Lý Thuyết Và Bài Tập Về Số Hữu Tỉ
Có thể bạn quan tâm
Chuyên đề Số hữu tỉ là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh lớp 7 tham khảo. Tài liệu này được biên soạn theo chương trình mới áp dụng với cả 3 sách Kết nối tri thức, Cánh diều và Chân trời sáng tạo.
Bài tập số hữu tỉ gồm tổng hợp kiến thức lý thuyết cách tính cộng trừ nhân chia số hữu tỉ và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận chuyên đề số hữu tỉ có đáp án và lời giải chi tiết. Đây là tài liệu hỗ trợ học sinh lớp 7 trong quá trình học tập. Vậy sau đây là trọn bộ tài liệu chuyên đề số hữu tỉ mời các bạn cùng đón đọc và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm tính chất trực tâm trong tam giác.
Số hữu tỉ: Lý thuyết và Bài tập về số hữu tỉ
- A. Lý thuyết Số hữu tỉ
- 1. Tập hợp các số hữu tỉ
- 2. Cộng, trừ số hữu tỉ
- 3. Nhân, chia số hữu tỉ
- 4. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
- 5. Cộng, trừ, nhân chia số thập phân
- 6. Lũy thừa của một số hữu tỉ
- B. Bài tập Số hữu tỉ
A. Lý thuyết Số hữu tỉ
1. Tập hợp các số hữu tỉ
- Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số \(\frac{a}{b}\)với a,b \(\mathrm{a}, \mathrm{b} \in \mathbb{Z}, \mathrm{b} \neq 0\)
- Ta có thể biểu diễn mọi số thực hữu tỉ trên trục số. Trên trục số, điểm biểu diễn số hữu tỉ x được gọi là điểm x.
- Với hai số hữu tỉ bất kì x, y ta tuôn có hoặc hoặc hoặc
- Nếu thì trên trục số x ở bên trái điểm y
- Số hữu tỉ lớn hơn 0 được gọi là số hữu tỉ dương
- Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 được gọi là số hữu tỉ âm
Số hữu tỉ 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm.
Ví dụ: \(\frac{2}{3}\); \(\frac{3}{5}\)
2. Cộng, trừ số hữu tỉ
2.1. Cộng, trừ hai số hữu tỉ
- Ta có thể cộng, trừ hai số hữu tỉ x, y bằng cách viết chúng dưới dạng hai phân số có cùng một mẫu dương rồi áp dụng quy tắc cộng, trừ phân số
- Phép cộng số hữu tỉ có các tính chất của phép cộng phân số:
- Tính chất giao hoán
- Tính chất kết hợp
- Cộng với số 0
- Mỗi số hữu tỉ đều có một số đối.
Ví dụ:
\(\frac{-1}{21}+\frac{-1}{28}=\frac{-4}{84}+\frac{-3}{84}=\frac{(-4)+(-3)}{84}=\frac{-7}{84}\)
2.2. Quy tắc “chuyển vế”
Khi chuyển vế một số hạng từ vế này sang vế kia của một đẳng thức, ta phải đổi dấu số hạng đó.
Ví dụ:
\(\mathrm{x}+\frac{1}{3}=\frac{3}{4} \Leftrightarrow \mathrm{x}=\frac{3}{4}-\frac{1}{3} \Leftrightarrow \mathrm{x}=\frac{5}{12}\)
3. Nhân, chia số hữu tỉ
3.1. Nhân, chia hai số hữu tỉ
- Ta có thể nhân, chia hai số hữu tỉ bằng viết chúng dưới dạng phân số rồi áp dụng quy tắc nhân, chia phân số.
- Phép nhân số hữu tỉ có các tính chất của phép nhân phân số:
- Tính chất giao hoán
- Tính chất kết hợp
- Nhân với số 1
- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Mỗi số hữu tỉ khác 0 đều có một số nghịch đảo
Ví dụ:
\(3,5 \cdot\left(-1 \frac{2}{5}\right)=\frac{7}{2} \cdot \frac{-7}{5}=\frac{-49}{10}\)
4. Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ
Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ x, kí hiệu là là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số
Ví dụ:
\(\mathrm{x}=\frac{1}{5} \Leftrightarrow\left[\begin{array}{l}\mathrm{x}=\frac{1}{5} \\ \mathrm{x}=-\frac{1}{5}\end{array}\right.\)
5. Cộng, trừ, nhân chia số thập phân
Để cộng, trừ, nhân, chia số thập phân, ta có thể viết chúng dưới dạng phân số thập phân rồi làm theo quy tắc các phép tính đã biết về phân số.
