Lý Thuyết Tin Học 10: Bài 5. Ngôn Ngữ Lập Trình - Ngắn Gọn, Hay Nhất

Tổng hợp, Tóm tắt lý thuyết Tin học 10 ngắn gọn Sách mới (3 bộ) Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, Cánh diều. Lý thuyết Tin học 10 được trình bày dễ hiểu, tóm lược nhất bám sát nội dung 3 bộ sách mới. Hi vọng sẽ giúp các bạn hiểu bài và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.

Bộ tài liệu lý thuyết tin học 3 bộ sách

>>> Tham khảo: [Sách mới] Lý thuyết Tin 10 Bài 5 Kết nối tri thức: Dữ liệu logic

Mục lục nội dung Bài 5. Ngôn ngữ lập trình1. Ngôn ngữ máy2. Hợp ngữ3. Ngôn ngữ bậc cao

Bài 5. Ngôn ngữ lập trình

Sử dụng chương trình để diễn tả thuật toán. Kết quả diễn tả thuật toán như vậy cho ta một chương trình, ngôn ngữ để viết chương trình đó gọi là ngôn ngữ lập trình

Mỗi chương trình viết bằng ngôn ngữ khác muốn thực hiện trên máy tính đều phải dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình dịch

Có 3 loại ngôn ngữ lập trình:

1. Ngôn ngữ máy

Ví dụ ngôn ngữ máy:

01100001 : a

01100010 : b

01000001 : A

01000010 : B

00101011 : +

- Ngôn ngữ máy là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện được

Ưu điểm và nhược điểm của ngôn ngữ máy:

- Ưu điểm:  Vì là ngôn ngữ duy nhất mà máy tính có thể trực tiếp hiểu và thực hiện nên cho phép khai thác triệt để và tối ưu khả năng của máy.

- Nhược điểm:

+ Ngôn ngữ phức tạp, phụ thuộc nhiều vào phần cứng, chương trình viết mất nhiều công sức, cồng kềnh và khó hiệu chỉnh.

+ Ngôn ngữ này không thích hợp với số đông người lập trình

2. Hợp ngữ

Một số lệnh:

INPUT: Nhập giá trị

ADD: Phép cộng

SUB: Phép trừ

DIV: Phép chia

- Hợp ngữ là ngôn ngữ kết hợp ngôn ngữ máy với ngôn ngữ tự nhiên của con người (thường là viết tắt các từ tiếng Anh) để thể hiện các lệnh trên thanh ghi

- Nhược điểm của hợp ngữ:

+ Còn phức tạp, phụ thuộc vào nhiều loại máy

+ Vì vậy, ngôn ngữ máy chỉ thích hợp với các nhà lập trình chuyên nghiệp

- Để chương trình viết bằng hợp ngữ thực hiện được trên máy tính, nó cần được dịch ra ngôn ngữ máy bằng chương trình hợp dịch

3. Ngôn ngữ bậc cao

Ngôn ngữ bậc cao là ngôn ngữ có lệnh viết gần với ngôn ngữ tự nhiện hơn, có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào loại máy, chương trình viết ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nâng cấp

Vì vậy ngôn ngữ này thích hợp với phần đông người lập trình

Một số ngôn ngữ bậc cao: Turbo Pascal, Visual Basic, Java, Delphi, C++...

Từ khóa » Các Loại Ngôn Ngữ Lập Trình Lớp 10