 nhóm -COOH) luôn luôn là một số lẻ. 3) Dung dịch CH3NH2 làm quỳ tím chuyển sang màu hồng. 4) Cho Na vào dung dịch CuSO4 dư thu được kim loại sau phản ứng. 5) Tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên. Số phát biểu đúng là

A. 4          B. 5          C. 2          D. 3

(Xem giải) Câu 23. Cho các nhận định sau: (1) Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau. (2) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°). (3) Dùng dung dịch Br2 để nhận biết glucozơ và frutozơ. (4) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/ NH3, đun nóng tạo kết tủa bạc trắng. (5) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam. (6) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. (7) Glucozơ và fructozơ là cacbohiđrat đơn giản, không bị thủy phân. Số nhận định đúng là

A. 4          B. 6          C. 5          D. 7

(Xem giải) Câu 24. Cho các nhận định sau: (1) Glucozơ là chất rắn kết tinh, không màu, tan tốt trong trong nước và có vị ngọt. (2) Độ ngọt của glucozơ ngọt hơn saccarozơ. (3) Glucozơ còn được gọi là đường nho. (4) Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với dung dịch Br2. (5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu dạng vòng 6 cạnh (α và β). (6) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích, tráng gương. Số nhận định đúng là

A. 3          B. 5          C. 6          D. 4

(Xem giải) Câu 25. Cho các nhận định sau: (1) Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo. (2) Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan tốt trong đimetyl ete. (3) Xà phòng là muối natri hay kali của các axit béo. (4) Thủy phân chất béo trong môi trường axit hay kiềm đều thu được glyxerol. (5) Chất béo lỏng thành phần chủ yếu chứa các gốc axit béo không no. (6) Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa. Số nhận định đúng là

A. 5          B. 4          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 26. Cho các đặc tính sau: (1) Là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có độ ngọt hơn đường nho. (2) Hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức màu xanh lam. (3) Cho được phản ứng thủy phân. (4) Tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t°) thu được sobitol. (5) Cho được phản ứng tráng gương. (6) Chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. (7) Trong công nghiệp dược phẩm dùng để pha chế thuốc. (8) Tác dụng được với dung dịch Br2. Số đặc tính đúng của saccarozơ là

A. 4          B. 5          C. 6          D. 7

(Xem giải) Câu 27. Cho các nhận định sau: (1) Tất cả các ion kim loại chỉ bị khử. (2) Hợp chất cacbohiđrat và hợp chất amino axit đều chứa thành phần nguyên tố giống nhau. (3) Dung dịch muối mononatri của axit glutamic làm quỳ tím chuyển sang màu xanh. (4) Cho kim loại Ag vào dung dịch FeCl2 thì thu được kết tủa AgCl. (5) Tính chất vật lí chung của kim loại do các electron tự do gây ra. (6) Phản ứng thủy phân este và protein trong môi trường kiềm đều là phản ứng một chiều. Số nhận định đúng là

A. 3          B. 2          C. 4          D. 5

(Xem giải) Câu 28. Cho các dung dịch FeCl3, HCl, HNO3 loãng, AgNO3, ZnCl2 và dung dịch chứa (KNO3; H2SO4 loãng). Số dung dịch tác dụng được với kim loại Cu ở nhiệt độ thường là

A. 2          B. 5          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 29. Cho các phát biểu sau: (a) Các oxit của kim loại kiềm thổ phản ứng với CO tạo thành kim loại. (b) Các kim loại Ca, Fe, Al và Na chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (c) Các kim loại Mg, K và Fe đều khử được ion Ag+ trong dung dịch thành Ag. (d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, không thu được Fe. Số phát biểu đúng là

A. 1          B. 2          C. 3          D. 4

(Xem giải) Câu 30. Hòa tan Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, NaOH, Na2CO3, CuSO4, Cu và KNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với X là

Bạn đã xem chưa: Lý thuyết trong đề thi THPT của Bộ Giáo Dục (Phần 6)

A. 4          B. 5          C. 6          D. 7

(Xem giải) Câu 31. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tắc sản xuất gang là khử các oxit sắt bằng khí CO ở nhiệt độ cao. (b) Cu và Fe2O3 tỉ lệ mol 1 : 1 tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư. (c) Trong các kim loại, Crom là kim loại cứng nhất, còn xesi mềm nhất. (d) Al(OH)3, Cr(OH)3, CrO3 đều tan trong dung dịch NaOH loãng. (e) Thạch cao nung được sử dụng để bó bột trong y học. (g) Sr, Na, Ba đều tác dụng mạnh với H2O ở nhiệt độ thường. Số phát biểu đúng là

