Lý Thuyết Và BT Hình Học Euclid - Tài Liệu Text - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Toán học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.22 KB, 65 trang )
A.LÝ THUYẾTChương 1:PHƯƠNG PHÁP TIÊN ĐỀ§1.VÀI NÉT LỊCH SỬu.Hình học trước thời Euclid:Hình học ra đời như một khoa học thực nghiệm về đo đạc ruộng đất, độ dài các đường, đo diện tích các mảnh đất, đo thể tích các thùng chứa… Con người thời cổ đại ở vùng Babilon và Ai Cập đã biết cách tính diện tích tam giác, hình chữ nhật, hình thang, hình tròn, tính thể tích hình hộp chữ nhật, hình chóp…Từ thế kỉ IV đến thế kỉ III trước công nguyên, các nhà Hình học ở Hy Lạp dần dần đã làm cho môn Hình học trở thành một môn khoa học suy diễn.Hình học không còn là đúng đắn cho một sự kiện hình học nào đó, thay vì kiểm tra bằng thực nghiệm, người ta đã chứng minh nó bằng một chuỗi lập luận hợp lý.Nhiều tác phẩm hình học đã xuất hiện vào thời kỳ này với những tên tuổi lớn như: Arschimedes, Apollonius, Ptolemee, Pytagore. Tất cả những công trình đó đã được tổng kết lại một cách đầy đủ trong tác phẩm bất hủ của Euclid có tên là “Cơ bản”.Euclid là nhà hình học xuất sắc của Hy Lạp cổ. Ông dạy học và sống ở Alexandrie vào khảng từ 330 đến năm 275 trước công nguyên.vVề tác phẩm “Cơ bản” của Euclid:Tác phẩm “Cơ bản” của Euclid gồm 13 cuốn, bao gồm những kiến thức thuần túy của hình học. Trong 13 cuốn của “Cơ bản” có 8 cuốn dành cho Hình học phẳng và Hình học không gian. Kiến thức trong những cuốn sách này bao gồm toàn bộ nội dung của Hình học sơ cấp, mà một phần của nó được lấy từ các trường Phổ thông hiện nay. Chúng ta thấy trong đó có: các tam giác bằng 1nhau, các hình đồng dạng, định lý Pitagore, lí thuyết đo diện tích, đường tròn và các tính chất, đa giác đều và cách dựng, diện tích hình tròn, hình cầu, hình trụ, hình nón, về các khối đa diện và đặc biệt là về năm loại khối đa diện đều….Về phương pháp, chúng ta thấy Euclid đã cố gắn xây dựng môn Hình học bằng cách thức mà ngày nay chúng ta gọi là tiên đề.Trong cuốn sách đầu tiên, Euclid đã nêu ra 23 địng nghĩa của các khái niệm: điểm, đường, đường thẳng, mặt, mặt phẳng, đường thẳng song song…Chẳng hạn ông đã định nghĩa: Điểm là cái gì không có thành phần. Đường là cái gì có bề dài mà không có bề rộng. Mút của đường là điểm. Đường thẳng là đường trên đó các điểm được sắp đặt giống nhau….Sau các định nghĩa, Euclid đã trình bày các định đề và “tiên đề”, là những mệnh đề mà sự đúng đắng của nó được thừa nhận, không chứng minh.Có năm định đề nói về Hình học. Đó là:1)Từ một điểm bất kỳ này đến một điểm bất kỳ khác cò thể vẽ được một đường thẳng.2)Một đường thẳng có thể kéo dài mãi cả về hai phía.3)Với một điểm bất kỳ làm tâm và với bán kính tùy ý, có thể vẽ được một đường tròn.4)Tất cả các góc vuông đều bằng nhau.5)Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng khác nhau tạo thành hai góc trong cùng phía có tổng bé hơn hai vuông thì hai đường