Lý Thuyết Trọng Tâm Về ARN Và Quá Trình Phiên Mã - Tự Học 365

Lý thuyết trọng tâm về ARN và quá trình phiên mã Lý thuyết trọng tâm về ARN và quá trình phiên mã Bài tập vận dụng!

LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ

ARN

1. PHÂN LOẠI

Có 3 loại ARN. Cả 3 loại đều có cấu trúc mạch đơn được cấu tạo từ 4 loại nucleotit là A, U, G, X. Phân tử mARN không có cấu trúc theo nguyên tắc bổ sung. Phân tử tARN và rARN có nguyên tắc bổ sung.

2. Đặc điểm và chức năng của từng loại ARN:

Loại ARN

Cấu trúc

Chức năng

mARN

- Mạch thẳng có chiều từ 5’ đến 3’.

- Đầu 5’ có trình tự nucleotit đặc hiệu để riboxom nhận biết và gắn vào.

- Làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom.

- Sau khi tổng hợp protein, mARN thường được các enzim phân hủy.

tARN

- Có nhiều loại tARN, mỗi phân tử tARN đều có một bộ ba đối mã (anticodon) và 1 đầu để liên kết với axit amin tương ứng.

- Một đầu mang bộ ba đối mã, một đầu gắn với axit amin

- Vận chuyển axit amin tới riboxom để tổng hợp chuỗi polipeptit.

- Nhận biết bộ ba trên mARN theo nguyên tắc bổ sung.

rARN

Gồm hai tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị bé liên kết với nhau khi dịch mã để tạo thành riboxom hoàn chỉnh.

Là nơi diễn ra tổng hợp chuỗi polipeptit.

STUDY TIP

Trong 3 loại ARN thì mARN có nhiều loại nhất (có tính đa dạng cao nhất) nhưng hàm lượng ít nhất (chiếm khoảng 5%); rARN có ít loại nhất nhưng hàm lượng cao nhất.

STUDY TIP

- Trong tế bào, rARN, tARN tương đối bền vững, mARN kém bền vững hơn.

- Ở một số loại virut, thông tin di truyền không được lưu giữ trên ADN mà là trên ARN.

QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ

Quá trình phiên mã diễn ra trong nhân tế bào vào kì trung gian của quá trình phân bào (pha G của chu kì tế bào).

Các bước phiên mã:

Bước 1: Khởi đầu:

Enzym ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’g5’ và bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu.

Bước 2: Kéo dài chuỗi ARN:

Enzym ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc trên gen có chiều 3’g5’ và các nuclêôtit trong môi trường nội bào liên kết với các nucleotit trên mạch gốc theo nguyên tắc bổ sung:

A gốc – U môi trường; T gốc – A môi trường

G gốc – X môi trường; X gốc – G môi trường

Bước 3: Kết thúc:

Khi enzym di chuyển đến cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì quá trình phiên mã dừng lại, phân tử ARN được giải phóng. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.

- Một gen tiến hành phiên mã x lần thì sẽ tổng hợp được x phân tử mARN. Vì quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung nên các phân tử mARN đều có cấu trúc giống nhau. Cần lưu ý ở sinh vật nhân thực, mARN sơ khai trải qua quá trình hoàn thiện sẽ có thể tạo ra nhiều loại mARN trưởng thành khác nhau.

- Enzim ARN polimeraza vừa có chức năng tháo xoắnADN, tách 2 mạch của ADN vừa có chức năng tổng hợp, kéo dài mạch polinucleotit mới.

- Ở sinh vật nhân sơ, mARN sau phiên mã được dùng trực tiếp làm khuôn tổng hợp prôtêin.

- Ở sinh vật nhân thực, mARN sau phiên mã được cắt bỏ các đoạn intron, nối các đoạn exôn tạo mARN trưởng thành rồi đi qua màng nhận ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp. Các đoạn exon có thể được nối theo trình tự khác nhau nên sẽ có nhiều loại mARN được tạo ra từ cùng 1 gen.

Luyện bài tập vận dụng tại đây!

Báo lỗi

SINH HỌC LỚP 12

CHƯƠNG 1 CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

  • A.1. GEN VÀ MÃ DI TRUYỀN
  • A.2. QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN
  • A.3. ARN VÀ QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ
  • A.4. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
  • A.5. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
  • A.6. ĐỘT BIẾN GEN
  • A.7. NHIỄM SẮC THỂ
  • A.8. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
  • A.9. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

CHƯƠNG 2 TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

  • B.1. QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEN
  • B.2. QUY LUẬT DI TRUYỀN TƯƠNG TÁC GEN
  • B.3. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GEN
  • B.4. QUY LUẬT DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH
  • B.5. QUY LUẬT DI TRUYỀN NGOÀI NST
  • B.6. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẾN SỰ BIỂU HIỆN CỦA KIỂU GEN

CHƯƠNG 3 DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

  • C.1. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

CHƯƠNG 4 ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC

  • D.1. TẠO GIỐNG DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP
  • D.2. CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG DỰA TRÊN BIẾN DỊ TỔ HỢP
  • D.3. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
  • D.4. TẠO GIỐNG BẰNG CỘNG NGHỆ GEN
  • D.5. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

CHƯƠNG 5 DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

  • E.1. DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI

CHƯƠNG 6: BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

  • F.1. BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA

CHƯƠNG 7 SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

  • G.1. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG

CHƯƠNG 8 CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

  • H.1. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
  • H.2. QUẦN THỂ SINH VẬT
  • H.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ

CHƯƠNG 9 QUẦN XÃ SINH VẬT

  • I.1. QUẦN XÃ SINH VẬT
  • I.2. DIỄN THẾ SINH THÁI

CHƯƠNG 10 HỆ SINH THÁI SINH QUYỀN

  • J.1. HỆ SINH THÁI
  • J.2. CHU TRÌNH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN
Close

báo lỗi

Vấn đề em gặp phải là gì? Sai nội dung Lý thuyết khó hiểu Nội dung chưa phù hợp (VD: Đã giảm tải, ...) Lỗi khác

Hãy viết chi tiết giúp Tự Học 365

Gửi Hủy bỏ

Đăng ký

Năm sinh 20012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020 hoặc Đăng nhập nhanh bằng: đăng nhập bằng google (*) Khi bấm vào đăng ký tài khoản, bạn chắc chắn đã đoc và đồng ý với Chính sách bảo mật và Điều khoản dịch vụ của Tự Học 365.

Từ khóa » Chức Năng Của Arn Polimeraza Trong Phiên Mã