Lý Thuyết Tin Học 12: Bài 4. Cấu Trúc Bảng - Chi Tiết, Hay Nhất
Có thể bạn quan tâm
Bài 4: Cấu trúc bảng
1. Các khái niệm chính
Bảng: Là một đối tượng của Access gồm các cột và các hàng để chứa dữ liệu mà người dùng cần khai thác.
- Trường (field): Mỗi trường là một cột của bảng thể hiện một thuộc tính của chủ thể cần quản lí
- Bản ghi (record): Mỗi bản ghi là một hàng bao gồm dự liệu về các thuộc tính của chủ thể được quản lí
- Kiểu dữ liệu (Data Type): Là kiểu dữ liệu lưu trong một trường. Mỗi trường có một kiểu dữ liệu
- Dưới đây là một số kiểu dữ liệu thường dùng trong Access:
Bảng 1. Một số kiểu dữ liệu thường dùng trong Access
2. Tạo và sửa cấu trúc bảng
a. Tạo cấu trúc bảng
Bước 1. Chọn đối tượng Table -> nháy đúp Create Table in Design view
Hình 2. Tạo cấu trúc bảng trong chế độ thiết kế
Bước 2. Nhập các thông số:
- Tên trường vào cột Field Name;
- Chọn kiểu dữ liệu trong cột Data Type;
- Mô tả nội dung trường trong cột Description (không bắt buộc);
- Lựa chọn tính chất của trường trong phần Field Properties.
Hình 3. Cửa sổ cấu trúc bảng
Hình 4. Chọn dữ liệu cho một trường
* Một số tính chất thường dùng của trường:- Field size: Cho phép đặt kích thước tối đa cho dữ liệu của trường kiểu text, number, autonumber;- Format: Quy định cách hiển thị và in dữ liệu;- Default value: Xác định giá trị ngầm định đưa vào khi tạo bản ghi mới;- Thay đổi tính chất của một trường: Nháy chuột vào dòng định nghĩa trường. Các tính chất của trường tương ứng sẽ xuất hiện trong phần Field Properties.Bước 3. Chỉ định khóa chính (Primary key)
- Khóa chính: là một hay nhiều trường mà giá trị của chúng xác định duy nhất mỗi hàng trong bảng
- Các thao tác thực hiện:
+ Chọn trường làm khóa chính;
+ Nháy nút
hoặc chọn lệnh Edit chọn Primary key trong bảng chọn Edit;
+ Access hiển thị ký hiệu chiếc chìa khoá ở bên trái trường được chọn để cho biết trường đó được chỉ định làm khoá chính.
Lưu ý:- Nếu không chỉ định khóa chính, Access sẽ tự động tạo một trường khoá chính có tên ID với kiểu AutoNumber
- Access không cho phép nhập giá trị trùng hoặc để trống giá trị trong trường khóa chínhBước 4. Lưu cấu trúc của bảng
- Chọn File chọn Save hoặc nháy chọn nút lệnh
- Gõ tên bảng vào ô Table Name trong hộp thoại Save As
- Nháy nút OK hoặc ấn phím Enter
b. Thay đổi cấu trúc của bảng
- Thay đổi thứ tự các trường:
+ Chọn trường muốn thay đổi vị trí, nháy chuột và giữ
+ Xuất hiện hình nằm ngang trên trường đã chọn
+ Rời chuột đến vị trớ mới, thả chuột
- Thêm trường:
+ Trỏ chuột vào trường đó chọn
+ Kích phím phải chuột chọn Insert Rows
- Xóa trường:
+ Chọn trường muốn xóa
+ Kích phải chuột/Delete Rows
- Thay đổi khoá chính:
+ Chọn trường muốn hủy khóa chính
+ Kích vào biểu tượng
c. Xoá và đổi tên bảng
- Xóa bảng:
+ Trong cửa sổ CSDL, kích phải chuột vào bảng muốn xóa, chọn lệnh Delete/ chọn Yes để khẳng định muốn xóa
- Đổi tên bảng:
+ Kích phải chuột vào bảng muốn đổi tên
+ Chọn lệnh Rename
+ Nhập vào tên mới và Enter
Từ khóa » Bảng Là Gì Tin 12
-
Tin Học 12 Bài 4: Cấu Trúc Bảng
-
Lý Thuyết Tin Học 12 Bài 4: Cấu Trúc Bảng Hay, Ngắn Gọn
-
Tin Học 12 Bài 4: Cấu Trúc Bảng - Học Hỏi Net
-
Kiểu Dữ Liệu Là Gì Tin 12 - Thả Rông
-
Tin Học 12 Bài 4: Cấu Trúc Bảng
-
Giải Bài Tập Tin Học 12 - Bài Tập Và Thực Hành 10 - Hệ Cơ Sở Dữ Liệu ...
-
Giáo án Môn Tin Học 12 - Bài 4: Cấu Trúc Bảng
-
Bài Giảng Tin Học 12 Bài 4: Cấu Trúc Bảng - TaiLieu.VN
-
Cấu Trúc Bảng Tin Học 12 - Tài Liệu Text - 123doc
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Thiết Kế Cơ Sở Dữ Liệu - Microsoft Support
-
Câu 2. Trang 33 Sách Giáo Khoa (SGK) Tin Học 12
-
Tin Học 12 Bài Tập Và Thực Hành 5: Liên Kết Giữa Các Bảng
-
Khóa Là Gì Tin Học 12 Bài 10: Cơ Sở Dữ Liệu Quan Hệ, Một Số ...