thẳng đó cắt nhau về phía có hai góc đó.Có năm tiên đề, nội dung rộng hơn, dùng cho các suy luận toán học nói chung:21)Hai cái cùng bằng cái thứ ba thì bằng nhau.2)Thêm những cái bằng nhau vào những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau.3)Bớt những cái bằng nhau từ những cái bằng nhau thì được những cái bằng nhau.4)Các hình chồng khít lên nhau thì bằng nhau.5)Toàn thể lớn hơn bộ phận.Sau khi đã có các định nghĩa,các định đề và tiên đề, Euclid đã trình bày các định lý và chứng minh các đinh lý đó.Các chứng minh này đều cố gắn dựa vào các định lý đã có trước, hoặc các tiên đề và định đề.w.Các thiếu sót của bộ “Cơ bản”:Có thể nói Euclid là người đầu tiên xây dựng Hình học bằng phương pháp tiên đề. Nhiều chứng minh của ông rất hay vẫn còn dùng được cho đến ngày nay.Tuy nhiên dưới cái nhìn hiện đại, tập “Cơ bản” còn mắc phải nhũng thiếu xót. Cụ thể là:Euclid tham vọng định nghĩa tất cả các khái niệm, điều đó là không thể.Mỗi khái niệm đều được định nghĩa dựa vào các khái niệm có trước. Bởi vậy, chúng ta phải xuất phát từ cái không có trước, ngày nay chúng ta gọi các khái niệm như vậy là các khái niệm cơ bản.Các khái niệm đó được hiểu bằng nhiều cách cụ thể khác nhau, miễn sao chúng thỏa mãn các tiên đề.Các định đề và tiên đề của Euclid vừa thừa lại vừa thiếu. Định đề “Tất cả các góc vuông đều bằng nhau” là thừa vì có thể chúng minh được. Euclid lại thiếu quá nhiều định đề và tiên đề nên trong nhiều chứng minh ông phải dựa vào trực giác.x.Về định đề 5 của Euclid:Định đề 5 của Euclid đóng vai trò đặc biệt trong sự phát triển Hình học nói riêng và Toán học nói chung.Khi nghiên cứu tập “Cơ bản”, các nhà toán học đều băn khoăn: Định đề 5 có thật là một định đề hay không? Hay là nó có thể 3được chứng minh như một định lý? Có vẻ như chính Euclid cũng băn khoăn như vậy, bởi vì ông đã cố trì hoãn việc áp dụng định đề đó để chúng minh các định lí. Cho mãi tới định lí thứ 29, khi không thể dùng được ông mới sử dụng định đề đó vào chứng minh.Thế là rất nhiều nhà toán học đã cố gắn tìm cách chứng minh định đề 5. Có thể nói trong lịch sử Toán học chưa bao giờ có một vấn đề được nhiều người nghiên cứu đến thế, và giải quyết nó lại cần nhiều thời gian đến thế ( từ thế kỉ thứ II trước công nguyên đến thế kỉ XIX ). Hầu hết các nhà toán học đều thất bại. Họ cứ tưởng trong khi chứng minh họ đã sử dụng một điều tương đương với định đề đó. Chẳng hạn, Proclus Diadochus, 410-485) trong chứng minh của mình đã sử dụng mệnh đề: “Nếu hai đường thẳng a và b song song thì khoảng cách bất kì từ điểm nào của đường thẳng a tới đường thẳng b đều bằng nhau”. Mệnh đề này có vẻ hiển nhiên, nhưng để chứng minh nó, ta lại phải dùng định đề 5.Nhiều nhà toán học đã chứng minh định đề 5 bằng phương pháp phản chứng. Hãy giả sử định đề 5 không đúng, rồi cố rút ra từ đó những mâu thuẫn,những vô lý. Nhưng họ cũng không thành công, vì họ tưởng đã tìm ra cái vô lí, nhưng thực ra chẳng vô lý chút nào!y.Sự ra đời của Hình học phi Euclid:Cuối cùng vào ngày 6-2-1826 vấn đề đã được giải quyết bởi nhà toán học người Nga, Lo-ba-sep-xki (1792-1856), khi ông trình bày nghiên cứu của mình tại khoa Toán - Lí trường Đại học Ka-zan (Nga).Lo-pa-sep-xki đã chứng minh rằng: không thể chứng minh được định đề 5. Định đề 5 đúng là một định đề chứ không phải là một định lí.