A. 3          B. 4          C. 5          D. 6

(Xem giải) Câu 32. Cho các phát biểu sau: (1) Đốt cháy bất kỳ một amin, luôn thu được nitơ đơn chất. (2) Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước. (3) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch alanin, xuất hiện kết tủatrắng. (4) Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein. (5) Propan-2-amin là amin bậc 2. (6) Các peptit đều cho phản ứng màu biurê. Số phát biểu đúng là

A. 5          B. 3          C. 4          D. 6

(Xem giải) Câu 33. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho a mol Mg vào dung dịch chứa a mol Fe2(SO4)3. (2) Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa 3a mol HNO3, thu khí NO là sản phẩm khử duy nhất. (3) Cho a mol Fe vào dung dịch chứa 3a mol AgNO3. (4) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa a molCa(OH)2. (5) Cho dung dịch chứa 3a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol AlCl3. Sau khi kết thúc phản ứng, số trường hợp thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 4          B. 5          C. 2          D. 3

(Xem giải) Câu 34. Cho các ứng dụng sau: (1) Crom được dùng để luyện thép. (2) Dung dịch Na2CO3 được dùng để tẩy vết dầu mở bám trên chi tiết máy. (3) Boxit (Al2O3.2H2O) là nguyên liệu điều chế nhôm kim loại. (4) Al2O3 có độ cứng cao được dùng làm vật liệu mài. (5) Phèn chua được dùng trong ngành thuộc da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải. (6) Gang trắng rất cứng và giòn được dùng để luyện thép. (7) Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ. (8) FeSO4 được dùng làm chất diệt sâu bọ, pha chế sơn, mực và dùng trong kỉ nghệ nhuộm vải. Số ứng dụng đúng là

A. 8          B. 6          C. 7          D. 5

(Xem giải) Câu 35. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl loãng dư. (2) Cho dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào mẫu nước cứng toàn phần. (3) Cho hỗn hợp gồm Ba và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào lượng nước dư. (4) Cho dung dịch chứa a mol FeCl3 vào dung dịch chứa a mol AgNO3. (5) Cho a mol bột Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, thấy thoát ra khí 0,1a mol N2. (6) Cho hỗn hợp gồm FeCl3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 1 : 1) vào lượng nước dư. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là

A. 5          B. 4          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 36. Cho các phát biểu sau: (1) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người. (2) Phân tử amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh. (3) Ở nhiệt độ thường, tripanmitin và tristearin đều ở trạng thái rắn. (4) Glucozơ và fructozơ đều có trong mật ong nên độ ngọt của chúng là như nhau. (5) Các amino axit khi nóng chảy tạo thành dung dịch nhớt, để nguội sẽ rắn lại. (6) Saccarozơ chỉ tồn tại dưới dạng mạch vòng. (7) Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác như H2O. (8) Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau. Số phát biểu đúng là

A. 7          B. 6          C. 5          D. 8

(Xem giải) Câu 37. Cho các nhận xét sau : (a) Tinh bột và xenlulozơ là hai đồng phân cấu tạo của nhau. (b) Hai đồng phân amino axit của C3H7NO2 tạo ra tối đa 3 đipeptit. (c) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. (d) Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ mỗi chất chỉ cho 1 loại monosaccarit duy nhất. (e) Nồng độ glucozơ trong máu người bình thường khoảng 5%. (f) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure. Số nhận xét đúng là

A. 4.          B. 5.          C. 3.          D. 6.

(Xem giải) Câu 38. Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH loãng vào mỗi dung dịch sau: Cr2(SO4)3, FeCl3, NH4NO3, AlCl3, FeSO4, Mg(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp thu được kết tủa là

A. 5.          B. 4.          C. 3.          D. 6.

(Xem giải) Câu 39. Cho các nhận định sau: (1) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước. (2) Ở trạng thái tinh thể, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực. (3) Lực bazơ của các amin đều mạnh hơn amoniac. (4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit và là cơ sở tạo nên protein. (5) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen. (6) Các amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao, đồng thời bị phân hủy. Số nhận định đúng là

A. 5          B. 4          C. 6          D. 3

(Xem giải) Câu 40. Cho các nhận định sau: (1) Các kim loại kiềm được dùng để chế tạo các hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp dùng trong thiết bị báo cháy. (2) Thép có hàm lượng sắt cao hơn gang. (3) KCr(SO4)2.12H2O được dùng làm chất cầm màu trong ngành nhuôm vải. (4) Trong các kim loại thì nhôm là nguyên tố phổ biến nhất trong võ trái đất. (5) Fe2O3 được dùng để pha chế sơn chống gỉ. (6) Gang trắng rất cứng và giòn, được dùng để luyện thép. Số nhận định đúng là

