Lý Thuyết Hợp Chất Của Cacbon Hay, Chi Tiết Nhất

Lý thuyết Hợp chất của Cacbon (hay, chi tiết nhất)
  • Siêu sale 5-5 Shopee
Trang trước Trang sau

Bài viết Lý thuyết Hợp chất của Cacbon với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết Hợp chất của Cacbon.

Lý thuyết Hợp chất của Cacbon (hay, chi tiết nhất)

  • 18 câu trắc nghiệm Hợp chất của cacbon cực hay có đáp án
  • Trắc nghiệm Bài 16: Hợp chất của cacbon cực hay có đáp án

Bài giảng: Bài 16 : Hợp chất của cacbon - Cô Nguyễn Nhàn (Giáo viên VietJack)

I. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lí

Quảng cáo

- Cấu tạo của CO là C≡O (trong đó có 1 liên kết thuộc kiểu cho - nhận).

- CO là chất khí, không màu, không mùi, không vị, tan rất ít trong nước và rất bền với nhiệt.

- CO là khí độc vì nó kết hợp với hemoglobin ở trong máu tạo thành hợp chất bền làm cho hemoglobin mất tác dụng vận chuyển khí O2.

II. Tính chất hóa học

- Phân tử CO có liên kết ba bền vững nên ở nhiệt độ thường C rất trơ, chỉ hoạt động trong điều kiện nhiệt độ cao.

- CO là oxit trung tính không có khả năng tạo muối → không tác dụng với dung dịch bazơ và dung dịch axit ở nhiệt độ thường.

- CO là chất khử mạnh.

+ Tác dụng với các phi kim:

2CO + O2 → 2CO2 (700ºC)

CO + Cl2 → COCl2 (photgen)

+ CO khử oxit của các kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học của kim loại (phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao).

3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe

CO + CuO → CO2 + Cu

Quảng cáo

III. Điều chế

- Trong công nghiệp: Khí CO được điều chế theo hai phương pháp:

+ Khí than ướt

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

+ Khí lò gas

Hóa học lớp 11 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 11 có đáp án

- Trong phòng thí nghiệm:

HCOOH → CO + H2O (H2SO4 đặc, tº)

B. Cacbon đioxit (CO2)

I. Cấu tạo phân tử và tính chất vật lý

1. Cấu tạo phân tử

- Cấu tạo của CO2 là O=C=O.

2. Tính chất vật lý

- Là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí.

- Tan ít trong nước.

- CO2 khi bị làm lạnh đột ngột là thành phần chính của nước đá khô. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để làm môi trường lạnh và khô, rất tiện lợi để bảo quản thực phẩm.

II. Tính chất hóa học

- Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất.

1. CO2 là oxit axit

- CO2 tan trong nước tạo thành axit cacbonic (là một điaxit rất yếu):

CO2 (k) + H2O (l) ⇋ H2CO3 (dd)

- CO2 tác dụng với oxit bazơ → muối:

CaO + CO2 → CaCO3 (tº)

- CO2 tác dụng với dung dịch kiềm → muối + (H2O)

NaOH + CO2 → NaHCO3

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Phản ứng của CO2 với dung dịch kiềm tạo thành muối nào tuỳ thuộc vào tỉ lệ số mol của 2 chất tham gia phản ứng.

Quảng cáo

2. CO2 bền, ở nhiệt độ cao bị nhiệt phân một phần và tác dụng được với các chất khử mạnh

2CO2 ⇋ 2CO + O2 (tº)

CO2 + 2Mg → 2MgO + C

(Đây là nguyên nhân không sử dụng CO2 để dập tắt các đám cháy kim loại)

CO2 + C → 2CO

3. CO2 còn được dùng để sản xuất ure.

CO2 + 2NH3 → NH4O-CO-NH2 (amoni cacbamat)

NH4O-CO-NH2 → H2O + (NH2)2CO (180ºC; 200at)

III. Điều chế

- Quá trình hô hấp của người và động vật:

C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O

- Quá trình lên men bia rượu:

C6H12O6 → 2CO2 + 2C2H5OH

- Quá trình đốt cháy nhiên liệu:

CxHy + (x + y/4)O2 → xCO2 + y/2 H2O

- Trong công nghiệp:

C + O2 → CO2 (đốt cháy hoàn toàn than cốc trong không khí)

CaCO3 → CaO + CO2 (1000ºC)

- Trong phòng thí nghiệm:

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

C. Axit Cacbonic và muối Cacbonat

Quảng cáo

I. Axit Cacbonic (H2CO3)

- Là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.

- Là axit hai nấc, trong dung dịch phân li hai nấc.

H2CO3 ⇋ H+ + HCO3-

HCO3- ⇋ H+ + CO32-

II. Muối Cabonat

Là muối của axit cacbonic (gồm muối CO32- và HCO3-).

1. Tính tan

- Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan.

2. Tính chất hóa học

- Tính chất hóa học chung của muối:

+ Tác dụng với axit → muối mới + CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

CO32- + 2H+ → CO2↑ + H2O

Chú ý:

Nếu cho H+ vào muối tan thì CO32- → HCO3- → H2O + CO2.

