Lý Thuyết Thông Tin Bất Cân Xứng, Vận Dụng Trên Thị Trường Tài Chính

Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Luận Văn - Báo Cáo
  4. >>
  5. Kinh tế - Thương mại
Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.05 KB, 15 trang )

Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhDANH SÁCH NHÓM 2 – NHÓM THUYẾT TRÌNHSTTHỌ VÀ TÊN15Trần Thanh Hà13Nguyễn Thị Thu Hà35Đoàn Tùng Lâm38Trần Minh Lộc67Trần Thị Phương Thuý34Trịnh Thị Thu LanTrần Quốc Phong3Nhóm 2 – Thuyết trìnhNguyễn Thị Lan Anh1CHỮ KÝLý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhLỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, thị trường tàichính cũng không nằm ngoài xu thế đó.Nhưng trong quá trình phát triển, những cuộc khủng hoảng tài chính luôn làvấn đề bất cập trong mỗi quốc gia. Các nhà phân tích cho rằng, đa phần các cuộckhủng hoảng tài chính nổ ra đều có thể tránh được nếu có sự minh bạch và tínhcông khai. Nếu như các hoạt động của các tổ chức rõ ràng hơn, công khai nhiều tintức hơn, hay nói cách khác là có sự cân xứng về thông tin giữa các bên trong mọicuộc giao dịch thì mức độ rủi ro sẽ được hạn chế và giải quyết kịp thời hơn.Vấn đề nàyảnh hưởng không những lâu dài mà còn ảnh hưởng sâu sắc đếntâm lý, niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường tài chính. Làm thế nào để hạn chếthông tin bất cân xứng, làm cách nào để nâng cao chất lượng công bố thông tin,đảm bảo cho thị trường tài chính vận hành công bằng, hiệu quả, công khai, minhbạch được đặt ra rất cấp thiết.Nhóm 2 – Thuyết trình2Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhNỘI DUNG: LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤTCÂN XỨNG, VẬN DỤNG TRÊNTHỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNHCha đẻ của thông tin bất cân xứng là ba nhà kinh tế học đã đoạt giải Nobelvề các vấn đề liên quan đến thông tin: G.Akerlof, M.Spence and J.Stiglitz.1.Thông tin bất cân xứng là gì?Là trạng thái mà ở đó các bên của một giao dịch có sự nhận biết (thông tin)không giống nhau về đối tượng và các vấn đề liên quan của giao dịch đó.Đôi khi một lý do khiến các thị trường thất bại là thông tin bất cân xứng.Hiện tượng này đã trở thành mối quan tâm chính của các nhà kinh tế trong thờigian gần đây.Thông tin bất cân xứng xảy ra khi một bên tham gia thỏa thuận biết nhiềuhơn bên kia:+ Một người bán đưa ra món hàng mà người mua không dễ đánh giá chấtlượng.+ Một người tuyển dụng lao động khó có thể biết trong số các ứng viên ai làngười có năng lực nhất.+ Người cho vay không bao giờ biết rõ hơn người đi vay về khả năng thanhtoán nợ.Sự cách biệt thông tin có thể gây tốn kém và làm cho nhiều hàng hóa haydịch vụ không thể tham gia thị trường.Nhóm 2 – Thuyết trình3Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhVí dụ: Lấy thị trường xe máy Trung Quốc làm giả định:+ Chỉ có hai loại xe trên thị trường này: loại chất lượng tốt và loại chấtlượng kém (hay hàng dỏm).+ Cũng giả định giá thành một xe Trung Quốc chất lượng tốt là 700 đô-laMỹ, trong khi xe dỏm chỉ có 300 đô-la.Nếu người mua có khả năng nhận biết sự khác biệt về chất lượng, họ có thểsẵn lòng trả 800 đô-la cho xe tốt và 400 đô-la cho xe xấu.Thực tế, người bán biết về chất lượng hàng của mình, còn người tiêu dùngchỉ biết được sau khi đã mua và sử dụng. Điều này thường xảy ra ở những thịtrường mới xuất hiện như ví dụ đang được đề cập, nơi thông tin của hai bên làkhông tương đồng và chưa được kiểm chứng. Vì thế, người bán xe dỏm luôn cóđộng cơ để nói dối về chất lượng thật của chiếc xe. Biết vậy nên người mua chỉchấp nhận giá ở mức trung bình giữa hai loại xe, khoảng 550 đô-la. Mức giá nàythấp hơn hẳn giá thành của xe tốt nên đẩy loại xe này ra khỏi thị trường, khiến thịtrường chỉ còn toàn xe chất lượng thấp.Nguyên nhân của thông tin mất cân xứng:- Tác động của các chính sách kinh tế vĩ mô- Môi trường pháp lý chưa thuận lợi và sự kém hiệu quả của cơ quan phápluật cấp địa phương trong việc triển khai.