Sinh Học 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể - HOC247
Có thể bạn quan tâm
Trong bài học này các em được tìm hiểu kiến thức nhiễm sắc thể về các đặc trưng của nhiễm sắc thể, cấu trúc và chức năng của NST. Qua đó các em nhận thấy được bản chất cấu trúc của NST trong nhân.
ATNETWORK YOMEDIA1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
1.2. Cấu trúc của nhiễm sắc thể
1.3. Chức năng của nhiễm sắc thể
2. Luyện tập bài 8 Sinh học 9
2.1. Trắc nghiệm
2.2. Bài tập SGK & Nâng cao
3. Hỏi đáp Bài 8 Chương 2 Sinh học 9
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ là 1 phân tử axit nucleotit trần dạng vòng nằm trong vùng nhân không có màng bao quanh
- Trong tế bào sinh dưỡng (tế bào xôma), nhiễm sắc thể (NST) tồn tại thành từng cặp tương đồng (giống nhau vể hình thái, kích thước). Trong cặp NST tương đồng, một NST có nguồn gốc từ bố, một NST có nguồn gốc từ mẹ.
- Do đó, các gen trên NST cũng tổn tại thành từng cặp tương ứng. Bộ NST chứa các cặp NST tương đồng gọi là bộ NST lưỡng bội, được kí hiệu là 2n NST Bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng được gọi là bộ NST đơn bội, kí hiệu là n NST.
- Ngoài ra, ở những loài đồng tính, có sự khác nhau giữa cá thể đực và cá thể cái ở một cặp NST giới tính được kí hiệu tương đồng là XX và XY.
- Tế bào của mồi loài sinh vật có một bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.
- Tùy theo mức độ duỗi và đóng xoắn mà chiều dài của NST khác nhau ở các kì của quá trình phân chia tế bào. Tại kì giữa, NST co ngắn cực đại và có chiều dài từ 0,5 đến 50 μm, đường kính từ 0,2 đến 2 μm (1 μm = 10-3 mm), đồng thời có hình dạng đặc trưng như hình hạt, hình que hoặc chữ V
1.2. Cấu trúc của nhiễm sắc thể
a. Cấu trúc hiển vi của một NST
Mỗi NST điển hình gồm 3 trình tự nucleotit đặc biệt:
- Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào
- Vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và giúp cho các NST không dính vào nhau
- Các trình tự khởi đầu nhân đôi AND là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu được nhân đôi
b. Cấu trúc siêu hiển vi
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nucleoxom
- Mỗi nucleoxom gồm 8 phân tử protein histon được quấn quanh bởi 1 ¾ vòng AND tương ứng với 146 cặp nucleotit
- Các nucleoxom cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn AND tạo thành chuỗi nucleoxom (sợi cơ bản)
- Sợi cơ bản (11nm) → Sợi nhiễm sắc (30nm) → Cromatit (700nm) → NST (1400nm)
- Ở tế bào nhân sơ, NST thường chỉ chứa 1 phân tử AND mạch kép, dạng vòng
1.3. Chức năng của nhiễm sắc thể
- NST có các chức năng khác nhau như: lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền thông qua các cơ chế tự nhân đôi, phân li, tổ hợp diễn ra qua các quá trình phân bào và thụ tinh… Do vậy, NST được coi là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào.
- NST có khả năng tự nhân đôi, nhờ đó các nhân tố di truyền quy định tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
2. Luyện tập Bài 8 Sinh học 9
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được các đặc trưng của nhiễm sắc thể.
- Trình bày được cấu trúc hiển vi và siêu hiển vi của một NST.
