Lý Thuyết Màu (tiếp Theo) - Tuổi Trẻ Online

a. Hue (sắc màu): Thông thường, sắc màu chính là tên của màu. Ví dụ: đỏ, cam, lục… Các sắc màu khác nhau được biểu diễn trên vòng tròn màu và có giá trị từ 0o đến 360o.

1KYGj1gi.jpgPhóng to
Vòng tròn màu

Người ta cũng có thể biểu diễn Hue theo mô hình 3 chiều dưới đây:

sYHHHwdO.jpgPhóng to

Trong Photoshop, để chọn màu ta bấm chuột vào biểu tượng Foreground color hoặc Background color.

QDHFAAq7.jpgPhóng to

Khi đó, hộp thoại Color Picker sẽ hiện ra:

jdIZjuUg.jpgPhóng to

b. Saturation (độ bão hòa màu): Độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu sẽ đục và xỉn. Độ bão hòa thay đổi từ 0% (xám) đến 100%.

MSVD5Usp.jpgPhóng to

Trên vòng tròn màu, độ bão hòa màu tăng dần từ tâm ra chu vi

Fhuo4FvA.jpgPhóng to

c. Brightness (độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào. Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%.

yZCeA1yM.jpgPhóng to

Trong mô hình 3 chiều, độ sáng tăng dần từ đáy lên đỉnh

8GB5CL2V.jpgPhóng to

IV. Mô hình CIE Lab

Mô hình CIE L*a*b* được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Các giá trị Lab mô tả tất cả những màu mà mắt một người bình thường có thể nhìn thấy được. Lab được xem là một mô hình màu độc lập đối với thiết bị và thường được sử dụng như một cơ sở tham chiếu khi chuyển đổi một màu từ một không gian màu này sang một không gian màu khác.

Theo mô hình Lab, tất cả các màu có cùng một độ sáng sẽ nằm trên cùng một mặt phẳng có dạng hình tròn theo 2 trục a* và b*. Màu có giá trị a* dương thì ngả đỏ, màu có giá trị a* âm thì ngả lục. Tương tự b* dương thì ngả vàng và b* âm thì ngả lam. Còn độ sáng của màu thì thay đổi theo trục dọc.

6KdYj9Or.jpgPhóng to

V. Tại sao màu sắc không giống nhau

Không có một thiết bị nào trong các hệ thống in ấn có khả năng phục chế được toàn bộ quang phổ màu mà mắt người nhìn thấy được. Mỗi thiết bị đều hoạt động trong một không gian màu hữu hạn nào đó. Mô hình CIE Lab có không gian màu cố định vì được xây dựng dựa trên khả năng cảm nhận màu của mắt người. Mô hình Labđộc lập đối với thiết bị. Các mô hình còn lại như: RGB, CMYK, HSB thì có thể có nhiều không gian màu khác nhau và phụ thuộc vào thiết bị.

qRh69nMr.jpgPhóng to

Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc của tài liệu được thể hiện trên các thiết bị khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy ảnh số…); các phần mềm đồ họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác nhau (giấy in báo có không gian màu hẹp hơn giấy couché); và do thiết bị được chế tạo từ các nhà sản xuất khác nhau; tuổi thọ thiết bị khác nhau…

KKildsPT.jpgPhóng to
Các thiết bị khác nhau có không gian màu khác nhau

KIẾN THỨC ĐỒ HỌA CĂN BẢN VỚI ADOBE PHOTOSHOP

Bài 1: Giới thiệu về Adobe Photoshop CS4Bài 2 (Phần 1): Các khái niệm cơ bản của Photoshop CS4Bài 2 (Phần 2): Các khái niệm cơ bản của Photoshop CS4 (tiếp theo)Bài 3 (Phần 1):Lý thuyết màu Bài 3 (Phần 2):Lý thuyết màu (tiếp theo)Bài 4 (Phần 1):Vùng chọn trong Photoshop Bài 4 (Phần 2): Vùng chọn trong Photoshop

KIẾN THỨC là chuyên mục mới của chuyên trang Nhịp Sống Số cung cấp những kiến thức chuyên biệt về các lĩnh vực CNTT như đồ họa, lập trình, mạng, mã nguồn mở... theo định kỳ hằng tuần từ căn bản đến nâng cao. Các bài viết hướng dẫn được chọn lọc và xử lý từ các trung tâm đào tạo CNTT uy tín hiện nay.

Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để chuyên mục ngày càng phát triển với nội dung phong phú hơn. Thư từ phản hồi có thể gửi về email: online@tuoitre.com.vn.

Lưu ý các email phản hồi thắc mắc về bài hướng dẫn cần ghi rõ tiêu đề gửi đến chuyên mục KIẾN THỨC - NHỊP SỐNG SỐ và kèm theo liên kết bài hướng dẫn bên trong nội dung email.

Từ khóa » Sự Bão Hòa Màu Là Gì