- Công tác thống kê, dự báo còn hạn chế, cho nên những điều chỉnh trongđiều hành chính sách tiền tệ của NHNN chưa theo kịp diễn biến của nền kinh tế vàkết quả đạt chưa cao.- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN- Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập, yếu kémNhóm 2 – Thuyết trình4Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính2. Các hệ quả của thông tin mất cân xứng:2.1. Lựa chọn ngượcLựa chọn ngược là tình huống thông tin bất cân xứng xảy ra trước khitiếnhành giao dịch: khi một bên trong giao dịch có lợi thế thông tin về một đặcđiểmnào đó (chẳng hạn như chất lượng sản phẩm, tình trạng sức khỏe, sự lànhmạnh về tài chính, …) mà bên kia không thể quan sát với độ chính xác tuyệt đốikhiến bên kia không thể đưa ra quyết định chính xác và tối ưu. Bên có lợi thế vềthông tin có thể lợi dụng đặc điểm này để che dấu, bóp méo thông tin theo hướngcó lợi cho mình. Còn bên thiếu thông tin hơn cần hiểu được bất lợi này để tìm cácbiện pháp buộc bên có nhiều thông tin phải bộc lộ những đặc điểm hay thông tincần biết.Xét một ví dụ trong hoạt động bảo hiểm. Một công ty bảo hiểm phát hànhmột hợp đồng bảo hiểm rủi ro mất xe. Kết quả có nhiều khả năng xảy ra là đa sốnhững người phải để xe ở những nơi không an toàn sẽ mua bảo hiểm. Thông tin vềnơi mà người sử dụng xe hay gửi xe là thông tin chỉ riêng anh hay chị ta biết. Nóimột cách khác, đó là thông tin mà người ngoài và cụ thể là công ty bảo hiểm khôngthể quan sát được. Do vậy, công ty không thể phân biệt được để tính mức phí bảohiểm khác nhau với độ rủi ro khác nhau. Ai cũng nói là mình luôn gửi xe ở nhữngnơi an toàn để hy vọng được hưởng phí bảo hiểm thấp. Trường hợp này, công tybảo hiểm sẽ áp dụng một mức phí bảo hiểm bình quân. Với một mức phí bảo hiểmbình quân như vậy, thì những người thực sự luôn gửi xe ở nơi an toàn – khách hàngmà công ty bảo hiểm muốn hướng tới - sẽ thấy không đáng để mua bảo hiểm, cònnhững người có độ rủi ro cao - đối tượng khách hàng công ty bảo hiểm muốn tránh- sẽ sẵn sàng mua. Như vậy, chỉ có những người có độ rủi ro mất xe cao mới muabảo hiểm. Như vậy, công ty bảo hiểm đã bị đặt trong tình trạng lựa chọn ngược vìNhóm 2 – Thuyết trình5Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhthực chất, công ty bảo hiểm chỉ muốn bán bảo hiểm cho những khách hàng gửi xeở nơi an toàn.2.2. Rủi ro đạo đức ( tâm lý ỷ lại ) – moral hazardHiện tượng rủi ro đạo đức là tình trạng thông tin bất cân xứng xảy ra sau khigiao dịch, trong đó một bên trong giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về hànhđộng của bên kia sau khi giao kết hợp đồng. Do bên có nhiều thông tin hơn có thểdễ dàng che đậy hành động của mình, nên họ có xu hướng hành động đi ngược lạilợi ích của bên kia và theo hướng có lợi cho mình.