A. 6          B. 4          C. 3          D. 5

(Xem giải) Câu 41. Thực hiện các thí nghiệm sau ở điều kiện thường (1) Cho bột nhôm vào bình khí clo. (2) Sục khí H2S vào dung dịch FeSO4. (3) Cho dung dịch Mg(NO3)2 vào dung dịch chứa FeSO4 và H2SO4 loãng. (4) Cho Cr2O3 vào dung dịch NaOH loãng. (5) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4. (6) Cho CrO3 vào ancol etylic. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

(Xem giải) Câu 42. Cho các phát biểu sau: 1. Isobutyl axetat có mùi chuối chín. 2. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thủy phân. 3. Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng hợp. 4. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo. 5. Xenlulozơ tan được trong nước Svayde. Số phát biểu đúng là

A. 2         B. 1         C. 4         D. 3

(Xem giải) Câu 43. Cho các phát biểu sau: (a) Không thể làm mềm nước cứng toàn phần bằng dung dịch HCl. (b) Nhôm nhẹ, dẫn điện tốt nên được dùng làm dây dẫn điện thay cho đồng. (c) FeO là chất rắn, màu đen, không có trong tự nhiên. (d) Ca(OH)2 được sử dụng rộng rãi trong sản xuất amoniac, vật liệu xây dựng. Số phát biểu đúng là

A. 1         B. 2         C. 3         D. 4

(Xem giải) Câu 44. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho kim loại Cr vào bình chứa khí flo (F2). (b) Cho dung dịch NaOH (loãng, dư) vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và FeCl2. (c) Nung hỗn hợp bột gồm Mg và Mg(OH)2 (trong khí trơ) đến khối lượng không đổi. (d) Thổi luồng khí H2 (dư) qua ống sứ nung nóng chứa PbO. (e) Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm có thể xảy ra quá trình oxi hóa – khử là

Bạn đã xem chưa: Xác định công thức dựa vào phản ứng, tính chất và đặc điểm của chất (Phần 4)

A. 5         B. 4         C. 3         D. 2

(Xem giải) Câu 45. Cho các phát biểu sau: (a) Đun nóng etyl axetat với H2SO4 loãng, thu được hai lớp chất lỏng. (b) Trong phân tử amilopectin, các gốc α–glucozơ chỉ liên kết với nhau bằng liên kết α–1,4–glicozit. (c) Số nguyên tử cacbon trong một phân tử của chất béo luôn là một số chẵn. (d) Đốt cháy hoàn toàn một amin không no (mạch hở) luôn thu được số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2. (e) Tất cả các peptit đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân. Số phát biểu đúng là

A. 4         B. 3         C. 5         D. 2

(Xem giải) Câu 46. Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu sai là (1) Tơ visco thuộc loại tơ hoá học (2) Trong công nghiệp, glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác là HCl loãng hoặc enzim (3) Trong mật ong có chứa nhiều glucozơ (4) Este isoamyl axetat có mùi thơm của chuối chín và có công thức phân tử là C7H14O2 (5) Trong công nghiệp dược phẩm, glucozơ được dùng để pha chế thuốc (6) Ở dạng vòng, phân tử fructozo có một nhóm chức xeton.

A. 3         B. 0         C. 1         D. 2

(Xem giải) Câu 47. Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu đúng là (1) Ở điều kiện thường, tất cả các kim loại đều ở thể rắn, có tính dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt và có ánh kim (2) Kim loại kiềm thổ có nhiệt độ sôi giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối (3) Nhôm tự bốc cháy trong không khí với ngọn lửa sáng chói tỏa nhiều nhiệt (4) Phân tử saccarozơ do 2 gốc α–glucozơ và β–fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi, gốc α–glucozơ ở C1, gốc β–fructozơ ở C4 (C1–O–C4) (5) Corinđon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn dùng để chế dạo đá mài, giấy nhám…..

A. 4         B. 2         C. 1         D. 3

(Xem giải) Câu 48. Cho các phát biểu sau : (a) Đun nóng hỗn hợp Cr và S thì tạo hợp chất CrS. (b) CrO3 là oxit axit và có tính khử mạnh. (c) Cr2O3 là hợp chất lưỡng tính. (d) Khi cho dung dịch K2Cr2O7 vào ống nghiệm chứa FeSO4 và H2SO4 thì thu được muối Fe (III). (e) Cr(OH)3 tác dụng được với dung dịch NaOH. (f) Cho vài giọt dung dịch NaOH vào dung dịch K2Cr2O7, dung dịch từ màu vàng chuyển thành màu da cam. Số phát biểu đúng là

A. 3.         B. 4.         C. 5.         D. 6.

(Xem giải) Câu 49. Cho các nhận định sau: (a) Kim loại sắt có tính nhiễm từ. (b) Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yéu ở dạng đơn chất. (c) Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ. (d) Tính chất hóa học đặc trưng của FeO là tính khử. Số nhận định đúng là

