Lý Thuyết Sinh 11: Bài 5. Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh Diều 5: Hô hấp ở thực vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Tổng hợp lý thuyết Sinh học 11 trọn bộ chi tiết, đầy đủ.
Bài 5: Hô hấp ở thực vật
Mục lục nội dung I. Khái quát về hô hấp ở thực vậtII. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vậtIII. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp IV. Thực hànhV. Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh Diều Bài 5 (có đáp án)I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
1. Khái niệm hô hấp ở thực vật
Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hoá hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O đồng thời giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể. Các hợp chất hữu cơ như carbohydrate, protein, lipid,... đều có thể được thực vật sử dụng làm nguồn cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, thực vật thường sử dụng tinh bột làm nguồn cung cấp năng lượng.
2. Quá trình hô hấp ở thực vật
Thực vật không có cơ quan làm nhiệm vụ trao đổi khí (cơ quan hô hấp) như ở động vật, O2 khuếch tán vào trong tế bào và quá trình hô hấp ở thực vật diễn ra trong từng tế bào. Quá trình hô hấp ở thực vật dược chia thành ba giai đoạn: đường phân; phản ứng oxi hoá pyruvic acid thành acetyl-CoA và chu trình Krebs; chuỗi truyền electron hô hấp (hình 5.1). Trong quá trình hô hấp ở thực vật, nếu phân giải hoàn toàn (oxi hoá hoàn toàn) một phân tử glucose thì tổng hợp được khoảng 30 – 32 ATP.
3. Vai trò của hô hấp ở thực vật
- Vai trò chuyển hoá năng lượng: Quá trình hô hấp giải phóng và chuyển hoá năng lượng tích luỹ trong các hợp chất hữu cơ thành năng lượng tích luỹ trong các phân tử ATP, dạng năng lượng này được tế bảo và cơ thể thực vật sử dụng cho nhiều hoạt động sống như hấp thụ, vận chuyển và trao đổi chất, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển,... Bên cạnh đó, một lượng lớn năng lượng được chuyển hoá thành năng lượng nhiệt giúp thực vật chống chịu điều kiện lạnh. Nhiệt độ cơ thể thực vật tăng cũng giúp bay hơi một số hợp chất dẫn dụ côn trùng tham gia quá trình thụ phấn.
- Vai trò trao đổi chất: Quá trình hô hấp tạo ra các chất trung gian, chúng là nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều chất hữu cơ khác nhau cho tế bào và cơ thể thực vật.
II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
1. Nước
Nước là dung môi trong tế bào sinh vật. Hàm lượng nước ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tế bào và hoạt động của các enzyme trong quá trình hô hấp. Thực vật thường sử dụng enzyme trong quá trình hô hấp. Thực vật thường sử dụng nguồn carbon dự trữ là tỉnh bột làm nguyên liệu của quá trình hô hấp, nước cần thiết cho quá trình thuỷ phân biển đổi tinh bột thành glucose – nguyên liệu trực tiếp của quá trình hô hấp. Vì vậy, muốn tăng cường độ hô hấp thì cần phải tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.
2. Nồng độ O2
O2 là nguyên liệu của quá trình hô hấp, do đó thực vật phát triển tốt khi được cung cấp đủ O2. Nếu nồng độ O2 giảm xuống dưới 10% thì quá trình hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. Ở thực vật, khi môi trường thiếu O2 (cây ngập úng hoặc hạt bị ngâm trong nước thời gian dài), các tế bào thực vật sẽ chuyển hoá glucose theo con đường lên men. Glucose được chuyển hoá thành pyruvic acid, sau đó từ pyruvic acid chuyển thành lactic acid hoặc ethanol (hình 5.2). Đây là phương thức thích nghi của thực vật với môi trường sống thiếu O2.
3. Nhiệt độ
Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp của thực vật trong khoảng 30 – 40 °C. Trên 40 °C, tốc độ hô hấp giam vì nhiệt độ cao làm biến tính và giảm hoạt tính của enzyme hô hấp. Ở nhiệt độ khoảng 0 — 10 C, cường độ hô hấp của thực vật khá thấp. Trong khoảng nhiệt độ từ 0 – 35 °C, cường độ hô hấp tăng khoảng 2 – 2,5 lần khi nhiệt độ tăng 10 °C.
4. Nồng độ CO2
CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. Tăng nồng độ CO2 trong khi quyển sẽ gây ức chế và làm giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lí của thực vật, đặc biệt là sự nảy mầm của hạt. Ở môi trường đất nghèo O2, hàm lượng CO2 tích tụ nhiều do quá trình hô hấp của vi sinh vật sẽ ảnh hưởng không tốt tới tốc độ sinh trưởng của thực vật.
III. Mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp
Quang hợp và hô hấp là hai mặt của một quá trình thống nhất — quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. Sản phẩm của quang hợp là nguyên liệu cho hô hấp. Ngược lại, sản phẩm của hô hấp lại là nguyên liệu cho quang hợp. Thông qua quang hợp và hô hấp, năng lượng ảnh sáng được chuyển hoá thành năng lượng hoá học tích luỹ trong ATP (hình 5.3).
IV. Thực hành
Thí nghiệm hô hấp ở thực vật
Cơ sở lí thuyết
Trong quá trình hô hấp, thực vật hấp thụ O2 và thải CO2. Do vậy, có thể đánh giá quả trình hô hấp của thực vật thông qua sự hình thành CO2
Các bước tiến hành
- Chuẩn bị
- Dụng cụ: bình tam giác có dung tích 250 mL, nút cao su có khoan lỗ hoặc màng bọc thực phẩm, que tăm và bật lửa.
- Mẫu vật: hạt (lúa, ngô, đậu) mới nảy mầm.
Tiến hành
- Cân 200 g hạt nảy mầm và chia thành hai phần bằng nhau.
- Ngâm 100 g hạt nảy mầm trong nước sôi (khoảng 95 – 100 °C), 100 g hạt còn lại ngâm trong nước ấm (30 – 35 °C) khoảng 5 phút.
- Vớt hạt và cho vào hai bình tam giác. Nút chặt bình tam giác bằng nút cao su hoặc sử dụng màng bọc thực phẩm bao kín miệng bình (hình 5.4).
- Để khoảng 15 – 20 phút. Mở nút cao su (hoặc màng bọc thực phẩm), đồng thời cho que tăm đang chảy vào miệng bình.
- Quan sát hiện tượng xảy ra đối với que tăm đang cháy ở hai miệng bình.
Báo cáo
Học sinh trình bày và giải thích kết quả thu được. Tham khảo cách trình bày báo cáo theo mẫu bài 3.
V. Trắc nghiệm Sinh học 11 Cánh Diều Bài 5 (có đáp án)
Câu 1: Trong giai đoạn nào của con đường hô hấp hiếu khí sau đây ở thực vật, từ một phân tử glucose tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Đường phân
C. Chu trình Crep
D. Phân giải kị khí
Câu 2: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep
C. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân
D. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
Câu 3: Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC
B. 40oC - 45oC
C. 30oC - 35oC
D. 45oC - 50oC
Giải thích
Nhiệt độ tối ưu của quá trình hô hấp rơi vào khoảng 30 - 35 ºC và nhiệt độ tối đa cho hô hấp rơi vào khoảng 40 - 45 ºC
Câu 4: Để tìm hiểu quá trình hô hấp ở thực vật, Nhóm học sinh cho 1 bình đựng đầy hạt đậy kín nối với ống nghiệm có nước vôi trong. Nước vôi được sử dụng trong thí nghiệm này nhằm mục đích nào sau đây?
A. hấp thụ nhiệt do hô hấp tỏa ra
B. Cung cấp canxi cho hạt nảy mầm
C. Giúp hạt nảy mầm nhanh hơn
D. chứng minh hô hấp ở thực vật thải CO2
Giải thích
Hô hấp ở thực vật là quá trình diễn ra sự oxi hóa sinh học của tế bào sống. Trong đó các phân tử hữu cơ sẽ bị oxi hóa tới H2O và CO2. Đồng thời sẽ giải phóng năng lượng gồm cả một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP. Như trong thí nghiệm trên nước vôi được sử dụng nhằm chứng minh rằng hô hấp ở thực vật sẽ thải ra khí CO2
Câu 5: Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp hiếu khí ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
A.Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
B. Trong điều kiện thiếu Oxy, thực vật tăng cường quá trình hô hấp hiếu khí
C. Nồng độ CO2 cao có thể ức chế quá trình hô hấp
D. Các loại hạt khô như hạt thóc, hạt ngô có cường độ hô hấp thấp
Giải thích
Hô hấp ở thực vật chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường: trong đó ôxi tham gia trực tiếp vào quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ và là một chất nhận điện tử cuối cùng của chuỗi truyền điện tử. Nếu cây ở trong điều kiện thiếu ôxi thì cây sẽ chuyển sang phân giải kị khí rất bất lợi cho cơ thể cây.
>>> Xem toàn bộ:Lý thuyết Sinh học 11 Cánh Diều
-------------------------------------------
Trên đây Toploigiai đã cùng các bạn Tóm tắt Lý thuyết Sinh học 11 Cánh Diều Bài 5: Hô hấp ở thực vật theo chương trình Sách mới ngắn gọn nhất. Mời các bạn hãy click ngay vào trang chủ Toploigiai để tham khảo và chuẩn bị bài cho năm học mới Lớp 11 nhé. Chúc các bạn học tốt.
Từ khóa » Tóm Tắt Bài 5 6 Sinh Học 11
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 5 - Dinh Dưỡng Nito ở Thực Vật
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 6 - Dinh Dưỡng Nito ở Thực Vật (tiếp)
-
Sinh Học 11 Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật
-
Lý Thuyết Sinh Học 11 Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật
-
Tóm Tắt Lý Thuyết Sinh Học 11 Hay Nhất - TopLoigiai
-
Bài 5 - 6. Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật - Hoc24
-
Bài 5 Sinh 11: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật Sgk Trang 25 27 - Tech12h
-
Lý Thuyết Sinh 11-: BÀI 5: DINH DƯỠNG NITO Ở THỰC VẬT
-
Sinh Học 11 Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật
-
Sinh Học 11 Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật - Dạy Học Mới
-
Sinh Học 11 Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật - Học Hỏi Net
-
SH 11: Bài 5 + 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT
-
Bài Giảng Sinh Học 11 Bài 5: Dinh Dưỡng Nitơ ở Thực Vật - TaiLieu.VN