Để hiểu rõ hơn về khái niệm rủi ro đạo đức, ta hãy dùng một ví dụ về bảohiểm. Trong phần nói về lựa chọn ngược ở trên, chúng ta đã sử dụng ví dụ về rủi romất xe máy để minh họa cho khái niệm “lựa chọn ngược”. Ta thấy rằng trước khiký hợp đồng bảo hiểm, công ty bảo hiểm không biết được đặc điểm của các kháchhàng (thông tin bị che đậy dẫn tới lựa chọn ngược). Thậm chí sau khi đã ký hợpđồng, công ty bảo hiểm cũng không cũng không quan sát được hành vi của kháchhàng. Những người sau khi đã mua bảo hiểm thường trở nên bất cẩn hơn. Họkhông còn giữ xe cẩn thận như trước nữa vì ỷ lại rằng nếu mất thì cũng được côngty bảo hiểm đền bù. Đây chính là tâm lý ỷ lại hay rủi ro đạo đức. Kết quả là xácsuất mất xe của những người bảo hiểm tăng lên đáng kể, từ đó kéo theo chi phí đềnbù của công ty bảo hiểm tăng lên.Nếu quan sát được hành vi của khách hàng, công ty bảo hiểm sẽ đưa vàotrong hợp đồng các điều khoản để xác định rõ những hành vi (bất cẩn) nào dẫn tớimất xe thì sẽ không được bồi thường và sẽ thực thi những điều khoản đó. Tuynhiên, việc quan sát hành vi là rất tốn kém, nếu không muốn nói là không khả thi.Do vậy, khi một khách hàng đến đòi đền bù thì công ty bảo hiểm thường không cócách nào để xác định được là khách đó có thực hiện đúng các điều khoản hợp đồnghay không.Nhóm 2 – Thuyết trình6Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhHiện tượng rủi ro đạo đức còn được nghiên cứu dưới hình thức là vấn đềngười ủy thác - đại lý (principal - agent problem). Hợp đồng vốn, ví dụ cổ phiếuthường là quyền được chia lợi nhuận và tài sản của công ty. Hợp đồng vốn chứađựng rủi ro đạo đức, được thể hiện bởi vấn đề “uỷ thác – đại lý”. Trong khi nhữngnhà quản lý là những đại lý nhỏ chỉ nắm giữ một tỷ lệ nhỏ, các cổ đông còn lại lànhững người uỷ thác nắm giữ chủ yếu cổ phần của công ty. Sự tách biệt giữa quyềnsở hữu và việc quản lý công ty làm phát sinh rủi ro đạo đức. Nhà quản lý công tycó thiên hướng hành động có lợi cho riêng mình hơn là vì quyền lợi của các cổđông còn lại, bởi vì nhà quản lý không có động lực nhằm tối đa hoá lợi nhuận côngty như các cổ đông mong muốn.3. Vận dụng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính [1]Trong một tiến trình giao dịch vốn, đối với nhà đầu tư tức là người cần vốnbao giờ cũng nắm rõ thông tin về mức độ rủi ro và tỷ suất sinh lời của dự án đầu tưmà anh ta đang tiến hành hơn là người cung cấp vốn. Thông tin bất cân xứng nàysẽ nảy sinh hai vấn đề làm cho người thừa vốn không sẵn lòng cung cấp cho ngườicần vốn đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức, từ đó làm hạn chế đến việclưu chuyển vốn trên thị trường vốn.3.1. Lựa chọn đối nghịch (lựa chọn ngược)Lựa chọn đối nghịch xảy ra trước khi giao dịch vốn. Đối với những ngườicần vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về huy động vốn thườngcó khuynh hướng đưa ra mức lãi suất huy động vốn rất cao. Thế nhưng một sự lựachọn đối nghịch xảy ra đó là: đối với người cho vay (người cung cấp vốn) bởi vìkhông có đầy đủ thông tin về dự án đầu tư của người cần vốn, sợ rủi ro nên họkhông sẵn lòng cung cấp vốn. Lựa chọn đối nghịch cũng xảy ra trren thị trườngNhóm 2 – Thuyết trình7Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhchứng khoán, các nhà đầu tư không đủ cơ sở để phân biệt công ty tốt – có lợinhuận kỳ vọng cao, rủi ro thấp và công ty xấu – có lợi nhuận kỳ vọng thấp, rủi rocao. Trong tình huống này, các nhà đầu tư chỉ sẵn lòng mua chứng khoán của cáccông ty có chất lượng trung bình phát hành – giá cả nằm ở giữa giá của công ty xấuvà giá cả của công ty tốt. Trong khi các công ty tốt biết rõ thông tin hơn các nhàđầu tư và biết rằng chứng khoán của mình bị thị trường định giá rất thấp nên khôngmuốn bán với mức giá mà các nhà đầu tư chỉ sẵn lòng trả.Kết qủa là trên thị trường các công ty có chất lượng kém lại sẵn lòng bán vớimức giá mà các nhà đầu tư mua trong khi những công ty hoạt động tốt đòi hỏi giáchứng khoán phải cao hơn