Ông đã giữ nguyên các định đề của Euclid và thay định đề 5 bằng một định đề phủ định, và dựa vào đó chứng minh các định lí của hệ thống Hình học mới. Ngày nay, chúng ta gọi hệ thống hình học mà Lô-pa-sep-xki xây dựng là Hình 4học phi Euclid hay hình học Lô-pa-sep-xki. Tất nhiên nhiều kết quả của hình học Lô-pa-sep-xki hoàn toàn trái ngược với hình học Euclid. Chẳng hạn trong Hình học của Lô-pa-sep-xki: “tổng các góc của tam giác bé hơn 1800, có tam giác mà tổng số đo bé tùy ý, diện tích tam giác bị chặn trên; quỹ tích những điểm cách đều đường thẳng không phải là cặp đường thẳng… Tuy nhiên trong nội bộ của hình học đó không hề có mâu thuẫn nào…Gần như cùng đồng thời với Lô-pa-sep-xki , nhà Toán học Hung-ga-ri là Bolyai Janos (1802-1860) và nhà toán học Đức C.F.Gauss (1777-1855) cũng đã đạt được những kết quả chủ yếu về Hình học phi Euclid.§2.PHƯƠNG PHÁP TIÊN ĐỀu, Hệ tiên đề của một lý thuyết toán học:Năm 1899, Hilbert cho ra đời tác phẩm “ Cơ sở hình học”, trong đó xây dựng lại Hình học một cách chính xác bằng phương pháp tiên đềĐể xây dựng một lý thuyết toán học nào đó bằng phương pháp hệ tiên đề chúng ta phải tiến hành theo những trình tự sau:a)Nêu các “khái niệm cơ bản”. Đó là những khái niệm không theo định nghĩa, ta có thể hiểu thế nào cũng được miễn là hiểu cho phù hợp với tiên đề mà sao đó sẽ nêu ra. Việc lựa chọn khái niệm nào là khái niệm cơ bản là tùy thuộc vào mỗi tác giả.b)Nêu một hệ thống các tiên đề: thể hiện mối quan hệ giữa các khái niệm cơ bản, các tiên đề này phải thỏa mãn một số yêu cầu nào đó.Và hệ thống các khái niệm cơ bản và các tiên đề về chúng được gọi là hệ tiên đề.v Một số ví dụ:Ví dụ 1: Hệ tiên đề H gồm:-Khái niệm cơ bản: Vectơ, sự bằng nhau của hai vecto (kí hiệu là =) và phép cộng hai vectơ.-Các tiên đề:51)Với mọi hai vecto,x yr r2)Với mọi ba vecto , ,x y zr r r3)Có vecto, gọi là vecto không và kí hiệu là 0r sao cho: 0x x= +r r r4)Có vecto ,xuursao cho: ,0x x+ =uurr r,vecto ,xuurgọi là vecto đối của vectoxrTừ hệ tiên đề trên ta chứng minh định li sau: ã Định lí 1: Vecto không là duy nhấtChứng minh: ta có ,0 0 0= +urr r (3),0 0= +urr (1)0=r (3)Vậy 0r là duy nhấtã Định lý 2: Vecto đối củaxr là duy nhấtChứng minh:Giả sử xr có hai vecto đối là 1 2,x xuur uur Ta có: 1 10x x= +uur r uur(3)=2 1( )x x x+ +uur r uur` (2)2 1( )x x x= + +uur r uur(1)20x= +uur r(4)20 x= +r uur(1)2x=uur(3)Ví dụ 2: Hệ tiên đề K bao gồm: -Khái niệm cơ bản: Điểm, đường thẳng, quan hệ liên thuộc giữa điểm và đường thẳng: điểm thuộc đường thẳng.