A. 4.         B. 2.         C. 1.         D. 3.

(Xem giải) Câu 50. Cho các nhận định sau: (a) Saccarozơ được cấu tạo từ một gốc α-glucozơ và một gốc β-fructozo liên kết với nhau qua nguyên tử cacbon. (b) Oxi hóa glucozơ, thu được sobitol. (c) Trong phân tử fructozơ, có một nhóm -CHO. (d) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói. (e) Trong phân tử xenlulozơ, mỗi gốc glucozơ có ba nhóm –OH. (f) Saccarozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm. (g) Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh do các đoạn mạch α-glucozơ tạo nên. Số nhận định đúng là

A. 3.         B. 5.         C. 2.         D. 4.

(Xem giải) Câu 51. Cho dung dịch HCl loãng, dư lần lượt vào các dung dịch riêng biệt sau: NaOH; NaHCO3; Al2O3; AlCl3; NaAlO2, (NH4)2CO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 2

(Xem giải) Câu 52. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch NaAlO2. (2) Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3. (3) Cho dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaAlO2. (5) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3. (6) Cho BaCO3 vào lượng dư dung dịch NaHSO4. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 5         B. 3         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 53. Cho các nhận định sau: (1) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. (2) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, xuất hiện kết tủa bạc trắng. (3) Glucozơ và fructozơ đều hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường cho phức màu xanh lam. (4) Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2 (Ni, t°) thu được sobitol. (5) Glucozơ và fructozơ tan tốt trong nước và có vị ngọt. (6) Trong y học, glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực. Số nhận định đúng là.

A. 5.         B. 3.         C. 6.         D. 4.

(Xem giải) Câu 54. Cho các nhận xét sau (1) Tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong kim loại gây ra. (2) Các kim loại nhẹ đều có khối lượng riêng nhỏ hơn 5g/cm3. (3) Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. (4) Gang cũng như thép đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác. Số nhận xét đúng là.

A. 4.         B. 2.         C. 3.         D. 1.

(Xem giải) Câu 55. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không có màng ngăn xốp. (2) Cho BaO vào dung dịch CuSO4. (3) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (4) Nung nóng hỗn hợp bột gồm ZnO và cacbon trong điều kiện không có không khí. (5) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư. (6) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. (7) Nung nóng hỗn hợp bột gồm Al và Cr2O3 trong khí trơ. Số thí nghiệm thu được đơn chất là.

A. 7         B. 5         C. 4         D. 6

(Xem giải) Câu 56. Este X có công thức phân tử C10H18O4. Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất). (1) X + 2NaOH → X1 + 2X2 (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (3) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O Nhận định nào sau đây là sai?

A. Đun nóng X2 với H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.

B. X4 là hexametylenđiamin.

C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X1 thu được 6 mol CO2 và 4 mol H2O.

D. Các chất X2, X3, X4 đều có mạch cacbon không phân nhánh.

(Xem giải) Câu 57. Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. (2) Cho CrO3 vào dung dịch HCl. (3) Đốt cháy Ag2S trong khí oxi dư. (4) Cho Ba vào dung dịch CuSO4. (5) Điện phân nóng chảy Al2O3. (6) Dẫn khí H2 đến dư qua CuO, nung nóng. Sau khi kết thúc phản ứng, số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.

A. 4         B. 5         C. 6         D. 3

(Xem giải) Câu 58. Cho dung dịch Ba(OH)2 đến dư lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, NH4Cl, FeCl3, Na2SO4 và Na3PO4. Số trường hợp thu được kết tủa là.

A. 4         B. 6         C. 7         D. 5

(Xem giải) Câu 59. Cho các phản ứng sau. (1) ZnO + C → Zn + CO (2) 2Al + Cr2O3 → Al2O3 + 2Cr (3) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag (4) Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2 (5) HgS + O2 → Hg + SO2 (6) 2Al2O3 → 4Al + 3O2 Số phản ứng điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là.

A. 6         B. 4         C. 5         D. 3

(Xem giải) Câu 60. Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Cho bột Al vào dung dịch NaOH loãng. (2) Cho CaO vào lượng nước dư. (3) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch CaCl2. (4) Sục khí CO2 vào dung dịch Na2CO3. (5) Dẫn luồng khí NH3 qua ống sứ chứa CrO3. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng ở điều kiện thường là.

A. 2         B. 3         C. 4         D. 5

Từ khóa » Cho Br2 Vào Dung Dịch Cr2o3 Trong Môi Trường Naoh Thì Sản Phẩm Thu được Có Chứa