mức giá trung bình thì không bán được. Tình huống nàydẫn đến một lựa chọn đối nghịch: các nhà đầu tư nếu có mua chứng khoán tức làđầu tư vào các công ty hoạt động kém. Nhận thức được khả năng này, các nhà đầutư có thể không đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán. Như vậy, lựa chọn đốinghịch đã làm hạn chế các dòng chảy vốn đầu tư từ người thừa đến người cần vốn.3.2. Rủi ro đạo đứcRủi ro đạo đức xảy ra sau khi giao dịch vốn. Trong các hợp đồng nợ, ngườiđi vay có thông tin đầy đủ hơn về quá trình sử dụng vốn, nên họ thường che dâúthông tin và thực hiện những hoạt động gây rủi ro cho khoản vốn vay mà ngườicho vay không mong muốn. Thật vậy, những trường hợp vay nợ thường có đặcđiểm là mức lãi suất cố định, vì vậy khi vay được vốn các doanh nghiệp lại cókhuynh hướng sử dụng số vốn vay đầu tư vào những dự án có lãi suất cao hơnnhằm kiếm lời lớn. Chính điều đó khiến cho rủi ro những người cho vay thu hồiđược vốn vay sẽ cao hơn. Trong hki đó, người cho vay không có đủ khả năng đểgiám sát những hoạt động của người đi vay sau khi cung cấp vốn để đảm bảo rằngngười đi vay không dùng số tiền đi vay đầu tư vào những dự án có nhiều rủi ro.Nhóm 2 – Thuyết trình8Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhNhận thức như vậy, người thừa vốn không sẵn lòng để cung cấp vốn cho người đivay.Vấn đề rủi ro đạo đức còn xảy ra trong các hợp đồng vốn. Hợp đồng vốn dễbị rơi vào loại hình đặc biệt của rủi ro đạo đức đó là vấn đề người chủ - người đạidiện (Princial – Agent problem). Khi đó, người quản lý hoạt động với tư cách làngười đại diện của công ty, chỉ sở hữu một phần nhỏ số vốn, còn những cổ đônggọi là người chủ công ty sở hữu phần lớn vốn nhưng tham gia vào quản lý công ty.Sự tách rời quyền sở hữu và kiểm soát công ty dẫn tới rủi ro đạo đức trong đóngười quản lý với tư cách là người đại diện chỉ quan tâm đến những lợi ích riêngcủa họ hơn là lợi ích của những người sở hữu (người chủ) bởi vì người quản lý ítcó hoạt động để tối đa hoá lợi nhuận hơn so với những người chủ sở hữu.Để hiểu được vấn đề người chủ và người đại diện chúng ta xét ví dụ: giả sửông A mời bạn góp vốn để thành lập công ty bán nước giải khát với số vốn 10.000đô la, trong đó bạn góp 10% và ông A góp 90%, ràng buộc điều kiện bạn làmngười quản lý (đại diện). Như vậy, nếu như bạn làm việc cật lực cuối năm công tykiếm được 50.000 đô la lợi nhuận, thì bạn chỉ được chia 5.000 đô la còn ông A lạinhận được 45.000 đô la.Với mức chia 5.000 đô la không đủ tạo ra động lực để bạn là người quản lýtốt. Nếu như bạn không làm tốt thì công ty làm sao có được 50.000 đô la. Bạn nghĩrằng, đáng lý bạn kiếm thu nhập cao hơn. Rủi ro đạo đức nảy sinh từ vấn đề ngườichủ - người đại diện nếu như bạn không thật thà, khai báo tăng chi phí để giảm lợinhuận cửa hàng và bỏ túi riêng…Vấn đề người chủ - người đại diện không xảy ranếu như những người sở hữu công ty có đầy đủ thông tin về cái gì mà người quảnlý thực hiện và có thể ngăn chặn những chi phí lãng phí và gian lận.Nhóm 2 – Thuyết trình9Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính4. Giải pháp khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứngTình trạng thông tin bất cân xứng khiến các thị trường hoạt động kém hiệuquả, các nguồn lực của xã hội được phân bổ không hiệu quả, gây lãng chí chungcho toàn xã hội, đe dọa sự tồn tại của một số thị trường, kìm hãm sự phát triểnchung của nền kinh tế. Giải pháp chung thường được sử dụng để hạn chế mức độthông tin bất cân xứng là: Cơ chế phát tín hiệu, Cơ chế sàng lọc, cơ chế giám sát.4.1. Cơ chế phát