Nếu cho H+ vào muối không tan thì CO32- → CO2 + H2O.

+ Tác dụng với dung dịch kiềm → muối mới + bazơ mới.

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

+ Tác dụng với muối → 2 muối mới.

Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl

+ Tác dụng với kim loại đứng trước kim loại tạo muối → muối mới + kim loại mới.

Cu(HCO3)2 + Mg → Mg(HCO3)2 + Cu

- Phản ứng thủy phân: Muối cacbonat của kim loại kiềm bị thủy phân mạnh tạo môi trường kiềm:

Na2CO3 → 2Na+ + CO32-

CO32- + H2O ⇋ HCO3- + OH-

→ Trong một số phản ứng trao đổi Na2CO3 đóng vai trò như 1 bazơ:

2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 + 6NaCl + 3CO2

Chú ý: Muối (NH4)2CO3 có môi trường trung tính.

- Phản ứng nhiệt phân:

+ Muối cacbonat tan không bị nhiệt phân (trừ muối amoni), muối cacbonat không tan bị nhiệt phân:

MgCO3 → MgO + CO2 (tº)

+ Tất cả các muối hiđrocacbonat đều bị nhiệt phân:

2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O

Ca(HCO3)2 → CaCO3 + H2O + CO2

3. Nhận biết

Cho tác dụng với axit → CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 + H2O

4. Tính chất và ứng dụng của một số muối cacbonat

- Canxi cacbonat (CaCO3) tinh khiết là chất bột nhẹ, màu trắng, dùng làm chất dộn trong cao su và 1 số ngành công nghiệp.

- Natricacbonat (Na2CO3) khan (sođa khan) là chất bột màu trắng, tan nhiều trong nước. Dùng trong công ngiệp thủy tinh, đồ gốm, bột giặt, …

- Natri hidrocacbonat (NaHCO3) là chất tinh thể màu trắng, hơi ít tan trong nước. Dùng trong công nghiệp thực phẩm, trong y học dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 11 ôn thi THPT Quốc gia hay khác:

  • Lý thuyết Cacbon
  • Lý thuyết Silic và hợp chất của Silic
  • Lý thuyết Công nghiệp silicat
  • Lý thuyết tính chất hóa học của cacbon, silic và hợp chất của chúng
  • Dạng 1: Bài tập lý thuyết về tính chất hóa học của Cacbon, Silic
  • Dạng 2: Bài tập CO2 tác dụng với dung dịch kiềm
  • Dạng 3: Bài toán khử oxit kim loại bằng C và CO
  • Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 10 (từ 130k )
  • Trọng tâm Toán - Văn- Anh- Lý -Hoá lớp 11 (từ 104k )

Săn shopee siêu SALE :

  • Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
  • Biti's ra mẫu mới xinh lắm
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Giáo án, bài giảng powerpoint Văn, Toán, Lí, Hóa....

4.5 (243)

799,000đs

199,000 VNĐ

Đề thi, chuyên đề Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo...

4.5 (243)

799,000đ

99,000 VNĐ

Khóa học online bởi các thầy cô VietJack

4.5 (243)

999,000đ

299.000 - 599.000 VNĐ

xem tất cả

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS. Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Trang trước Trang sau nhom-cacbon-silic.jsp Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
  • Giải Tiếng Anh 11 Global Success
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Smart World
  • Giải sgk Tiếng Anh 11 Friends Global
  • Lớp 11 - Kết nối tri thức
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - KNTT
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - KNTT
  • Giải sgk Toán 11 - KNTT
  • Giải sgk Vật Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Hóa học 11 - KNTT
  • Giải sgk Sinh học 11 - KNTT
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - KNTT
  • Giải sgk Địa Lí 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - KNTT
  • Giải sgk Tin học 11 - KNTT
  • Giải sgk Công nghệ 11 - KNTT
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - KNTT
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - KNTT
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - KNTT
  • Lớp 11 - Chân trời sáng tạo
  • Soạn văn 11 (hay nhất) - CTST
  • Soạn văn 11 (ngắn nhất) - CTST
  • Giải sgk Toán 11 - CTST
  • Giải sgk Vật Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Hóa học 11 - CTST
  • Giải sgk Sinh học 11 - CTST
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - CTST
  • Giải sgk Địa Lí 11 - CTST
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - CTST
  • Giải sgk Tin học 11 - CTST
  • Giải sgk Công nghệ 11 - CTST
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - CTST
  • Giải Giáo dục quốc phòng 11 - CTST
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - CTST
  • Lớp 11 - Cánh diều
  • Soạn văn 11 Cánh diều (hay nhất)
  • Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
  • Giải sgk Toán 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Vật Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hóa học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Sinh học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Lịch Sử 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Địa Lí 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục KTPL 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Tin học 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Công nghệ 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Giáo dục quốc phòng 11 - Cánh diều
  • Giải sgk Âm nhạc 11 - Cánh diều

Từ khóa » Hóa 11 Bài 16 Lý Thuyết