Sinh Học 11 Bài 36: Phát Triển ở Thực Vật Có Hoa

https://www.elib.vn/hoc-tap/
  1. Trang chủ
  2. Học tập
  3. Bài học
  4. Bài học lớp 11
Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa (7) 162 lượt xem Share

Qua nội dung bài Phát triển ở thực vật có hoa, các em học sinh được tìm hiểu về sự phát triển, điều kiện ra hoa của cây, những nhân tố chi phối sự ra hoa của cây, và mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. Nhờ đó các em biết được các ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển vào sản xuất phát triển phục vụ con người.

Mục lục nội dung

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phát triển là gì?

1.2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa

1.3 Mối quan hệ giữa ST và PT

1.4. Ứng dụng kiến thức về ST và PT

2. Bài tập minh họa

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

3.2. Bài tập trắc nghiệm

3.3. Trắc nghiệm Online

4. Kết luận

Sinh học 11 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phát triển là gì?

Phát triển của cơ thể thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống, bao gồm 3 quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể (rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt). Ví dụ: cây xuất hiện chồi mới, ra hoa, tạo quả,..

1.2. Những nhân tố chi phối sự ra hoa

a. Tuổi của cây

- Tùy vào giống và loài, đến độ tuổi xác định thì cây ra hoa, không phụ thuộc vào điều kiện ngoải cảnh.

  • Ví dụ: Cà chua ra hoa khi có lá thứ 14.

Cây cà chua ra hoa khi đã đạt đến tuổi xác định

b. Nhiệt độ thấp và quang chu kỳ

- Nhiệt độ thấp: Nhiều loài thực vật chỉ ra hoa, kết hạt sau khi đã trải qua mùa đông giá lạnh. Hiện tượng này gọi là xuân hóa.

  • Ví dụ : lúa mì, bắp cải…

- Quang chu kì:

+ Sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm gọi là quang chu kì.

+ Các nhóm thực vật phản ứng với quang chu kì:

  • Cây ngày ngắn ra hoa khi điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa đông. Ví dụ : thược dược, cà phê, chè, cây lúa…
  • Cây ngày dài ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày, ra hoa vào mùa hè. Ví dụ: sen, thanh long, dâu tây…
  • Cây trung tính ra hoa trong điều kiện ngày dài và ngày ngắn, cả mùa đông và mùa hè. Ví dụ : cà chua, lạc, dưa chuột, ngô…

Sự ra hoa ở cây dài ngày và cây ngắn ngày

- Phitôcrôm

+ Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì ảnh hưởng đến sự ra hoa, nảy mầm, đóng mở khí khổng.

+ Phitôcrôm là một loại prôtêin hấp thụ ánh sáng, tồn tại ở 2 dạng : dạng hấp thu ánh sáng đỏ (Pđ), dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx)

+ Cây dài ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ. Cây ngắn ngày ra hoa khi chiếu ánh sáng đỏ xa

c. Hoocmôn ra hoa

- Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmôn ra hoa (florigen). Hoocmôn này di chuyển từ lá vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cho cây ra hoa.

1.3 Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển

Sinh trưởng và phát triển là những quá trình tương tác lẫn nhau trong chu trình sống của cơ thể thực vật. Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển và phát triển lại thúc đẩy sự sinh trưởng.

1.4. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và phát triển a. Ứng dụng kiến thức về sinh trưởng

- Trong trồng trọt

+ Kích thích hoặc ức chế hạt nảy mầm bằng hoocmôn

+ Điều tiết sinh trưởng của cây gỗ bằng cách điều chỉnh ánh sáng của cây theo từng giai đoạn phát triển

- Trong công nghiệp rượu bia

Sử dụng hooc môn sinh trưởng gibêrelin để tăng quá trình phân giải tinh bột thành mạch nha.

b. Ứng dụng kiến thức về phát triển

Kiến thức về tác động của nhiệt độ, quang chu kì được sử dụng trong công tác chọn cây trồng theo vùng địa lí, theo mùa; xen canh; chuyển, gối vụ cây nông nghiệp và trồng rừng hỗn loài.

2. Bài tập minh họa

Sự ra hoa ở thực vật cần có điều kiện nào? Trình bày và giải thích?

Hướng dẫn giải:

  • Sự ra hoa liên quan tới tuổi cây và lượng hoocmôn, ngoài ra sự ra hoa còn chịu tác động của các nhân tố môi trường như nhiệt độ, ánh sáng,...
  • Tuổi cây: Sự hình thành hoa là dấu hiệu việc chuyển cây từ giai đoạn sinh trưởng, phát triển sinh dưỡng sang giai đoạn phát triển sinh trưởng, phát triển sinh sản. Cây đạt sự sinh trưởng sinh dưỡng nhất định mới chuyển sang giai đoạn ra hoa.
  • Nhiệt độ: Nhiệt độ có vai trò nhất định trong việc hình thành mầm hoa. Quyết định số lượng hoa đực và hoa cái do nhiệt độ còn ảnh hưởng tới các nhân tố môi trường khác như độ ẩm, nồng độ CO2.
  • Florigen: Là hoocmôn thực vật kích thích sự ra hoa.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Florigen là gì? Trình bày ý nghĩa của florigen đối với sự ra hoa?

Câu 2: Quang chu kì là gì? Có bao nhiêu loại cây theo quang chu kì?