tín hiệu (Signaling) – Michael Spence [3]Michael Spence chỉ ra được cơ chế phát tín hiệu: bên có nhiều thông tin cóthể phát tín hiệu đến những bên ít thông tin một cách trung thực và tin cậy.Spence lấy ví dụ trong thị trường lao động. Người bán trên thị trường laođộng là những ứng cử viên đi xin việc và người mua là nhà tuyển dụng. Nhà tuyểndụng không thể trực tiếp quan sát các khả năng của ứng cử viên mà chỉ có thể đánhgiá gián tiếp thông qua bằng cấp, kinh nghiệm,…của họ. Đó được gọi là những tínhiệu được phát ra cuả người lao động. Như vậy việc phát tín hiệu này đã làm giảmthông tin bất cân xứng giữa những người lao động và ông chủ.4.2. Cơ chế sàng lọc (Screening) – Joseph Stiglitz [3]Stiglitz đặt ra vấn đề là bản thân những người có ít thông tin hơn cũng có thểtự cải thiện tình trạng của mình thông qua cơ chế sàng lọc. Bên có ít thông tin hơncó thể thu thập thông tin từ bên kia bằng cách đưa ra các điều kiện giao dịch hợpđồng khác nhau.Ông lấy ví dụ bất cứ hàng hóa nào cũng đều có những đặc tính khác nhaunhư chất lượng khác nhau, mẫu mã khác nhau nên cần phải phân loại chúng. Đốivới lao động cũng có lao động có khả năng, tay nghề cao và lao động có khả năngtay nghề thấp. Vì vậy không thể trả lương theo một mức lương chung. Để khuyếnkhích người có khả năng cao, tạo ra năng suất lao động cao thì cần phải trả lươngNhóm 2 – Thuyết trình10Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhcao để khuyến khích họ. Đối với người có khả năng thấp, việc cố gắng đạt đượcmột năng suất sản xuất để nhận được lương cao sẽ tốn chi phí rất lớn so với ngườicó khả năng cao. Vì vậy việc phân nhóm lao động để trả lương là việc làm cần thiếtđể khuyến khích những người có khả năng nâng cao trình độ và mang lại hiệu qủacao cho xã hội.4.3. Cơ chế giám sát [2]Cơ chế giám sát được áp dụng nhằm mục đích kiểm soát tâm lý ỷ lại, cơ chếbao gồm giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp.Giám sát trực tiếp: Bên có ít thông tin hơn sẽ bỏ ra nguồn lực để đạt đượckiểm soát thông tin đối với bên kia, cơ chế giám sát này sẽ tốn nhiều chi phí và sứclực.Giám sát gián tiếp: là việc một bên trong giao dịch thiết kế hợp đồng sao chobên kia cảm thấy không có động cơ để thực hiện những hành vi đi ngược lại lợi íchcủa anh ta, và khiến bên kia cảm thấy rằng việc tuân thủ các điều khoản sẽ có lợicho mình. Trong hợp đồng có thể thiết kế các điều khoản hạn chế để ngăn cản bênkia tham gia vào các hoạt động có độ rủi ro cao, hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức.5. Vì sao các trung gian tài chính lại có thể khắc phục tình trạng thôngtin bất cân xứng?Như phân tích ở trên thì tình trạng thông tin bất cân xứng xuất hiện khi mộttrong hai bên trong một giao dịch có ít thông tin hơn bên kia về đối tượng giaodịch, khiến cho việc đưa ra quyết định không được chính xác.Thông tin bất cân xứng sẽ làm cho người dư thừa vốn không muốn cung cấpcho người cần vốn đó là: lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Nhưng các trungNhóm 2 – Thuyết trình11Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhgian tài chính lại có thể khác phục tình trạng thông tin bất cân xứng, cụ thể là haivấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Bởi các lý do sau đây:+ Thứ nhất, các trung gian tài chính chuyên môn hóa trong việc đánh giá rủiro tiềm năng của người đi vay bằng cách đánh giá, tiếp cận qua các thông tin củangười đi vay (như: tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tin dụng) và kiểm soáthoạt động đầu tư của người đi vay. Do các trung gian tài chính