Lý Thuyết Phương Trình đường Tròn | SGK Toán Lớp 10
Có thể bạn quan tâm
1. Lập phương trình đường tròn có tâm và bán kính cho trước
Phương trình đường tròn có tâm \(I(a; b)\), bán kính \(R\) là :
$${(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}$$
2. Nhận xét
Phương trình đường tròn \({(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}\) có thể được viết dưới dạng
$${x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0$$
trong đó \(c = {a^2} + {b^2} - {R^2}\)
\( \Rightarrow \) Điều kiện để phương trình \({x^2} + {y^2} - 2ax - 2by + c = 0\) là phương trình đường tròn \((C)\) là: \({a^2} + {b^2}-c>0\). Khi đó, đường tròn \((C)\) có tâm \(I(a; b)\) và bán kính \(R = \sqrt{a^{2}+b^{2} - c}\)
3. Phương trình tiếp tuyến của đường tròn
Cho điểm \({M_0}({x_0};{y_0})\) nằm trên đường tròn \((C)\) tâm \(I(a; b)\).Gọi \(∆\) là tiếp tuyến với \((C)\) tại \(M_0\)
Ta có \(M_0\) thuộc \(∆\) và vectơ \(\vec{IM_{0}}=({x_0} - a;{y_0} - b)\) là vectơ pháp tuyến cuả \( ∆\)
Do đó \(∆\) có phương trình là:
$({x_0} - a)(x - {x_0}) + ({y_0} - b)(y - {y_0}) = 0$ (1)
Phương trình (1) là phương trình tiếp tuyến của đường tròn \({(x - a)^2} + {(y - b)^2} = {R^2}\) tại điểm \(M_0\) nằm trên đường tròn.
4. Bài tập về phương trình đường tròn
Bài 1: Cho đường cong (Cm): x2+y2-2mx-4(m-2)y+6-m=0. Tìm điều kiện của m để (Cm) là phương trình đường tròn.
Lời giải:
Điều kiện để \((C_m)\) là phương trình đường tròn là:
\(\eqalign{& {a^2} + {b^2} - c > 0 \Leftrightarrow {m^2} + 4{\left( {m - 2} \right)^2} - \left( {6 - m} \right) > 0 \cr& \Leftrightarrow 5{m^2} - 15m + 10 > 0 \Leftrightarrow \left[ \matrix{m > 2 \hfill \crm < 1 \hfill \cr} \right. \cr} \)
Bài 2: Viết phương trình của đường tròn có tâm \(I\left( -3;4 \right)\)và bán kính \(R=2\)
Lời giải:
Phương trình của đường tròn có tâm \(I(-3;4)\) và bán kính \(R=2\) là: \({{(x+3)}^{2}}+{{(y-4)}^{2}}={{2}^{2}}\) hay\({{(x+3)}^{2}}+{{(y-4)}^{2}}-4=0\)
Bài 3: Phương trình nào sau đây là phương trình đường tròn?
A. \({{x}^{2}}+2{{y}^{2}}-4x-8y+1=0\)
B. \(4{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-10x-6y-2=0\)
C. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x-8y+20=0\)
D. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x+6y-12=0\)
Lời giải:
\({{x}^{2}}+2{{y}^{2}}-4x-8y+1=0\) không phải là phương trình đường tròn. Vì \({{x}^{2}}:{{y}^{2}}=1:2\ne 1:2\)
\(4{{x}^{2}}+{{y}^{2}}-10x-6y-2=0\) không phải là phương trình đường tròn. Vì \({{x}^{2}}:{{y}^{2}}=4:1\ne 1:2\)
\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x-8y+20=0\)có \(a=1\,\,,b=4,\,\,c=20\). Ta thấy \(a,b,c\)không thỏa mãn điều kiện \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}>c\). Đây không phải là một phương trình đường tròn.
\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x+6y-12=0\) có \(a=2,\,\,b=-3,\,\,c=-12\). Ta thấy \(a,b,c\) thỏa mãn điều kiện \({{a}^{2}}+{{b}^{2}}>c\). Đây là một phương trình đường tròn.
Chọn đáp án D.
Bài 4: Phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x+4y+1=0\) là phương trình của đường tròn nào?
Lời giải:
\({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-2x+4y+1=0\) có hệ số \(a=1,b=-2,c=2\) sẽ có tâm \(I\left( 1;-2 \right)\) và \(R=\sqrt{{{\left( -1 \right)}^{2}}+{{2}^{2}}-1}=2\)
Bài 5: Trong số các đường tròn có phương trình dưới đây, đường tròn nào đi qua gốc tọa độ\(O(0,0)\)?
A. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1.\)
B. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-x-y+2=0\)
C. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x-4y+8=0.\)
D. \({{(x-3)}^{2}}+{{(y-4)}^{2}}=25.\)
Lời giải:
A. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}=1.\) Thay \(x=0,y=0\) ta có \({{0}^{2}}+{{0}^{2}}=2\) là mệnh đề sai.
B. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-x-y+2=0\). Thay \(x=0,y=0\) ta có \(2=0\) là mệnh đề sai.
C. \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-4x-4y+8=0.\) Thay \(x=0,y=0\) ta có \(8=0\) là mệnh đề sai.
D. \({{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=25.\) Thay \(x=0,y=0\) ta có \({{\left( -3 \right)}^{2}}+{{\left( -4 \right)}^{2}}=25\) là mệnh đề đúng. Vậy \({{\left( x-3 \right)}^{2}}+{{\left( y-4 \right)}^{2}}=25.\) đi qua gốc tọa độ.