- Các tiên đề:1)Qua hai điểm phân biệt có một đường thẳng duy nhất62)Hai đường thẳng phân biệt có một điểm chung duy nhất.3)Có ít nhất bốn điểm trong đó không có ba điểm nào cùng thuộc một đường thẳng.Từ hệ tiên đề trên ta có thể chứng minh định lý:ã Định lí: Có ít nhất 7 điểm và 7 đường thẳng.Chứng minh:Giả sử 4 điểm tồn tại trong hệ tiên đề là A, B, C, D.Theo tiên đề 1 ta có: AB ≠ CD Theo tiên đề 3:Nếu E trùng với một trong 4 điểm đã có thì mâu thuẫn với tiên đề 1Vậy có 5 điểm A, B, C, D, E phân biệtTheo tiên đề 1: AC ≠ BDTheo tiên đề 3:Nếu F trùng với E đã có thì mâu thuẫn với tiên đề 1Vậy có 6 điểm phân biệt A, B, C, D, E, FĐặt G Nếu G trùng với F thì mâu thuẫn với tiên đề 1Vậy có 7 điểm phân biệt A, B, C, D, E, F, GVà theo tiên đề 1 ta có các đường thẳng AB, CD, AC, BD, AD, CBHai đường thẳng AB và CD không trùng nhau vì nều không thì 3 điểm A, B, C thẳng hàng.Và E, F, G có thể nằm trên một đường thẳng nên có ít nhất 7 đường thẳng: AB, CD, AC, BD, AD, CB và EF.w.Mô hình của hệ tiên đề:Cho H là một hệ tiên đề nào đó, nếu ta gán cho các khái niệm cơ bản của H các khái niệm cụ thể sao cho các khái niệm đó thỏa các tiên đề trong H thì ta thu được một mô hình của H.Ví dụ 1: cho H là hệ tiên đề của ví dụ 1 ở mục 2 7Ta gán một vectoxr là một số nguyên, phép cộng hai vecto được hiểu là cộng hai số nguyên, quan hệ bằng là quan hệ bằng trongZ. Rõ ràng 4 tiên đề của H đều thỏa mãn x + y = y + x x + (y + z) = (x + y) + zTồn tại 0r bằng 0: 0 + x =x Tồn tại vecto đối của x là –x: -x + x = 0Ví dụ 2: Gọi K là hệ tiên đề trong ví dụ 2 ở mục 2Xét tập hợp {0, 1} gồm 2 số 0 và 1 với phép cộng được xác định như sau:0 + 0 = 01+ 1 = 01 + 0 = 0 + 1= 1Xét A ( 0,0,1) ; B(0,1,0); C(1,0,0); D(1,1,1); E( 1,1,0); F(1,0,1); G(0,1,1)Gọi đường thẳng là một trong các phương trình sau:(d1): x1=0, (d2): x2 =0, (d3): x3=0, (d4): x1+x2 =0, (d5): x1+x3=0, (d6): x2+x3 =0(d7): x1+x2+x3 =0.Một điểm gọi là thuộc đường thẳng nếu bộ số nó thỏa mãn phương trình. Chúng ta dễ dàng thấy mọi tiên đề của K đều thỏa mãn. Đặc biệt ta co thể chỉ ra bốn điểm, trong đó không có ba điểm nào thẳng hàng. Ví dụ C(1,0,0), B(0,1,0), E(1,1,0) và D(1,1,1). x. Các yêu cầu của một hệ tiên đề: Bất kì một hệ tiên đề nào cũng phải thỏa mãn một số yêu cầu cơ bản: phi mâu thuẫn, tính độc lập, tính đầy đủ 1) Phi mâu thuẫn:Cho H là một tiên đề.Một hệ tiên đề được gọi là phi mâu thuẫn nếu từ các tiên đề của nó không thể chứng minh được hai định lý phủ định nhau (mâu thuẫn nhau)8Để chứng minh sự phi mâu thuẫn của một hệ tiên đề ta dùng phương pháp xây dựng mô hình. Nếu ta đã xây dựng được mô hình của hệ tiên đề H bằng những khái niệm của một lý thuyết toán học có sẵn L, thì mỗi định lí suy ra từ H sẽ trở thành một định lí trong L. Như vậy nếu lí thuyết L phi mâu thuẫn thì hệ tiên đề H cũng phi mâu thuẫn.Tóm lại: hệ tiên đề H phi mâu thuẫn nếu có thể tìm thấy mô hình của H trong một lý thuyết toán học đã biết là phi mâu thuẫn.2) Tính độc lập:Tiên đề A của hệ tiên đề