có những thuận lợiđể đưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ một cách hợp lý. Bên cạnh đó, cáctrung gian tài chính có thể nắm bắt được quá trình sử dụng vốn, mà người đi vaykhông thể che dấu những thông tin hay thực hiện những hoạt động gây rủi ro chokhoản vốn vay. Bằng đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, các trung gian tàichính có thể giám sát hoạt động của người đi vay sau khi đã cung câp vốn để đảmbảo người đi vay đầu tư vào những dự án gặp nhiều rủi ro, tư đó có thể nâng caohiệu quả sử dụng vốn. Điều này góp phần giải quyết hạn chế vấn đề rủi ro đạo đức,giúp cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi trong xã hội dịch chuyển từ người thừa sangngười thiếu. Ví dụ: Ngân hàng Đông- Á nhận tiền gửi tiết kiệm từ ông A, bằngnhững kỹ năng nghiệp vụ của mình, Ngân hàng thay thế ông A tiếp cận tìm hiểunhững thông tin về người cần vay vốn là ông B, đánh giá khả năng hoàn trả lạikhoản vay của ông B và kiểm soát đánh giá việc đầu tư có hiệu quả hay không?Nếu trên thực tế, ông A không thể tự mình tìm hiểu thông tin về ông B (có thể là họkhông quen biết, hoặc ông B không cung cấp chính xác thông tin) và không thểkiểm soát được việc sử dụng vốn của ông B có hiệu quả hay không? Bởi vậy trênthực tế, ông A có vốn nhưng không sẵn lòng cung cấp vốn cho ông B vay và chínhngân hàng góp phần dịch chuyển khoản tiền tiết kiệm dư thừa của ông A cho ông Bvay.+ Thứ hai, Các trung gian tài chính này hoạt động giữa trên cơ sở huy độngvốn bằng cách nhận tiền gửi hay phát hành chứng khoán rồi dùng tiền thu được đầuNhóm 2 – Thuyết trình12Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhtư vào các lĩnh vực khác, trong đó có thị trường chứng khoán. Do được chuyênmôn hóa và hoạt động có tổ chức nên họ có nhiều ưu thế trong việc khai thácthông tin. Với trình độ chuyên môn cao, quan hệ rộng và tài chính mạnh, các trunggian tài chính luôn là những người có được thông tin nhanh chóng, chính xác vàđầy đủ. Họ nắm bắt được thông tin về các công ty phát hành chứng khoán, đánhgiá được công ty tốt, xấu và công ty ở mức trung bình từ đó đưa ra các quyết địnhđầu tư đúng đắn, đầu tư vào các công ty hoạt động hiệu quả. Chính nhờ những lợithế đó mà các trung gian tài chính luôn là những người hạn chế thông tin khôngcân xứng và do đó giảm được đáng kể lựa chọn đối nghịch.+ Các trung gian TC có khả năng vượt trội trong việc giải quyết vẫn đềthông tin bất cân xứng và hai vấn đề liên đới là lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạođức:+ Các trung gian TC chuyên môn hoá trong việc đánh giá rủi ro tiềm tàngcủa người đi vay. Chúng có thể tiếp cận các thông tin cá nhân của người xin vaytiền (như là tiền gửi, thu nhập, tài sản, nợ phải trả và tín dụng) và kiểm soát nhữnghoạt động đầu tư của người đi vay. Như vậy, các trung gian TC có vị thế tốt hơn đểđưa ra quyết định cung cấp các khoản nợ hợp lý.+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các quỹ tiền tệ nhàn rỗi của xã hội dịchchuyển từ người thừa vốn sang người thiếu vốn, cải thiện tính hiệu quả kinh tế củatiến trình này.