Chọn đáp án D.
Bài 6: Viết phương trình đường tròn (C) có tâm \(I(2;-4)\) và đi qua điểm \(A(1;3)\)
Lời giải:
Ta có: \(R=IA=\sqrt{{{\left( 1-2 \right)}^{2}}+{{\left( 3+4 \right)}^{2}}}=\sqrt{50}\)
Phương trình đường tròn (C) có tâm \(I\left( 2;-4 \right)\)có bán kính \(R=\sqrt{50}\) là: \({{\left( x-2 \right)}^{2}}+{{\left( y+4 \right)}^{2}}=50.\)
Bài 7: Xác định mối quan hệ giữa điểm \(M(4;2)\) và đường tròn \((C)\) có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-8x-6y+21=0\)
Lời giải:
Đường tròn \(\left( C \right)\) có phương trình \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-8x-6y+21=0\) sẽ có tâm \(I\left( 4;3 \right)\) bán kính \(R=\sqrt{{{4}^{2}}+{{3}^{2}}-21}=2\).
Ta có \(MI=\sqrt{{{\left( 4-4 \right)}^{2}}+{{\left( 2-3 \right)}^{2}}}=1<R=2\Rightarrow M\) nằm trong \(\left( C \right)\)
Bài 8: Viết phương trình đường tròn (C) có tâm \(O\left( 0;0 \right)\) và đi qua điểm \(A(1;3)\)
Lời giải:
Ta có \(R=OA=\sqrt{{{\left( 1-0 \right)}^{2}}+{{\left( 3-0 \right)}^{2}}}=\sqrt{10}\)
Phương trình đường tròn (C) có tâm \(O\left( 0;0 \right)\) có bán kính \(R=\sqrt{10}\) là: \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}=10.\)
Bài 9: Viết phương trình đường tròn tâm I thuộc đường thẳng d có phương trình\(x-2y+5=0\) và đi qua hai điểm\(A\left( 0;4 \right),\,B\left( 2;6 \right)\)
Lời giải:
Giả sử điểm \(I\left( {{x}_{I}};{{y}_{I}} \right)\) là tâm của đường tròn (C). Vì I nằm trên đường thẳng \(x-2y+5=0\) nên ta có \({{x}_{I}}-2{{y}_{I}}+5=0\,\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Vì đường tròn (C) đi qua hai điểm \(A\left( 0;4 \right),\,\,B\left( 2;6 \right)\) nên ta có \(IA=IB\). Điều này tương đương với \(I{{A}^{2}}=I{{B}^{2}}\) hay \({{\left( {{x}_{I}} \right)}^{2}}+{{\left( 4-{{y}_{I}} \right)}^{2}}={{\left( 2-{{x}_{I}} \right)}^{2}}+{{\left( 6-{{y}_{I}} \right)}^{2}}\Leftrightarrow {{x}_{I}}+{{y}_{I}}-6=0\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra \(\left\{ \begin{array}{l}{x_I} - 2{y_I} + 5 = 0\\{x_I} + {y_I} - 6 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}{x_I} = \frac{7}{3}\\{y_I} = \frac{{11}}{3}\end{array} \right. \Rightarrow I\left( {\frac{7}{3};\frac{{11}}{3}} \right)\).
Mặt khác ta có \(R=IA=\sqrt{{{\left( \frac{7}{3} \right)}^{2}}+{{\left( \frac{11}{3}-4 \right)}^{2}}}=\sqrt{\frac{50}{9}}\)
Vậy (C) có dạng \(\left( C \right):{{\left( x-\frac{7}{3} \right)}^{2}}+{{\left( y-\frac{11}{3} \right)}^{2}}=\frac{50}{9}\)
Bài 10: Viết phương trình đường tròn (C) đi qua 3 điểm \(A(1;4),B(-4;0)\) và \(C(-2;2)\)
Lời giải:
Phương trình đường tròn đi qua 3 điểm là: \({{x}^{2}}+{{y}^{2}}-17x+21y-84=0\)
Từ khóa » Viết Phương Trình Của đường Tròn
-
Viết Phương Trình đường Tròn
-
Phương Trình đường Tròn: Lý Thuyết, Công Thức, Cách Giải Các Dạng ...
-
Viết Phương Trình đường Tròn Biết Tâm Và Bán Kính
-
[Cách Viết] Phương Trình Đường Tròn, Phương Trình Tiếp Tuyến ...
-
Phương Trình đường Tròn: Lý Thuyết, Công Thức Và Cách Giải Các Dạng ...
-
Phương Trình đường Tròn Và Các Dạng Bài Tập Có Lời Chuẩn 100%
-
Các Dạng Bài Tập Toán Về Phương Trình đường Tròn - Toán Lớp 10
-
Phương Trình Của đường Tròn Là Gì ? Phương Trình Tổng Quát Có Tâm ...
-
Lý Thuyết Toán 10 Phương Trình Đường Tròn - Marathon Education
-
Viết Phương Trình đường Tròn Biết Tâm, Bán Kính, đường Kính
-
Bài 2. Phương Trình đường Tròn - Củng Cố Kiến Thức
-
Chuyên đề Phương Trình đường Tròn
-
Công Thức Phương Trình đường Tròn Và Bài Tập Có Lời Giải Chi Tiết
-
Cách Viết Phương Trình đường Tròn Biết đường Kính AB, Bán Kính R ...