phi mâu thuẫn H được gọi là độc lập đối với H nếu A không thể chứng minh được từ những tiên đề của H. Hệ tiên đề H được gọi là độc lập nếu mọi tiên đề của H đều độc lập đối với H.Nếu A là một hệ tiên đề của H, ta thành lập hệ tiên đề mới H’ gồm các tiên đề của H nhưng thay tiên đề A bằng tiên đề A’ phủ đinh của tiên đề A. Rõ ràng tiên đề A độc lập đối với H khi và chỉ khi hệ tiên đề H’ phi mâu thuẫn.Ví dụ: Nếu hình học Lô-pa-sep-xki phi mâu thuẫn thì định đề 5 không chứng minh được từ các tiên đề còn lại của hình học Euclid.Tất nhiên nếu tiên đề A không độc lập với hệ tiên đề H thì nó thừa, và có thể loại bỏ nó trong danh sách các tiên đề.3) Tính đầy đủ của hệ tiên đề:Một hệ tiên đề phi mâu thuẫn H được gọi là đầy đủ nếu một mệnh đề A nào đó nói về các khái niệm của H đều có thể chứng minh được hoặc bác bỏ được. Nói khác đi, từ hệ tiên đề H có thể chứng minh được mệnh đề A hay chứng minh được mệnh đề A’ phủ định của A.Nếu hệ tiên đề H không đầy đủ, nghĩa là có mệnh đề A và mệnh đề A’ phủ định nó đều không chứng minh được từ H, thì khi thêm tiên đề A hoặc A’ vào H ta được cả hai tiên đề phi mâu thuẫn.Giả sử hệ tiên đề phi mâu thuẫn H có hai mô hình M1 và M2. Mô hình đó đẳng cấu với nhau nếu có sự tương ứng 1-1 giữa các khái niệm cơ bản của M1 với các khái niệm cơ bản của M2 sao cho nếu các khái niệm cơ bản nào đó của 9M1 thỏa mãn một tiên đề của H thì các khái niệm cơ bản tương ứng của M2 cũng thỏa mãn tiên đề đó. Người ta chứng minh được rằng: Một hệ phi mâu thuẫn H là đầy đủ khi và chỉ khi mọi mô hình của nó đều đẳng cấu với nhau. §3. CÁC HỆ TIÊN ĐỀ CỦAHÌNH HỌC Ơ-CLIT 3 CHIỀU.Hệ tiên đề của Hin-be (Hilbert):Trong tác phẩm “Cơ sở hình học” của mình, lần đầu tiên nhà toán học Đức Hin-be (Hilbert, 1862-1943) đã đưa ra một hệ tiên đề của hình học Ơ-clit và ông chứng minh sự phi mâu thuẫn và đầy đủ của nó. Ngoài ra, ông còn chứng minh sự độc lập của một số tiên đề quan trọng.1.1. Hệ tiên đề Hin-be:Khái niệm cơ bản của hệ tiên đề Hin-be là: Điểm, đường thẳng, mặt phẳng; Các quan hệ “thuộc” (điểm thuộc đường thẳng, điểm thuộc mặt phẳng), quan hệ “điểm ở giữa hai điểm”, và quan hệ “bằng nhau” của hai đoạn thẳng.Các tiên đề: Các tiên đề được chia thành năm nhóm.Nhóm I: Các tiên đề về thuộcI.1. Bất kì hai điểm phân biệt nào cũng thuộc một và chỉ một đường thẳng.I.2. Mỗi đường thẳng thuộc ít nhất hai điểm. Có ít nhất là ba điểm không cùng thuộc một đường thẳng.I.3. Bất kì ba điểm nào, nếu không cùng thuộc một đường thẳng, đều thuộc một và chỉ một mặt phẳng.I.4. Nếu hai điểm phân biệt cùng thuộc một đường thẳng a và mặt phẳng P thì mọi điểm thuộc đường thẳng a đều thuộc mặt phẳng O.Nhóm II: Các tiên đề về thứ tựII.1. Nếu điểm B ở giữa điểm A và điểm C thì A, B, C là ba điểm khác nhau cùng thuộc một đường thẳng và điểm B cũng ở giữa điểm C và điểm A.10II.2. Cho bất kì hai điểm phân biệt A, C nào, bao giờ cũng có ít nhất một điểm B sao cho C ở giữa A và B.II.3. Trong