Lý Thuyết Và Bài Tập Trắc Nghiệm Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể
Có thể bạn quan tâm
THI247.com giới thiệu đến bạn đọc tài liệu lý thuyết trọng tâm và các dạng bài tập trắc nghiệm các đặc trưng cơ bản của quần thể trong chương trình Sinh học lớp 12.
Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. Phân tích được mối quan hệ giữa các đặc trưng đó. + Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. + Phân tích được ý nghĩa của sự hiểu biết về các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật trong chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường. + Giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn như: điều gì xảy ra với quần thể cá lóc khi nuôi trong ao với mật độ cá thể tăng quá cao; làm thế nào để điều khiển tỉ lệ giới tính ở động vật. Kĩ năng: + Đọc tài liệu về các đặc trưng cơ bản của quần thể. + Quan sát, phân tích tranh hình về các đặc trưng của quần thể. + Vẽ sơ đồ, lập bảng về các đặc trưng. I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Tỉ lệ giới tính. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số cá thể đực và cái trong quần thể. Tỉ lệ giới tính thay đổi và chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố (điều kiện sống của môi trường, đặc điểm sinh sản, sinh lí và tập tính của sinh vật,…). Ví dụ: ngỗng và vịt có tỉ lệ giới tính là 40/60 Trước mùa sinh sản, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cái gần bằng nhau. Với loài kiến nâu (Formica rufa), nếu đẻ trứng ở nhiệt độ thấp hơn 20°C thì trứng nở ra toàn cá thể cái, nếu đẻ trứng ở nhiệt độ trên 20°C thì trứng nở ra hầu hết là cá thể đực. 2. Nhóm tuổi. Nhóm tuổi: quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng nhưng thành phần nhóm tuổi thay đổi theo loài và điều kiện sống. Có 3 nhóm tuổi chủ yếu: trước sinh sản, sinh sản, sau sinh sản. Người ta còn có thể chia cấu trúc tuổi thành: + Tuổi sinh lí: khoảng thời gian sống có thể đạt đến của cá thể. + Tuổi sinh thái: thời gian sống thực tế của cá thể. + Tuổi quần thể: tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể. Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ từng loài và điều kiện sống của môi trường. Khi nguồn sống suy giảm, điều kiện khí hậu xấu đi hay xảy ra dịch bệnh,… thì các cá thể già và non chết nhiều hơn các cá thể thuộc nhóm tuổi trung bình. Các nghiên cứu về nhóm tuổi giúp chúng ta bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả hơn. Ví dụ: khi đánh cá, nếu các mẻ lưới đều thu được số lượng cá lớn chiếm ưu thế thì nghề đánh cá chưa khai thác hết tiềm năng; nếu chỉ thu được cá nhỏ là do nghề cá đã khai thác quá mức. 3. Sự phân bố cá thể của quần thể. Điều kiện sống và đặc tính của loài quy định kiểu phân bố. Có 3 kiểu phân bố cá thể trong quần thể: Phân bố theo nhóm: là kiểu phân bố phổ biến nhất, các quần thể tập trung theo nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Kiểu phân bố này có ở những động vật sống bầy đàn, các cá thể này hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường (di cư, trú đông, chống kẻ thù,…) Phân bố đồng đều: thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Kiểu phân bố này làm giảm sự cạnh tranh gay gắt. Phân bố ngẫu nhiên: là dạng trung gian của 2 dạng trên. Kiểu phân bố này giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng của môi trường. 4. Mật độ cá thể của quần thể. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng sinh khối cá thể của quần thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, tới khả năng sinh sản và tử vong của quần thể. Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất. 5. Kích thước của quần thể sinh vật. Kích thước quần thể: số lượng cá thể (hoặc sản lượng hay năng lượng) của quần thể, phân bố trong không gian của quần thể. Có hai trị số kích thước quần thể: + Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm và diệt vong. Nguyên nhân do số lượng cá thể quá ít dẫn tới sự hỗ trợ giữa các cá thể giảm; khả năng sinh sản giảm; xảy ra giao phối cận huyết. + Kích thước tối đa là giới hạn cuối cùng về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Nếu kích thước quá lớn xảy ra cạnh tranh gay gắt, ô nhiễm, bệnh tật tăng cao dẫn tới một số cá thể sẽ di cư ra khỏi quần thể. Kích thước quần thể phụ thuộc vào sức sinh sản, mức độ tử vong, sự phát tán cá thể (xuất cư, nhập cư) của quần thể sinh vật. + Sức sinh sản của quần thể sinh vật: Là khả năng sinh ra các cá thể mới của quần thể trong 1 đơn vị thời gian. Sức sinh sản phụ thuộc vào số lượng trứng hay con non của 1 lứa đẻ, số lứa đẻ của 1 cá thể cái, tỉ lệ đực cái trong quần thể. Khi thiếu thức ăn hay điều kiện sống không thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sức sinh sản của quần thể. + Mức độ tử vong của quần thể sinh vật: Là số lượng cá thể bị chết trong 1 khoảng thời gian. Mức độ tử vong phụ thuộc vào tuổi thọ trung bình của sinh vật, điều kiện sống, lượng thức ăn, kẻ thù và sự khai thác của con người. + Phát tán cá thể của quần thể sinh vật: là sự xuất cư và nhập cư của các cá thể. Xuất cư: là hiện tượng 1 số cá thể rời bỏ quần thể của mình chuyển sang sống ở nơi khác. Xuất cư tăng cao khi nguồn sống cạn kiệt, điều kiện bất lợi. Nhập cư: là hiện tượng 1 số cá thể ở ngoài quần thể chuyển sang sống trong quần thể. Nhập cư tăng cao khi điều kiện sống thuận lợi. Hình 30.1. Các yếu tố ảnh hưởng dến kích thước của quần thể Các nhân tố gây ra sự biến động về kích thước quần thể: N N B D I E t o Trong đó: Nt và N là số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm tvàt; B là mức sinh sản; D là mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Mức sống sót (Ss): số cá thể sống sót đến một thời điểm nhất định. Ss = I – D Trong đó: I là kích thước quần thể được xem là một đơn vị; D là mức tử vong. 6. Tăng trưởng của quần thể sinh vật. Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học: + Là sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường không bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi): quần thể có tiềm năng sinh học cao tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (đường cong tăng trưởng hình chữ J). + Có nhiều loài tăng trưởng gần mức tăng trưởng theo tiềm năng sinh học đó là các loài có sức sinh sản lớn, số lượng sống sót cao khi điều kiện sống thuận lợi như: vi khuẩn, nấm, tảo,… Tăng trưởng theo thực tế của quần thể: + Là sự tăng trưởng kích thước quần thể trong điều kiện môi trường bị giới hạn (điều kiện môi trường hoàn toàn thuận lợi): quần thể tăng trưởng giảm (đường cong tảng trưởng hình chữ S). + Trong thực tế, điều kiện ngoại cảnh không phải lúc nào cũng thuận lợi cho sự tăng trưởng của quần thể. Ngay cả trong điều kiện thuận lợi nhất thì xuất cư và tử vong luôn xảy ra → đường cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S. + Một số loài có sức sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc cao thì tăng trưởng theo thực tế như: hầu hết các loài động vật có kích thước lớn, tuổi thọ cao (voi, bò tót, cây gỗ trong rừng,…). Hình 30.2. Sự tăng kích thước của quần thể trong môi trường lí tưởng Hình 30.3. Sự tăng kích thước của quần thể trong môi trường bị giới hạn. 7. Tăng trưởng của quần thể người. Trên thế giới: + Dân số thế giới tăng liên tục trong suốt quá trình phát triển lịch sử. + Dân số thế giới đạt mức tăng trưởng cao là nhờ những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế xã hội, chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, tuổi thọ được nâng cao. + Dân số tăng nhanh là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút. Ở Việt Nam: + Năm 1945: 18 triệu người; 2019: 96 triệu người (tăng gấp hơn 5 lần). + Việc tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân làm chất lượng môi trường giảm sút từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. + Dân số tăng cao đòi hỏi nhiều lương thực, thực phẩm, việc làm, bệnh viện, trường học,…; tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường sống bị ô nhiễm,… do vậy cần phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình: khuyến khích mỗi gia đình chỉ nên có từ 1 – 2 con để nuôi dạy cho tốt. Hình 30.4. Cấu trúc của một số quần thể người điển hình Tăng trưởng của quần thể người: dân số nhân loại phát triển theo 3 giai đoạn: + Giai đoạn nguyên thủy, dân số tăng chậm. + Giai đoạn nền văn minh nông nghiệp, dân số bắt đầu tăng. + Giai đoạn công nghiệp, nhất là giai đoạn hậu công nghiệp, dân số tăng mạnh → bùng nổ dân số. Cấu trúc dân số của quần thể người. Biết được tháp dân số của các nước đang phát triển, ổn định và suy giảm. SƠ ĐỒ HỆ THỐNG HÓA. II. CÁC DẠNG BÀI TẬP
[ads] TẢI XUỐNG PDF
TÀI LIỆU CÙNG CHUYÊN MỤC
Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quần xã sinh vật Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm cấu trúc di truyền của quần thể Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm cấu trúc di truyền của quần thể (tiếp) Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên Bài tập trắc nghiệm di truyền học quần thể có đáp án và lời giải chi tiết Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm học thuyết tiến hóa Đacuyn Lý thuyết và bài tập trắc nghiệm gen, mã di truyềnTÌM KIẾM
Tìm kiếm cho:GIỚI THIỆU
THI247.com là trang web chia sẻ kiến thức, tài liệu, đề kiểm tra, đề thi học kỳ và đề thi thử các môn thi THPT Quốc gia miễn phí.BẢN QUYỀN
Các tài liệu trên THI247.com được chúng tôi sưu tầm từ mạng xã hội Facebook và Internet. THI247.com không chịu trách nhiệm về các nội dung có trong tài liệu.LIÊN HỆ
Địa chỉ: đường Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Email liên hệ: [email protected].Từ khóa » Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Người
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể | SGK Sinh Lớp 12 Nâng Cao
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể | SGK Sinh Lớp 9
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Trong Quần Thể - Sinh Học Lớp 12 - Baitap123
-
Nêu đặc Trưng Của Quần Thể Người - An Nhiên
-
Bài 48. Quần Thể Người - Hoc24
-
CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể
-
Những đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể - Sinh Học - Tìm đáp án
-
Dựa Vào đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Người, Cấu Trúc Tuổi ở Quần
-
Các đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật (tiếp Theo) - Tech12h
-
Bài 37: Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật - VOH
-
Một Số đặc điểm Cơ Bản Của Quần Thể Người - 123doc
-
Vì Sao Quần Thể Người Lại Có Những đặc Trưng Cơ Bản Mà ... - Tech12h
-
Bài 37: Các Đặc Trưng Cơ Bản Của Quần Thể Sinh Vật - HocTapHay