- Nêu được vai trò của NST trong di truyền.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 9 Bài 8 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
NST là cấu trúc có ở
- A. Bên ngoài tế bào
- B. Trong các bào quan
- C. Trong nhân tế bào
- D. Trên màng tế bào
-
Câu 2:
Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:
- A. Hình que
- B. Hình hạt
- C. Hình chữ V
- D. Nhiều hình dạng
-
Câu 3:
Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:
- A. Vào kì trung gian
- B. Kì đầu
- C. Kì giữa
- D. Kì sau
Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 9 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 26 SGK Sinh học 9
Bài tập 2 trang 26 SGK Sinh học 9
Bài tập 3 trang 26 SGK Sinh học 9
Bài tập 1 trang 27 SBT Sinh học 9
Bài tập 2 trang 27 SBT Sinh học 9
Bài tập 4 trang 27 SBT Sinh học 9
Bài tập 7 trang 28 SBT Sinh học 9
Bài tập 8 trang 28 SBT Sinh học 9
Bài tập 9 trang 28 SBT Sinh học 9
Bài tập 10 trang 28 SBT Sinh học 9
Bài tập 11 trang 29 SBT Sinh học 9
Bài tập 12 trang 29 SBT Sinh học 9
Bài tập 33 trang 32 SBT Sinh học 9
3. Hỏi đáp Bài 8 Chương 2 Sinh học 9
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Sinh Học 9 HỌC247
NONEBài học cùng chương
Sinh học 9 Bài 9: Nguyên phân Sinh học 9 Bài 10: Giảm phân Sinh học 9 Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh Sinh học 9 Bài 12: Cơ chế xác định giới tính Sinh học 9 Bài 13: Di truyền liên kết Sinh học 9 Bài 14: Thực hành Quan sát hình thái nhiễm sắc thể ADSENSE ADMICRO Bộ đề thi nổi bật UREKA AANETWORKXEM NHANH CHƯƠNG TRÌNH LỚP 9
Toán 9
Lý thuyết Toán 9
Giải bài tập SGK Toán 9
Trắc nghiệm Toán 9
Ôn tập Toán 9 Chương 3
Ôn tập Hình học 9 Chương 2
Ngữ văn 9
Lý thuyết Ngữ Văn 9
Soạn văn 9
Soạn văn 9 (ngắn gọn)
Văn mẫu 9
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ
Tiếng Anh 9
Giải bài Tiếng Anh 9
Giải bài tập Tiếng Anh 9 (Mới)
Trắc nghiệm Tiếng Anh 9
Unit 5 Lớp 9
Tiếng Anh 9 mới Review 2
Vật lý 9
Lý thuyết Vật lý 9
Giải bài tập SGK Vật Lý 9
Trắc nghiệm Vật lý 9
Ôn tập Vật Lý 9 Chương 2
Hoá học 9
Lý thuyết Hóa 9
Giải bài tập SGK Hóa học 9
Trắc nghiệm Hóa 9
Hóa học 9 Chương 3
Sinh học 9
Lý thuyết Sinh 9
Giải bài tập SGK Sinh 9
Trắc nghiệm Sinh 9
Sinh Học 9 Chương 6
Lịch sử 9
Lý thuyết Lịch sử 9
Giải bài tập SGK Lịch sử 9
Trắc nghiệm Lịch sử 9
Lịch Sử 9 Chương 1 Lịch Sử Việt Nam
Địa lý 9
Lý thuyết Địa lý 9
Giải bài tập SGK Địa lý 9
Trắc nghiệm Địa lý 9
Địa Lý 9 Địa Lý Kinh tế
GDCD 9
Lý thuyết GDCD 9
Giải bài tập SGK GDCD 9
Trắc nghiệm GDCD 9
GDCD 9 Học kì 1
Công nghệ 9
Lý thuyết Công nghệ 9
Giải bài tập SGK Công nghệ 9
Trắc nghiệm Công nghệ 9
Công nghệ 9 Quyển 3
Tin học 9
Lý thuyết Tin học 9
Giải bài tập SGK Tin học 9
Trắc nghiệm Tin học 9
Tin học 9 Chương 2
Cộng đồng
Hỏi đáp lớp 9
Tư liệu lớp 9
Xem nhiều nhất tuần
Đề thi giữa HK1 lớp 9
Đề thi HK1 lớp 9
Đề thi HK2 lớp 9
Đề thi giữa HK2 lớp 9
Đề cương HK1 lớp 9
6 bài văn mẫu về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
5 bài văn mẫu chọn lọc về văn bản Chiếc lược ngà
8 bài văn mẫu Chuyện người con gái Nam Xương
6 bài văn mẫu truyện ngắn Làng hay
Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành nối dây dẫn điện
5 bài văn mẫu về Kiều ở lầu Ngưng Bích
Văn mẫu Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Video Toán NC lớp 9- Luyện thi vào lớp 10 Chuyên Toán
YOMEDIA YOMEDIA ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Bỏ qua Đăng nhập ×Thông báo
Bạn vui lòng đăng nhập trước khi sử dụng chức năng này.
Đồng ý ATNETWORK ON QC Bỏ qua >>Từ khóa » Cấu Tạo Nhiễm Sắc Thể Sinh 9
-
Lý Thuyết Sinh Học Lớp 9 Bài 8 - Nhiễm Sắc Thể
-
Lý Thuyết Nhiễm Sắc Thể Sinh Học 9
-
Cấu Trúc Nhiễm Sắc Thể | SGK Sinh Lớp 9
-
Lý Thuyết Sinh 9: Bài 8. Nhiễm Sắc Thể - Top Lời Giải
-
Cấu Tạo Của Nhiễm Sắc Thể Hay, Chi Tiết - Sinh Học Lớp 9
-
Lý Thuyết Nhiễm Sắc Thể Sinh 9
-
Soạn Sinh 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Lý Thuyết Sinh Học 9 Bài 8 (mới 2022 + Bài Tập): Nhiễm Sắc Thể
-
Giải Bài Tập Sinh Học 9 - Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Sinh 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Sinh Học 9 Bài 8: Nhiễm Sắc Thể
-
Giải Bài 8 Sinh 9: Nhiễm Sắc Thể - Tech12h
-
Giải Vở Bài Tập Sinh Học 9 - Bài 8: Nhiễm Sắc Thể