bất kì ba điểm phân biệt nào cùng thuộc một đường thẳng, có không quá một điểm ở giữa hai điểm kia.II.4. Tiên đề Pát (Pasch): Trên mặt phẳng cho đường thẳng a và ba điểm A, B, C không thuộc a. Nếu đường thẳng a có một điểm ở giữa A và B thì nó cũng có một điểm ở giữa A và C hoặc ở giữa B và C. (Moritz Pasch, 1843-1930, là nhà toán học Ba Lan).Nhóm III: Các tiên đề về bằng nhauIII.1. Nếu đã cho đoạn thẳng AB thì từ trên nửa đường thẳng có gốc A’ bao giờ cũng có điểm B’, sao cho đoạn thẳng AB bằng đoạn thẳng A’B’, kí hiệu là AB=A’B’. Đối với mọi đoạn thẳng AB ta đều có: AB=BA.III.2. Nếu AB=A’B’ và A’B’=A”B” thì AB=A”B”.III.3. Cho điểm B ở giữa hai điểm A và C, cho điểm B’ ở giữa hai điểm B’ và C’. Nếu AB=A’B’ và BC=B’C’ thì AC=A’C’.III.4. Cho góc xOy, cho tia O’x’ và một nửa mặt phẳng xác định bởi đường thẳng chứa tia O’x’. Khi đó trên nửa mặt phẳng ấy có duy nhất tia O’y’ sao cho góc xOy bằng góc x’O’y’: ··xOy x Oy′ ′= Đối với mọi góc xOy ta đều có ··xOy yOx=.III.5. Cho hai tam giác ABC và A’B’C’. Nếu AB=A’B’, AC=A’C’ và ··BAC B A C′ ′ ′= thì BC=B’C’ và ··ACB A C B′ ′ ′=. Trong trường hợp ta nói hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau và viết ∆ABC=∆A’B’C’.Nhóm IV. Các tiên đề về liên tụcIV.1. Tiên đề Ac-si-mét (Archimedes). Cho hai đoạn thẳng AB và CD bất kì. Khi đó có một số hữu hạn các điểm A1, A2, A3…, An thuộc nửa đường thẳng AB sao cho điểm A1 ở giữa A và A2 ; A2 ở giữa A1 và A3 ;… ; An-1 ở giữa An-2 và An 11hoặc trùng với An và các đoạn thẳng A A1, A1A2, … ,An-1An đều bằng đoạn thẳng CD.IV.2. Tiên đề Căng-to (Cantor)Trên đường thẳng a cho một dãy vô hạn các đoạn thẳng A1B1, A2B2, … , AnBn, … sao cho:- Đoạn thẳng AnBn nằm trong đoạn thẳng An-1Bn-1- Cho bất kì đoạn thẳng CD nào, bao giờ cũng có số tự nhiên n để đoạn thẳng AnBn bé hơn đoạn thẳng CD.Khi đó có một điểm I duy nhất thuộc mọi đoạn thẳng AnBn.(Nhà toán học Cantor, 1845-1918, sinh tại St Petersburg, Nga, làm việc tại Đức).Nhóm V: Tiên đề Ơ-clit về đường song songTrong mặt phẳng cho đường thẳng a và điểm A không thuộc a thì trong mặt phẳng đó có không quá một đường thẳng b đi qua A và không có điểm chung với a (đường thẳng b như thể gọi là song song với đường thẳng a).1.2. Mô hình số học của tiên đề Hin-be:Ta có thể chứng minh rằng hệ tiên đề Hin-be phi mâu thuẫn nếu lý thuyết phi mâu thuẫn. Muốn vậy ta xây dựng một mô hình của hệ tiên đề đó bằng các khái niệm của số học.Mô hình đó như sau.- Điểm là bất kì bộ ba số thực có thứ tự (x; y; z).- Mặt phẳng là bất kì một phương trình bậc nhất dạng ax + by + cz +d = 0Với điều kiện a2 + b2 + c2 ≠ 0. Hai phương trình tương đương được xem là hai mặt phẳng trùng nhau.