+ Bằng nghiệp vụ chuyên môn và đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, Cáctrung gian TC giám sát hoạt động cuả những người vay vốn và là nguồn cung cấpthông tin đáng tin cậy cho những người thừa vốn.Ví dụ cụ thể:Nhóm 2 – Thuyết trình13Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhLàm chức năng tạo cầu nối giữa người cho vay (người gửi tiết kiệm) vớingười đi vay trong quá trình chu chuyển vốn ngân hàng thương mại được nhìnnhận như là trung gian tài chính. Bằng việc đặt lãi suất cho các món cho vay caohơn so với lãi họ thanh toán cho vốn mà họ vay từ người cho vay (người gửi tiếtkiệm) những trung gian tài chính thu được lợi nhuận. Để đảm bảo cho các khoảnvay các ngân hàng tìm hiểu về, hồ sơ pháp lý, mức độ tín nhiệm của khách hàng,năng lực tài chính, tính hiệu quả của phương án, dự án kinh doanh bằng cách yêucầu người có nhu cầu vay cung cấp những thông tin về thu nhập, tình hình kinhdoanh… Và cũng thông qua đây bên đi vay có thêm thông tin về người muốn vayvà đưa ra những quyết định tín dụng chắc chắn hơn.Từ những lý do trên, có thể khẳng định các trung gian tài chính có thể khắcphục tình trạng thông tin bất cân xứng.Nhóm 2 – Thuyết trình14Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chínhTÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. PGS. TS. Sử Đình Thành, & PGS. TS. Vũ Thị Minh Hằng. Nhập môntài chính tiền tệ. Hà Nội: NXB Lao động xã hội, 2008[2]. Nguyễn Thị Phương Nhật (2007). Thông tin bất cân xứng trên thịtrường tài chính Việt Nam, thực trạng và giải pháp. Truy cập ngày 27.01.2015, từ />[3]. Phạm Thị Thanh Thúy (2013). Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứngtới hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Truy cập ngày 27.01.2015, từ />[4]. />Nhóm 2 – Thuyết trình15

Tài liệu liên quan

  • Luận văn tốt nghiệp: "CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG" Luận văn tốt nghiệp: "CHI PHÍ GIAO DỊCH VÀ KHÁI NIỆM THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG"
    • 12
    • 844
    • 2
  • [Slide thuyết Trình]THÔNG TIN bất cân XỨNG và HOẠT ĐỘNG tín DỤNG VIỆT NAM [Slide thuyết Trình]THÔNG TIN bất cân XỨNG và HOẠT ĐỘNG tín DỤNG VIỆT NAM
    • 23
    • 665
    • 4
  • PHÂN TÍCH THÔNG TIN bất cân XỨNG và NHỮNG vấn đề ẢNH HƯỞNG đến THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM PHÂN TÍCH THÔNG TIN bất cân XỨNG và NHỮNG vấn đề ẢNH HƯỞNG đến THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    • 51
    • 825
    • 0
  • ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng trong quản lý phương tiện vận chuyển đường bộ và phương pháp quản lý hiệu quả
    • 89
    • 1
    • 1
  • LÝ THUYẾT THÔNG TIN bất cân XỨNG và vận DỤNG vào THỊ TRƯỜNG tín DỤNG ở VIỆT NAM LÝ THUYẾT THÔNG TIN bất cân XỨNG và vận DỤNG vào THỊ TRƯỜNG tín DỤNG ở VIỆT NAM
    • 1
    • 1
    • 26
  • Thuyết trình: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính Thuyết trình: Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính
    • 49
    • 942
    • 1
  • Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính Tiểu luận lý thuyết tài chính tiền tệ ; Thông tin bất cân xứng và cấu trúc tài chính
    • 49
    • 736
    • 0
  • TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
    • 40
    • 919
    • 2
  • TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG & CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG & CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
    • 48
    • 3
    • 15
  • LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG, VẬN DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ASYMMETRIC INFORMATION LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG, VẬN DỤNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ASYMMETRIC INFORMATION
    • 19
    • 1
    • 3

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(37.09 KB - 15 trang) - Lý thuyết thông tin bất cân xứng, vận dụng trên thị trường tài chính Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Ví Dụ Về Vấn đề Thông Tin Bất Cân Xứng