Lý Thuyết Phương Trình Chứa Căn Môn Toán Lớp 10

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 10
  4. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH
  5. Phương trình chứa căn
Phương trình chứa căn Trang trước Mục Lục Trang sau

1. Phương trình chứa căn cơ bản

+) \(\sqrt {f\left( x \right)} = g\left( x \right) \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}g\left( x \right) \ge 0\\f\left( x \right) = {g^2}\left( x \right)\end{array} \right.\)

+) \(\sqrt {f\left( x \right)} = \sqrt {g\left( x \right)} \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}f\left( x \right) \ge 0\\f\left( x \right) = g\left( x \right)\end{array} \right.\) hoặc \(\left\{ \begin{array}{l}g\left( x \right) \ge 0\\f\left( x \right) = g\left( x \right)\end{array} \right.\)

ở đây, với các bài toán cụ thể các em có thể chọn một trong hai điều kiện \(f\left( x \right) \ge 0\) hoặc \(g\left( x \right) \ge 0\) phụ thuộc vào hai hàm \(f\left( x \right),g\left( x \right)\), hàm nào đơn giản hơn thì ta chọn, không cần giải hết các điều kiện \(f\left( x \right) \ge 0\) và \(g\left( x \right) \ge 0\)

+) \(f\left( x \right).\sqrt {g\left( x \right)} = 0 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}g\left( x \right) = 0\\\left\{ \begin{array}{l}g\left( x \right) \ge 0\\f\left( x \right) = 0\end{array} \right.\end{array} \right.\)

2. Một số phương pháp giải phương trình chứa căn

Phương pháp chung:

- Bước 1: Đặt điều kiện cho căn có nghĩa.

- Bước 2: Chuyển vế để hai vế không âm.

- Bước 3: Bình phương hai vế để đưa về một trong các dạng phương trình căn cơ bản.

a) Phương pháp đặt ẩn phụ

Loại 1: \(a.f\left( x \right) + b\sqrt {f\left( x \right)} + c = 0\)

Đặt \(t = \sqrt {f\left( x \right)} \ge 0\) thì phương trình trở thành \(a{t^2} + bt + c = 0\)

Loại 2: \(\sqrt {f\left( x \right)} + \sqrt {g\left( x \right)} + \sqrt {f\left( x \right).g\left( x \right)} = h\left( x \right)\)

Đặt \(t = \sqrt {f\left( x \right)} + \sqrt {g\left( x \right)} \) và biến đổi phương trình về ẩn \(t\)

Loại 3: \(\sqrt {f\left( x \right)} + \sqrt {g\left( x \right)} = h\left( x \right)\)

Đặt ẩn phụ \(u = \sqrt {f\left( x \right)} ,v = \sqrt {g\left( x \right)} \) đưa về hệ phương trình với ẩn \(u,v\)

b) Đưa về phương trình tích

Phương pháp chung:

Đoán nghiệm của phương trình để định hướng đưa về phương trình dạng tích hoặc nhân biểu thức liên hợp.

c) Sử dụng hằng đẳng thức đưa về phương trình cơ bản

Loại 1: \(\sqrt[3]{A} + \sqrt[3]{B} = \sqrt[3]{C}\,\,\,\,\,\,\left( * \right)\)

- Bước 1: Biến đổi \(\left( * \right) \Leftrightarrow {\left( {\sqrt[3]{A} + \sqrt[3]{B}} \right)^3} = {\left( {\sqrt[3]{C}} \right)^3} \Leftrightarrow A + B + 3\sqrt[3]{{AB}}\left( {\sqrt[3]{A} + \sqrt[3]{B}} \right) = C\,\,\,\,\left( {**} \right)\)

- Bước 2: Thay \(\sqrt[3]{A} + \sqrt[3]{B} = \sqrt[3]{C}\) vào \(\left( {**} \right)\) ta được: \(\left( {**} \right) \Rightarrow A + B + 3\sqrt[3]{{ABC}} = C\)

- Bước 3: Giải phương trình trên và kết luận nghiệm

Loại 2: \(\sqrt {f\left( x \right)} + \sqrt {g\left( x \right)} = \sqrt {h\left( x \right)} + \sqrt {k\left( x \right)} \) với \(\left[ \begin{array}{l}f\left( x \right) + h\left( x \right) = g\left( x \right) + k\left( x \right)\\f\left( x \right).h\left( x \right) = g\left( x \right).k\left( x \right)\end{array} \right.\)

- Bước 1: Biến đổi phương trình về dạng: \(\sqrt {f\left( x \right)} - \sqrt {h\left( x \right)} = \sqrt {k\left( x \right)} - \sqrt {g\left( x \right)} \)

- Bước 2: Bình phương, giải phương trình hệ quả.

Loại 3: Căn trong căn

Sử dụng hằng đẳng thức \({a^2} + {b^2} \pm 2ab = {\left( {a \pm b} \right)^2}\) cần lưu ý: \(\left| A \right| = \left\{ \begin{array}{l}A\,\,\,khi\,\,\,A \ge 0\\A\,\,\,khi\,\,\,A < 0\end{array} \right.\)

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Phương trình quy về phương trình bậc hai
  • Rút gọn biểu thức chứa căn
  • Căn thức bậc hai
  • Căn bậc ba
  • Lý thuyết Toán 12

Tài liệu

12 phương pháp giải và biện luận phương trình chứa căn thức

12 phương pháp giải và biện luận phương trình chứa căn thức

Sử dụng liên hợp hằng số giải phương trình chứa căn (liên hợp 2) – Lương Tuấn Đức

Sử dụng liên hợp hằng số giải phương trình chứa căn (liên hợp 2) – Lương Tuấn Đức

Sử dụng liên hợp trực tiếp giải phương trình chứa căn (liên hợp 1) – Lương Tuấn Đức

Sử dụng liên hợp trực tiếp giải phương trình chứa căn (liên hợp 1) – Lương Tuấn Đức

Chuyên đề vận dụng cao phương trình và hệ phương trình chứa căn

Chuyên đề vận dụng cao phương trình và hệ phương trình chứa căn

Sử dụng hai ẩn phụ đồng bậc giải phương trình chứa căn (ẩn phụ 4)- Lương Tuấn Đức

Sử dụng hai ẩn phụ đồng bậc giải phương trình chứa căn (ẩn phụ 4)- Lương Tuấn Đức

Từ khóa » điều Kiện Căn Bậc 2 Lớp 10