Đường thẳng d là bất kì hệ hai phương trình bậc nhất dạng:=+++=+++0''''0dzcybxadczbyax (*)với điều kiện a2 + b2 + c2 ≠ 0, a’2 + b’2 + c’2 ≠ 0, và a : b : c ≠ a’ : b’ : c’12 Hai hệ phương trình như thế xem là hai đường thẳng trùng nhau khi và chỉ khi chúng là hai hệ phương trình tương đương. - Điểm (x0; y0; z0) thuộc mặt phẳng ax + by + cz + d = 0 nếu ax0 + by0 + cz0 + d = 0 - Điểm (x0; y0; z0) thuộc đường thẳng d nếu (x0; y0; z0) là nghiệm của hệ (*) - Điểm (x2; y2; z2) ở giữa điểm (x1; y1; z1) và điểm (x3; y3; z3) nếu chúng cùng thuộc một đường thẳng và có một trong các điều kiện sau đây : x1 < x2 < x3hoặc y1 < y2 <y3 hoặc z1 < z2 < z3 Khái niệm bằng nhau của hai đoạn thẳng được xây dựng thông qua khái niệm độ dài đoạn thẳng: nếu hai mút là (x0; y0; z0) và (x1; y1; z1) thì độ dài của nó được định nghĩa là: d = (x0 – x1)2 + (y0 – y1)2 + (z0 – z1)2 Hai đoạn thẳng được xem là bằng nhau nếu chúng có độ dài bằng nhau.Khái niệm bằng nhau của góc được xây dựng thông qua khái niệm số đo góc. Giả sử có góc với đỉnh O và hai cạnh của góc lần lượt đi qua hai điểm A và B. Số đo ϕ của góc đó được xác định như sau: Nếu O, A, B thẳng hàng và O ở giữa A và B thì ϕ = π. Nếu O, A, B thẳng hàng và O không ở giữa A và B thì ϕ = 0. Nếu O, A, B không thẳng hàng thì số ϕ được cho bởi công thức: 2OA.OB.cosϕ = OA2 + OB2 – AB2 , 0 < ϕ < π Hai góc được xem là bằng nhau nếu số đo góc bằng nhau. Sau đó ta phải chứng minh rằng với cách hiểu các khái niệm cơ bản trên đây, mọi tiên đề của hệ tiên đề Hin-be đều đúng.1.3. Sự đầy đủ của hệ tiên đề Hin-be:Hệ tiên đề Hin-be đầy đủ vì ta có thể chứng minh rằng mọi mô hình của hệ đó đều đẳng cấu với mô hình số học và do đó đẳng cấu với nhau.13Thật vậy, nếu M là mọt mô hình nào đó của hệ tiên đề Hin-be thì bằng cách chọn một hệ tọa độ Đề-các vuông góc như trong Hình học giải tích, ta chứng minh được M đẳng cấu với mô hình số học.1.4. Sự độc lập của các tiên đề trong hệ tiên đề Hin-be: Như đã nói ở trên, tiên đề 5 ơ-clit về đường song song là tiên đề độc lập, bởi vì nếu thay tiên đề đó bằng tiên đề phủ định thì ta có Hình học Lôbasepki, là hệ tiên đề phi mâu thuẫn.Người ta cũng đã xây dựng được Hình học phi Ac-si-mét, là hình học trong đó tiên đề Ac-si-mét không đúng. Hình học phi Ac-si-met là phi mâu thuẫn nên tiên đề Ac-si-met là độc lập. . Hệ tiên đề hình học trong trường phổ thông:1.5. Giới thiệu một hệ tiên đề hình học trong trường phổ thôngHệ tiên đề của Hin-be không dùng được trong trường phổ thông vì không thích hợp về mặt sư phạm. Trong các sách giáo khoa cho học sinh phổ thông, người ta cố gắn đưa ra một hệ tiên đề ngắn gọn và dễ hiểu hơn. Ở nước ta trước khi cải cách giáo dục 1981, Hình học được trình bày theo kiểu cũ, không phân biệt rõ ràng giữa hệ tiên đề và định lí. Trong cải cách giáo dục năm 1981, hình học được viết lại theo hướng hệ tiên đề hóa, tuy nhiên từ “tiên đề” được thay bằng từ “tính chất cư bản”. Sau đây chúng tôi giới thiệu hệ tiên đề của Hình học phẳng trong cuốn “Tài liệu bồi dưỡng Hình học 6” (tác giả Văn Như Cương, Vũ Hữu Bình NXB GD, 1984), và hệ tiên đề của Hình học không gian trong “Hình học 11” (tác giả: Văn Như Cương, Phan Văn Viện, NXB GD, 1991).a.Hệ tiên đề của hình học