\(0,5+0,75=\frac{1}{2}+\frac{3}{4}=\frac{2}{4}+\frac{3}{4}=\frac{5}{4}\)
6. Lũy thừa của một số hữu tỉ
6.1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lũy thừa bậc n của một số hữu tỉ x, kí hiệu là , là tích của n thừa số x (n là một số tự nhiên lớn hơn 1)
Quy ước: \(x^{1}=x ; x^{0}=1(x \neq 0)\)
Ví dụ: \(2^{3}=2.2 .2 ; 3^{5}=3.3 .3 .3 .3\)
6.2. Tích và thương của hai lũy thừa cùng cơ số
\(-\quad \mathrm{x}^{\mathrm{m}} \cdot \mathrm{x}^{\mathrm{n}}=\mathrm{x}^{\mathrm{m}+\mathrm{n}}\) (Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng hai số mũ)
\(- \mathrm{x}^{\mathrm{m}}: \mathrm{x}^{\mathrm{n}}=\mathrm{x}^{\mathrm{m}-\mathrm{n}}(\mathrm{x} \neq 0, \mathrm{~m} \geq \mathrm{n})\) (Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số khác 0, ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của lũy thừa bị chia trừ đi số mũ của lũy thừa chia).
Ví dụ:\(3^{5} \cdot 3^{2}=3^{5+2}=3^{7} ; 2^{5}: 2^{2}=2^{5-2}=2^{3}\)
6.3. Lũy thừa của lũy thừa
\(\left(\mathrm{x}^{\mathrm{m}}\right)^{\mathrm{n}}=\mathrm{x}^{\mathrm{m} . \mathrm{n}}\) (Khi tính lũy thừa của một lũy thừa, ta giữ nguyên cơ số và nhân hai số mũ.
Ví dụ:\(\left(2^{3}\right)^{2}=2^{3.2}=2^{6}\)
6.4. Lũy thừa của một tích
\((\mathrm{x} \cdot \mathrm{y})^{\mathrm{n}}=\mathrm{x}^{\mathrm{n}} . \mathrm{y}^{\mathrm{n}}\) (Lũy thừa của một tích bằng tích các lũy thừa)
Ví dụ:\((2.3)^{2}=2^{2} \cdot 3^{2}=4.9=36\)
6.5. Lũy thừa của một thương
\(\left(\frac{\mathrm{x}}{\mathrm{y}}\right)^{\mathrm{n}}=\frac{\mathrm{x}^{\mathrm{n}}}{\mathrm{y}^{\mathrm{n}}}(\mathrm{y} \neq 0)\) (Lũy thừa của một thương bằng thương các lũy thừa)
Ví dụ:\(\left(\frac{2}{3}\right)^{3}=\frac{2^{3}}{3^{3}}=\frac{8}{27}\)
B. Bài tập Số hữu tỉ
I. Bài tập tự luyện
Bài toán 1: Điền kí hiệu \(( \in,\notin,\subset)\) vào chỗ trống
\(a) -5 \square \mathbb{N}\)
\(b) -5 \square \mathbb{Z}\)
\(c) -5 \square \mathbb{Q}\)
\(d) -\frac{3}{7} \square \mathbb{Z}\)
\(e) -\frac{3}{7} \square \mathbb{Q}\)
\(g) \mathbb{N} \square \mathbb{Q}\)
\(h) \frac{6}{7} \square \mathbb{Q}\)
\(f) \mathbb{N} \square \mathbb{Z} \square \mathbb{Q}\)
Bài toán 2: Điền ký hiệu \((N, \mathbb{Z}, \mathbb{Q})\) vào chỗ trống
\(a) -3 \in \square\)
\(b) 10 \in \square\)
\(c) \frac{-3}{7} \in \square\)
\(d) \frac{2}{9} \in \square\)
Bài toán 3: Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ
\(\frac{2}{5} ; \frac{6}{-15} ;-\frac{3}{7} ; \frac{4}{-12} ; \frac{-14}{35} ; \frac{4}{-10} ; \frac{17}{40}\)
Bài toán 4: So sánh các số hữu tỉ
1. x = \(\frac{2}{-\ 5}\) và y = \(\frac{-3\ }{13}\)
\(2. x=\frac{-196}{225}\) và \(y=\frac{13}{-15}\)
