Lý Thuyết Đo Chiều Dài KHTN 6 Chân Trời Sáng Tạo

ĐO CHIỀU DÀI

I. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

- Giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về chiều dài của các vật. Vì vậy, chúng ta cần đo chiều dài để xác định chính xác chiều dài của các vật.

- Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét, kí hiệu là m.

- Ngoài ra, người ta còn dùng các đơn vị là ước số và bội số thập phân của đơn vị mét (m) như: milimet (mm), xentimet (cm), đêximet (m), kilômet (km), …

Đơn vị

Kí hiệu

Quy đổi ra mét

Milimet

mm

\(1mm = \frac{1}{{1000}}m = 0,001m\)

Xentimet

cm

\(1cm = \frac{1}{{100}}m = 0,01m\)

Đêximet

dm

\(1dm = \frac{1}{{10}}m = 0,1m\)

inch

in

\(1in = 0,0254m\)

foot

ft

\(1ft = 0,3048m\)

Kilômet

km

\(1km = 1000m\)

 - Một số đơn vị đo chiều dài khác để đo khoảng cách rất lớn trong vũ trụ:

+ Đơn vị thiên văn (AU): 1 AU = 150 triệu km

+ Năm ánh sáng (ly): 1 ly = 946073 triệu tỉ m

- Để đo chiều dài một vật, người ta dùng thước đo. Tùy vào vật cần đo và mục đích sử dụng, thước đo chiều dài có nhiều loại như: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước kẹp, …

- Trên một số loại thước thông thường có ghi giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất:

+ Giới hạn đo (GHĐ) của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

II. Thực hành đo chiều dài

Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo

Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp

Bước 3: Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.

Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo

 

Sơ đồ tư duy về đo chiều dài - KHTN 6 - Chân trời sáng tạo

Từ khóa » đơn Vị đo độ Dài Trong Hệ Thống đo Lường Chính Thức ở Nước Ta Là