Lý Thuyết Sinh 11: Bài 36. Phát Triển ở Thực Vật Có Hoa (ngắn Nhất)

Mục lục nội dung Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoaI. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOAIII. MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂNIV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

Xem thêm: 

>>> Soạn Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa

>>> Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 34-35-36 có đáp án

>>> Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 36 có đáp án (Phần 2)

I. PHÁT TRIỂN LÀ GÌ?

- Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt).

II. NHỮNG NHÂN TỐ CHI PHỐI SỰ RA HOA

1. Tuổi của cây

- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh.

Lý thuyết Sinh 11: Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa

2. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

a) Nhiệt độ thấp

- Một số loài cây chỉ ra hoa khi trải qua mùa đông lạnh hoặc hạt được xử lí ở nhiệt độ thấp.

- Hiện tượng cây ra hoa phụ thuộc vào nhiệt độ gọi là xuân hóa.

b) Quang chu kì

- Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.

- Dựa vào quang chu kì có 3 nhóm cây: cây dài ngày, cây ngắn ngày và cây trung tính.

c) Phitôcrôm

- Là sắc tố cảm nhận quang chu kì của thực vật và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng trong các loại hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

- Sắc tố này làm cho hạt nảy mầm, cây nở hoa, khí khổng ở lá mở, tham gia phản ứng quang chu kì.

3. Hoocmôn ra hoa

- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen) và được vận chuyển đến các điểm sinh trưởng của thân làm cây ra hoa.

III. MỐI QUAN HỆ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

- Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng.

IV. ỨNG DỤNG KIẾN THỨC VỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN

1. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

- Trong ngành trồng trọt: Dùng gibêrelin để thúc hạt hoặc củ nảy mầm sớm khi chúng còn đang ở trạng thái ngủ, ví dụ thúc củ khoai tây nảy mầm.

- Trong công nghiệp rượu bia: Sử dụng hoocmôn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

2. Ứng dụng kiến thức về phát triển

- Chọn giống cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa.

- Xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 36