\(3. x=-0,375\) và \(y=\frac{-3}{8}\)
\(4. x=\frac{34}{-4}\) và \(y=-8,6\)
\(5. x=\frac{3}{7}\) và \(và y=\frac{11}{15}\)
\(6. \mathrm{x}=\frac{-11}{6}\) và \(\mathrm{y}=\frac{-8}{9}\)
\(7. x=\frac{297}{16}\) và \(y=\frac{306}{25}\)
\(8. \mathrm{x}=\frac{-1}{4}\) và \(\mathrm{y}=\frac{1}{100}\)
\(9. \mathrm{x}=\frac{127}{-128}\) và \(\mathrm{y}=\frac{-1345}{1344}\)
\(10. x=\frac{-11}{33}\) và \(y=\frac{25}{-76}\)
\(11 . \mathrm{x}=-\frac{17}{23}\) và \(\mathrm{y}=\frac{-171717}{232323}\)
\(12. x=\frac{-265}{317}\) và \(y=\frac{-83}{111}\)
\(13. \mathrm{x}=\frac{2002}{2003}\) và \(\mathrm{y}=\frac{14}{13}\)
\(14. x=\frac{-27}{463}\) và \(y=\frac{-1}{-3}\)
Bài toán 5: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?
a) Số hữu tỉ dương lớn hơn số hữu tỉ âm
b) Số hữu tỉ dương lớn hơn số tự nhiên
c) Số 0 là số hữu tỉ âm
d) Số nguyên dương là số hữu tỉ.
Bài toán 6: Sắp xếp các số hữu tỉ sau theo thứ tự giảm dần:
\(a) \frac{-12}{17} ; \frac{-3}{17} ; \frac{-16}{17} ; \frac{-1}{17} ; \frac{-11}{17} ; \frac{-14}{17} ; \frac{-9}{17}\)
\(b) \frac{-5}{9} ; \frac{-5}{7} ; \frac{-5}{2} ; \frac{-5}{4} ; \frac{-5}{8} ; \frac{-5}{3} ; \frac{-5}{11}\)
\(c) \frac{-7}{8} ; \frac{-2}{3} ; \frac{-3}{4} ; \frac{-18}{19} ; \frac{-27}{28}\)
Bài toán 7: Cho số hữu tỉ \(x=\frac{a-3}{2} .\) với giá trị nào của a thì:
a) x là số nguyên dương;
b) x là số âm;
c) x không là số dương và cũng không là số âm.
Bài toán 8: Cho số hữu tỉ \(y=\frac{2 a-1}{-3}\) Với giá trị nào của a thì:
a) y là số nguyên dương;
b) y là số âm;
c) y không là số dương và cũng không là số âm.
Bài toán 9: Cho số hữu tỉ \(\mathrm{x}=\frac{\mathrm{a}-5}{\mathrm{a}}(\mathrm{a} \neq 0)\). Với giá trị nào của a thì x là số nguyên.
Bài toán 10: Cho số hữu tỉ \(\mathrm{x}=\frac{\mathrm{a}-3}{2 \mathrm{a}}(\mathrm{a} \neq 0)\). Với giá trị nào của a thì x là số nguyên.
.................
Bài toán 26
a) \(\frac{20^{5} \cdot 5^{10}}{100^{5}}\)
b) \(\frac{(0,9)^{5}}{(0,3)^{6}}\)
c) \(\frac{6^{3}+3.6^{2}+3^{3}}{13}\)
d) \(\frac{4^{6} \cdot 9^{5}+6^{9} \cdot 120}{8^{4} \cdot 3^{12}-6^{11}}\)
Bài toán 27: So sánh:
a) \(2^{24} và 3^{16}\)
b) \(3^{34} và 5^{20}\)
c) \(71^{5} và 17^{20}\)
d)\(3.24^{100} và 3^{300}+4^{300}\)
Bài toán 28: Tìm các số nguyên dương n, biết:
a) \(\quad 32<2^{\mathrm{n}}<128\)
b) \(2.16 \geq 2^{\mathrm{n}}>4\)
c) \(9.27 \leq 3^{\mathrm{n}} \leq 243\)
Bài toán 29: Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, thì:
a) \(3^{\mathrm{n}+2}-2^{\mathrm{n}+2}+3^{\mathrm{n}}-2^{\mathrm{n}}\) chia hết cho 10
\(b) 3^{n+3}+3^{n+1}+2^{n+3}+2^{n+2}\) chia hết cho 6.
Bài toán 30: Tìm x, y biết: \((2 \mathrm{x}-5)^{2000}+(3 \mathrm{y}+4)^{2002} \leq 0\)
Bài toán 31: Tính
\(a) \mathrm{M}=\frac{8^{10}+4^{10}}{8^{4}+4^{11}}\)
\(b) \mathrm{N}=\frac{15^{30}}{45^{15}}\)
II. Bài tập có đáp án
Bài 1
Sắp xếp các số sau theo thứ tự tăng dần:
\(a) {(0,2)^0};{(0,2)^3};{(0,2)^1};{(0,2)^2};\)
\(b) {( - 1,1)^2};{( - 1,1)^0};{( - 1,1)^1};{( - 1,1)^3}.\)
Gợi ý đáp án
\(a) {\left( {0,2} \right)^0} = 1;{\left( {0,2} \right)^1} = 0,2;{\left( {0,2} \right)^2} = 0,04;{\left( {0,2} \right)^3} = 0,008\)
Vì 0,008 < 0, 04 < 0,2< 1 nên sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần là:
\({(0,2)^0};{(0,2)^1};{(0,2)^2};{(0,2)^3}.\)
\(b) {\left( { - 1,1} \right)^0} = 1;{\left( { - 1,1} \right)^1} = - 1,1;{\left( { - 1,1} \right)^2} = 1,21;{\left( { - 1,1} \right)^3} = - 1,331\)
Vì -1,331 < -1,1 < 1 < 1,21 nên sắp xếp các số theo thứ tự tăng dần là:
\({( - 1,1)^3};{( - 1,1)^1}{( - 1,1)^0};{( - 1,1)^2}\)
Bài 2
Trọng lượng của một vật thể trên Mặt Trăng bằng khoảng \(\frac{1}{6}\) trọng lượng của nó trên Trái Đất. Biết trọng lượng của một vật trên Trái Đất được tính theo công thức: \(P = 10\;{\rm{m}}\) với P là trọng lượng của vật tính theo đơn vị Niu-tơn (kí hiệu \({\rm{N}})\); m là khối lượng của vật tính theo đơn vị ki-lô-gam.
(Nguồn: Khoa học tự nhiên 6, NXB Đại học Sư phạm, 2021)
Nếu trên Trái Đất một nhà du hành vũ trụ có khối lượng là \(75,5\;{\rm{kg}}\) thì trọng lượng của người đó trên Mặt Trăng sẽ là bao nhiêu Niu-tơn (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?
Gợi ý đáp án
Trọng lượng người đó trên Trái Đất là: 75,5.10 = 755 (N)
Trọng lượng người đó trên Mặt Trăng là:
\(755.\dfrac{1}{6} \approx 125,83 (N)\)
Bài 3
Một người đi quãng đường từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc \(30\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\) mất 3,5 giờ. Từ địa điểm B quay trở về địa điểm A, người đó đi với vận tốc \(36\;{\rm{km}}/{\rm{h}}\). Tính thời gian đi từ địa điểm B quay trở về địa điểm A của người đó.
Gợi ý đáp án
Quãng đường AB dài: 30.3,5 = 105 (km)
Thời gian người đó đi quãng đường từ địa điểm B về địa điểm A là:
\(105:36 = \frac{{35}}{{12}} (giờ)\)
Bài 4
Một trường trung học cơ sở có các lớp 7A, 7B, 7C, 7D, 7E; mỗi lớp đều có 40 học sinh. Sau khi sơ kết Học kì I, số học sinh ở mức Tốt của mỗi lớp đó được thể hiện qua biểu đồ cột ở Hình 5 .
a) Lớp nào có số học sinh ở mức Tốt ít hơn một phần tư số học sinh của cả lớp?
b) Lớp nào có số học sinh ở mức Tốt nhiều hơn một phần ba số học sinh của cả lớp?
c) Lớp nào có tỉ lệ học sinh ở mức Tốt cao nhất, thấp nhất?
Gợi ý đáp án
a) Một phần tư số học sinh cả lớp là:\(\frac{1}{4}.40 = 10\) (học sinh).
=>Lớp 7C và 7E có số học sinh ở mức Tốt ít hơn một phần tư số học sinh của cả lớp.
b) Một phần ba số học sinh cả lớp là:\(\frac{1}{3}.40 \approx 13\) (học sinh).
=> Lớp 7A và 7D có số học sinh ở mức Tốt nhiều hơn một phần ba số học sinh của cả lớp.
c) Lớp 7D có tỉ lệ học sinh ở mức Tốt cao nhất.
Lớp 7E có tỉ lệ học sinh ở mức Tốt thấp nhất
Bài 5
Viết các số sau dưới dạng lũy thừa với số mũ lớn hơn 1:
\(0,49;\frac{1}{{32}};\frac{{ - 8}}{{125}};\frac{{16}}{{81}};\frac{{121}}{{169}}\)
Gợi ý đáp án:
Thực hiện các phép tính như sau:
\(0,49 = 0,7.0,7 = {\left( {0,7} \right)^2}\)
\(\frac{1}{{32}} = \frac{1}{{2.2.2.2.2}} = \frac{1}{{{2^5}}} = \frac{{{1^5}}}{{{2^5}}} = {\left( {\frac{1}{2}} \right)^5}\)
\(\frac{{ - 8}}{{125}} = \frac{{\left( { - 2} \right).\left( { - 2} \right).\left( { - 2} \right)}}{{5.5.5}} = \frac{{{{\left( { - 2} \right)}^3}}}{{{5^3}}} = {\left( {\frac{{ - 2}}{5}} \right)^3}\)
\(\frac{{16}}{{81}} = \frac{{4.4}}{{9.9}} = \frac{{{4^2}}}{{{9^2}}} = {\left( {\frac{4}{9}} \right)^2}\)
\(\frac{{121}}{{169}} = \frac{{11.11}}{{13.13}} = \frac{{{{11}^2}}}{{{{13}^2}}} = {\left( {\frac{{11}}{{13}}} \right)^2}\)
Bài 6
a) Tính: \({\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^5};{\left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right)^4};{\left( { - 2\frac{1}{4}} \right)^3};{\left( {0,3} \right)^5};{\left( { - 25,7} \right)^0}\)
b) Tính \({\left( { - \frac{1}{3}} \right)^2};{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^3};{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^4};{\left( { - \frac{1}{3}} \right)^5}\)
Hãy rút ra nhận xét về dấu của lũy thừa với số mũ chẵn và lũy thừa với số mũ lẻ của một số hữu tỉ âm.
Gợi ý đáp án:
a) Thực hiện các phép tính như sau:
\(\begin{matrix} {\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^5} = \left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right).\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right).\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right).\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right).\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{{32}} \hfill \\ {\left( { - 2\dfrac{1}{4}} \right)^3} = {\left( { - \dfrac{9}{4}} \right)^3} = \left( { - \dfrac{9}{4}} \right).\left( { - \dfrac{9}{4}} \right).\left( { - \dfrac{9}{4}} \right) = \dfrac{{ - 729}}{{64}} \hfill \\ {\left( { - 0,3} \right)^5} = \left( { - 0,3} \right).\left( { - 0,3} \right).\left( { - 0,3} \right).\left( { - 0,3} \right).\left( { - 0,3} \right) = - 0,00243 \hfill \\ {\left( { - 25,7} \right)^0} = 1 \hfill \\ \end{matrix}\)
b) Thực hiện các phép tính như sau:
\(\begin{matrix} {\left( { - \dfrac{1}{3}} \right)^2} = \left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right) = \dfrac{1}{9} \hfill \\ {\left( { - \dfrac{1}{3}} \right)^3} = \left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{{27}} \hfill \\ {\left( { - \dfrac{1}{3}} \right)^4} = \left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right) = \dfrac{1}{{81}} \hfill \\ {\left( { - \dfrac{1}{3}} \right)^5} = \left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \dfrac{1}{3}} \right).\left( { - \frac{1}{3}} \right) = \dfrac{{ - 1}}{{243}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Với số hữu tỉ âm, khi lũy thừa là số mũ chẵn thì cho kết quả là một số hữu tỉ dương, khi lũy thừa là số mũ lẻ thì cho kết quả là một số hữu tỉ âm.
Bài 7
Tìm x biết:
a) \(x:{\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3} = - \frac{1}{2}\)
c) \({\left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right)^{11}}:x = {\left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right)^9}\)
b) \(x.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^7} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^9}\)
d) \(x.{\left( {0,25} \right)^6} = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^8}\)
Gợi ý đáp án:
Thực hiện các phép tính như sau:
a) \(x:{\left( {\frac{{ - 1}}{2}} \right)^3} = - \frac{1}{2}\)
\(\begin{matrix} x = \left( { - \dfrac{1}{2}} \right).{\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^3} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^1}.{\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^3} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^{1 + 3}} = {\left( {\dfrac{{ - 1}}{2}} \right)^4} \hfill \\ x = \dfrac{1}{{16}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vậy \(x = \frac{1}{{16}}\)
b) \(x.{\left( {\frac{3}{5}} \right)^7} = {\left( {\frac{3}{5}} \right)^9}\)
\(\begin{matrix} x = {\left( {\dfrac{3}{5}} \right)^9}:{\left( {\dfrac{3}{5}} \right)^7} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{3}{5}} \right)^{9 - 7}} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{3}{5}} \right)^2} \hfill \\ x = \dfrac{9}{{25}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vậy \(x = \dfrac{9}{{25}}\)
c) \({\left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right)^{11}}:x = {\left( {\frac{{ - 2}}{3}} \right)^9}\)
\(\begin{matrix} x = {\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^{11}}:{\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^9} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^{11 - 9}} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{{ - 2}}{3}} \right)^2} \hfill \\ x = \dfrac{4}{9} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vậy \(x = \dfrac{4}{9}\)
d) \(x.{\left( {0,25} \right)^6} = {\left( {\frac{1}{4}} \right)^8}\)
\(\begin{matrix} x = {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^8}:{\left( {0,25} \right)^6} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^8}:{\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^6} \hfill \\ x = {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^{8 - 6}} = {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^2} \hfill \\ x = \dfrac{1}{{16}} \hfill \\ \end{matrix}\)
Vậy \(x = \frac{1}{{16}}\)
Từ khóa » Tính So Sánh Giá Trị Biểu Thức Cộng Trừ Số Hữu Tỉ
-
Tính So Sánh Giá Trị Biểu Thức | Cộng Trừ Số Hữu Tỉ | Ms Thuy Teacher
-
Tính So Sánh Giá Trị Biểu Thức Cộng, Trừ Số Hữu Tỉ - Xây Nhà
-
I.1.2. Tính, So Sánh Giá Trị Biểu Thức Cộng, Trừ Số Hữu Tỉ - VioEdu
-
Cách Tính Giá Trị Biểu Thức Số Hữu Tỉ Lớp 7 Cực Hay, Chi Tiết
-
Cộng Trừ Số Hữu Tỉ
-
Tính So Sánh Giá Trị Biểu Thức Nhân, Chia Số Hữu Tỉ - Quang An News
-
GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI CỦA MỘT SỐ HỮU TỈ.CỘNG TRỪ NHÂN, CHIA ...
-
Các Dạng Bài Tập Về Cộng Trừ Số Hữu Tỉ Toán Lớp 7
-
Các Dạng Toán Về Số Hữu Tỉ Và Bài Tập Vận Dụng – Toán Lớp 7
-
Lý Thuyết: Số Hữu Tỉ Và Các Phép Toán Trên Tập Hợp Số Hữu Tỉ
-
Các Quy Tắc Cộng, Trừ, Nhân, Chia Số Hữu Tỉ áp Dụng Toán Lớp 7 - VOH
-
Số Hữu Tỉ Là Gì? Các Dạng Bài Tập Cực Hay, Chi Tiết - VOH
-
Số Hữu Tỉ. Số Thực - Lý Thuyết Toán 7
-
Bài 4: Giá Trị Tuyệt đối Của Một Số Hữu Tỉ. Cộng, Trừ, Nhân, Chia Số ...