Lý Thuyết Lịch Sử 8 Bài 24 (mới 2022 + Bài Tập): Cuộc Kháng Chiến ...
Có thể bạn quan tâm
Lý thuyết Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
I. THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM
1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859
* Nguyên nhân: Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô bị giam giữ và giết hại ở Việt Nam, Pháp đem quân xâm lược Việt Nam.
* Âm mưu: Đánh nhanh thắng nhanh
* Diễn biến:
+ Ngày 31- 8- 1858, 3000 quân Pháp- Tây Ban Nha kéo đến cửa biển Đà Nẵng.
Thực dân Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng
+ Ngày 1- 9- 1858, quân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu xâm lược nước ta.
- Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương, anh dũng chống trả.
( Lược đồ chiến trường Đà Nẵng 1858)
* Kết quả: Quân Pháp bước đầu thất bại, sau 5 tháng xâm lược, chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Đình năm 1859
- Tháng 2- 1859, quân Pháp kéo vào Gia Định.
- Ngày 17- 2- 1859, chúng tấn công thành Gia Định.
+ Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.
+ Nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.
- Đêm 23 rạng sáng 24- 2- 1861, quân Pháp mở cuộc tấn công vào Đại đồn Chí Hòa. Đại đồng Chí Hòa thất thủ, Pháp chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
Nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN NĂM 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra sôi nổi mạnh mẽ.
+ Ngày 10- 12- 1861, Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông
+ Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo.
Trương Định nhận phong soái
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ
- Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24/06/1867, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
Lược đồ các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì (1859-1875)
- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kỳ nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp với lãnh tụ tiêu biểu: Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân…
Trắc nghiệm Lịch sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Nhận biết
Câu 1. Khi tấn công Đà Nẵng (1858), thực dân Pháp thực hiện kế hoạch
A. “đánh nhanh thắng nhanh”.
B. chiếm Đà Nẵng, kéo quân vào Gia Định.
C. buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng.
D. chiếm Đà Nẵng không chế cả miền Trung.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Tại Đà Nẵng, Pháp thực hiện kế hoạch“đánh nhanh thắng nhanh”, chiếm xong Đà Năng sẽ kéo thẳng ra Huế nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng (SGK – Trang 115).
Câu 2. Người chỉ huy quân dân Việt Nam anh dũng chống trả trước cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng là
A. Hoàng Diệu.
B. Nguyễn Tri Phương.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Trương Định.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy quân dân ta chống trả cuộc tấn công của Pháp tại Đà Nẵng (SGK – Trang 115).
Câu 3. Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới
A. thành Gia Định.
B. kinh thành Huế.
C. thành Thăng Long.
D. Bình Định.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng quân Pháp đã kéo tới thành Gia Định (SGK – Trang 115).
Câu 4. Người bị ép phải nộp thành không điều kiện vào ngày 20/6/1867 khi quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long là
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Nguyễn Trường Tộ.
C. Phan Thanh Giản.
D. Trương Định.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Ngày 20/6/1867 khi quân Pháp kéo đến trước thành Vĩnh Long đã ép Phan Thanh Giản nộp thành, nhân đó Pháp chiếm các tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.
Câu 5. Trước các hoạt động xâm lược của Pháp ở Đông Nam Kì, ngày 5//6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã
A. kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
B. phát động kháng chiến trong cả nước.
C. cầu viện nhà Thanh đem quân sang đánh Pháp.
D. chính thức đầu hàng thực dân Pháp.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Trước các hoạt động xâm lược của Pháp ở Đông Nam Kì, ngày 5//6/1862, triều đình nhà Nguyễn đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất.
Câu 6. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở
A. ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn.
B. ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
C. ba tỉnh miền Đông Nam Kì với đảo Phú Quốc.
D. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì với đảo Côn Đảo.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn (SGK – Trang 116).
Câu 7. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn bán là
A. Đà Nẵng, Thuận An, Quy Nhơn.
B. Đà Nẵng, Thuận An, Quảng Yên.
C. Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên.
D. Đà Nẵng, Ba Lạt, Cửa Việt.
Hiển thị đáp ánĐáp án: C
Giải thích: Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, ba cửa biển triều đình Huế đồng ý mở cho Pháp vào buôn bán là Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên (SGK – Trang 116).
Câu 8. Người được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái là
A. Nguyễn Tri Phương.
B. Trương Quyền.
C. Nguyễn Trung Trực.
D. Trương Định.
Hiển thị đáp ánĐáp án: D
Giải thích: Trương Định được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp.
Thông hiểu
Câu 9. Nguyên nhân sâu xa thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam là
A. nhu cầu về thị trường và thuộc địa.
B. chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn.
C. chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế.
D. nhà Nguyễn thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”.
Hiển thị đáp ánĐáp án: A
Giải thích: Từ giữa thế kỉ XIX, cũng như các nước phương Tây nói chung, Pháp đang rất cần thị trường và thuộc địa, nhu cầu này thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 10. Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam
A. có vị trí chiến lược ở khu vực Nam Á.
B. có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và thị trường rộng lớn.
C. giàu tài nguyên khoáng sản, nhất là kim cương.
D. chế độ quân chủ lập hiến đã suy yếu.
Hiển thị đáp ánĐáp án: B
Giải thích: Pháp chọn Việt Nam trong chính sách xâm lược của mình vì Việt Nam có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và nhân công dồi dào và thị trường rộng lớn.
Xem thêm các bài tổng hợp lý thuyết Lịch Sử lớp 8 đầy đủ, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc ( 1873 - 1884)
Lý thuyết Bài 26: Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thể kỉ XIX
Lý thuyết Bài 27: Khởi nghĩa Yên Thế và phòng trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 28: Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX
Lý thuyết Bài 29: Chính sách khai thác thuộc địa của Thực Dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế xã hội ở Việt Nam
Từ khóa » Tóm Tắt Lịch Sử Bài 24 Lớp 8
-
Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến ...
-
Lý Thuyết Sử 8: Bài 24. Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm 1873
-
Lý Thuyết Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm ...
-
Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến ...
-
Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm ...
-
Lý Thuyết Lịch Sử 8 Bài 24 (mới 2022 + 18 Câu Trắc Nghiệm)
-
Bài 24. Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm 1873 | Loigiaihay
-
Giải Bài 24 Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm 1873 - Tech12h
-
Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm 1873
-
Lý Thuyết Lịch Sử Lớp 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến ...
-
Soạn Sử 8 Trang 119 - Giải Bài Tập Lịch Sử 8
-
Giải Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc Kháng Chiến Từ Năm 1858 đến Năm 1873
-
LỊCH SỬ 8 - BÀI 24: CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN ...