Lý Thuyết Sinh Học Lớp 9 Bài 8 - Nhiễm Sắc Thể

Sinh 9 bài 8: Nhiễm sắc thểLý thuyết Sinh học 9 bài 8Bài trướcTải vềBài sauNâng cấp gói Pro để trải nghiệm website VnDoc.com KHÔNG quảng cáo, và tải file cực nhanh không chờ đợi. Mua ngay Từ 79.000đ Tìm hiểu thêm

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 8: Nhiễm sắc thể

  • A. Giải bài tập Sinh 9 bài 8
  • B. Lý thuyết Sinh học 9 bài 8
  • Trắc nghiệm Sinh 9 bài 8

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 8: Nhiễm sắc thể tổng hợp phần lý thuyết cơ bản trong chương trình Sinh học lớp 9 bài 8. Tài liệu giúp các em tìm hiểu kiến thức nhiễm sắc thể về các đặc trưng của nhiễm sắc thể, cấu trúc và chức năng của NST. Chúc các em học tốt, dưới đây là tài liệu các em tham khảo nhé.

A. Giải bài tập Sinh 9 bài 8

  • Giải bài tập trang 26 SGK Sinh lớp 9: Nhiễm sắc thể
  • Giải bài tập VBT Sinh học lớp 9 bài 8: Nhiễm sắc thể

B. Lý thuyết Sinh học 9 bài 8

I. TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ (NST)

- Nhiễm sắc thể (NST) là vật thể tồn tại trong nhân tế bào, bắt màu thuốc nhuộm kiềm tính, do vật chất di truyền tập trung lại thành những sợi ngắn và có số lượng, hình dạng kích thước đặc trưng cho mỗi loài.

- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xoma), nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình thái và kích thước, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ → các gen trên cặp NST cũng tồn tại thành từng cặp.

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 8: Nhiễm sắc thể

- Bộ NST trong tế bào chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội (2n), bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội (n).

- Ở các loài đơn tính có sự khác nhau về một cặp NST giới tính giữa hai giới đực cái.

- Đa số các loài có kí hiệu cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY.

- Một số trường hợp khác: châu chấu: giới cái XX, giới đực OX; chim, tằm: cái XY, đực XX

- Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

II. CẤU TRÚC CỦA NST

- Hình dạng và cấu trúc siêu hiển vi của NST được mô tả khi nó có dạng đặc trưng ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào. Vì ở kì giữa NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 - 50 μm, đường kính 0,2 – 2 μm giúp ta có thể quan sát NST một cách rõ nhất.

- Cấu trúc NST: ở kì giữa NST tồn tại thành từng cặp, mỗi NST kép gồm 2 nhiễm sắc tử chị em (cromatit) gắn với nhau ở tâm động, chia nó thành 2 cánh.

Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 8: Nhiễm sắc thể

+ Tâm động có vai trò: là vị trí liên kết của thoi vô sắc với NST, đảm bảo NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.

+ Mỗi cromatit gồm: 1 phân tử ADN và prôtêin histon.

+ Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp các NST không dính vào nhau.

III. CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ

- NST là cấu trúc mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền:

+ Việc tập hợp ADN thành NST có vai trò lưu giữ, bảo quản thông tin di truyền trong tế bào.

+ Sự tự sao của ADN đưa đến sự nhân đôi của NST, nhờ đó các gen qui định tính trạng được di truyền qua các thế hệ.

C. Trắc nghiệm Sinh 9 bài 8

Ngoài lý thuyết Sinh học 9 bài 8, VnDoc gửi tới các bạn bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh 9 bài 8 cho các em luyện tập. Tài liệu dưới dạng trực tuyến cho các em trực tiếp làm bài và kiểm tra kết quả ngay khi làm xong.

...................................

Để xem những bài tiếp theo, mời các em vào chuyên mục Lý thuyết Sinh học 9 trên VnDoc nhé. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm Chuyên đề Sinh học 9, Giải bài tập Sinh học 9 hoặc đề thi học học kì 1 lớp 9 được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Bài tiếp theo: Lý thuyết Sinh học lớp 9 bài 9

Từ khóa » Cấu Tạo Nhiễm Sắc Thể Sinh 9