Câu 3: Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? Ý nghĩa của phitôcrôm đối với quang chu kì?

Câu 4: Nêu các ứng dụng về thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Thời gian sáng trong quang chu kì có vai trò

A. tăng số lượng, kích thước hoa.

B. kích thích ra hoa.

C. cảm ứng ra hoa.

D. tăng chất lượng hoa.

Câu 2: Xuân hoá là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào

A. độ dài ngày.

B. tuổi cây.

C. quang chu kì.

D. nhiệt độ.

Câu 3: Thời gian tối trong quang chu kì có vai trò

A. tăng số lượng hoa.

B. kích thích ra hoa.

C. cảm ứng ra hoa.

D. tăng chất lượng hoa.

Câu 4: Nhân tố bên ngoài tác động lên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật là

A. nước.

B. nhiệt độ

C. ánh sáng.

D. phân bón.

Câu 5: Nhân tố có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi và là

A. nhiệt độ.

B. ánh sáng

C. nước.

D. phân bón.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Phát triển ở thực vật có hoa Sinh học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này, học sinh cần:

  • Nêu được khái niệm phát triển ở thực vật có hoa
  • Nêu được các nhân tố chi phối sự ra hoa
  • Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển
  • Tham khảo thêm

  • doc Sinh học 11 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
  • doc Sinh học 11 Bài 35: Hooc môn ở thực vật
  • doc Sinh học 11 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • doc Sinh học 11 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
  • doc Sinh học 11 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tt)
  • doc Sinh học 11 Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật
(7) 162 lượt xem Share Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen TẢI VỀ XEM ONLINE Bài giảng Sinh học 11 Chương 3 Sinh học 11 Sinh học 11 Sinh Trưởng Và Phát Triển

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Sinh học 7 Bài 63: Ôn tập
  • Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) Ngữ văn 7
  • Sinh học 7 Bài 60: Động vật quý hiếm
  • Ôn tập phần tiếng Việt (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi Ngữ văn 9
  • Sinh học 7 Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học
  • Công nghệ 7 Ôn tập phần IV: Thủy sản
  • Công nghệ 8 Bài 59: Thực hành: Thiết kế mạch điện
  • Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) Ngữ văn 7
  • Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Ngữ văn 9
Bài học Sinh 11

Chương 1: Chuyển Hoá Vật Chất Và Năng Lượng

  • 1 Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
  • 2 Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
  • 3 Bài 3: Thoát hơi nước
  • 4 Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
  • 5 Bài 5: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật
  • 6 Bài 6: Dinh dưỡng nitơ ở thực vật (tt)
  • 7 Bài 7: Thực hành Thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò của phân bón
  • 8 Bài 8: Quang hợp ở thực vật
  • 9 Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
  • 10 Bài 10: Ảnh hưởng nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
  • 11 Bài 11: Quang hợp và năng suất cây trồng
  • 12 Bài 12: Hô hấp ở thực vật
  • 13 Bài 13: Thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
  • 14 Bài 14: Thực hành: Phát hiện hô hấp ở thực vật
  • 15 Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
  • 16 Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
  • 17 Bài 17: Hô hấp ở động vật
  • 18 Bài 18: Tuần hoàn máu
  • 19 Bài 19: Tuần hoàn máu (tiếp theo)
  • 20 Bài 20: Cân bằng nội môi
  • 21 Bài 21: Thực hành: Đo một số chỉ tiêu sinh lí ở người
  • 22 Bài 22: Ôn tập chương 1

Chương 2: Cảm Ứng

  • 1 Bài 23: Hướng động
  • 2 Bài 24: Ứng động
  • 3 Bài 25: Thực hành: Hướng động
  • 4 Bài 26: Cảm ứng ở động vật
  • 5 Bài 27: Cảm ứng ở động vật (tiếp theo)
  • 6 Bài 28: Điện thế nghỉ
  • 7 Bài 29: Điện thế hoạt động và sự lan truyền xung thần kinh
  • 8 Bài 30: Truyền tin qua Xináp
  • 9 Bài 31: Tập tính của động vật
  • 10 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)
  • 11 Bài 33: Thực hành: Xem phim về tập tính của động vật

Chương 3: Sinh Trưởng Và Phát Triển

  • 1 Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật
  • 2 Bài 35: Hooc môn ở thực vật
  • 3 Bài 36: Phát triển ở thực vật có hoa
  • 4 Bài 37: Sinh trưởng và phát triển ở động vật
  • 5 Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật
  • 6 Bài 39: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật (tt)
  • 7 Bài 40: Thực hành: Xem phim về sinh trưởng và phát triển ở động vật

Chương 4: Sinh Sản

  • 1 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật
  • 2 Bài 42: Sinh sản hữu tính ở thực vật
  • 3 Bài 43: Thực hành: Nhân giống vô tính ở thực vật bằng giâm, chiết, ghép
  • 4 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật
  • 5 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật
  • 6 Bài 46: Cơ chế điều hòa sinh sản
  • 7 Bài 47: Điều khiển sinh sản ở động vật và sinh đẻ có kế hoạch ở người
  • 8 Bài 48: Ôn tập chương II, III, IV
Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này Bỏ qua Đăng nhập ATNETWORK ATNETWORK

Từ khóa » Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh 11 Bài 36