Ơ-clit trên mặt phẳngKhái niệm cơ bản: Điểm, đường thẳng (đường thẳng được hiểu là một tập hợp điểm, nên có thể nói về điểm thuộc đường thẳng hay không thuộc đường thẳng, đường thẳng đi qua hay không đi qua điểm), quan hệ điểm ở giữa hai điểm, độ dài đoạn thẳng, số đo góc.Các tiên đề:14Tiên đề 1: Đường thẳng là một tập hợp chứa nhiều điểm. Có nhiều đường thẳng.Tiên đề 2: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.Tiên đề 3: Trong ba điểm thẳng hàng (nghĩa là cùng nằm trên một đường thẳng) và phân biệt, có một và chỉ một điểm ở giữa hai điểm còn lại.Tiên đề 4: Mỗi điểm O của một đường thẳng chia các điểm còn lại của đường thẳng thành hai tập hợp điểm không rỗng, không giao nhau, sao cho: - Hai điểm phân biệt thuộc cùng một tập hợp khi và chỉ khi điểm O không nằm giữa chúng.- Hai điểm thuộc hai tập hợp khác nhau khi và chỉ khi điểm O nằm giữa chúng. Định nghĩa: Điểm O cùng với một trong hai tập hợp nói trên được gọi là tia, điểm O gọi là gốc của tia. Tia có gốc O và chứa điểm A, kí hiệu là tia OA. Định nghĩa: Tập hợp gồm hai điểm phân biệt A, B và những điểm ở giữa chúng gọi là đoạn thẳng AB hoặc BA. Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút của đoạn thẳng AB. Tiên đề 5: Mỗi đường thẳng a chia các điểm không thuộc nó thành hai tập không rỗng không giao nhau, sao cho: Hai điểm A, B phân biệt thuộc cùng một tập hợp khi và chỉ khi đoạn thẳng AB và đường thẳng a không có điểm chung. Định nghĩa: Hình gồm một trong hai tập hợp nói trên và đường thẳng a được gọi là nửa mặt phẳng. Đường thẳng a được gọi là bờ của nửa mặt phẳng. Tiên đề 6: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài xác định là một số dương. Kí hiệu: Độ dài đoạn thẳng AB cũng được kí hiệu là AB. Tiên đề 7: Nếu điểm M ở giữa hai điểm A và B thì độ dài đoạn thẳng AB bằng tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB, tức là: AB = AM + MB 15Tiên đề 8: Trên một tia Ox cho trước, với một số dương bất kì m, bao giờ cũng có duy nhất một điểm M sao cho OM = m. Định nghĩa: Hình gồm hai tia Ox và Oy có góc O chung gọi là góc. Điểm O gọi là đỉnh của góc. Hai tia Ox, Oy gọi là hai cạnh của góc. Góc có hai cạnh trùng nhau gọi là góc – không. Góc có hai cạnh hợp thành một đường thẳng gọi là góc bẹt.Định nghĩa: Cho góc xOy khác góc không và khác góc bẹt. Một tia Ot là nằm trong góc xOy nếu có ba điểm A, B, C lần lượt nằm trên tia Ox, Oy, Ot sao cho điểm C nằm giữa hai điểm A và B. Tiên đề 9: Mỗi góc đều có một số đo xác định, tính bằng độ. Góc-không có số đo bé nhất và bằng 00, góc bẹt có số đo lớn nhất và bằng 1800. Kí hiệu: Số đo của góc xOy được kí hiệu là ·xOy Tiên đề 10: Nếu tia Ot nằm trong góc xOy thì số đo góc xOy bằng tổng số đo của hai góc xOt và tOy:··¶xOy xOt tOy= + Tiên đề 11: Cho tia Ox nằm trên bờ của một nửa mặt phẳng xác định. Khi đó với bất kì số m sao cho 00 < m < 1800, trong nửa mặt phẳng đó bao giờ cũng có duy nhất tia Oysao cho ·xOy m=.Định nghĩa: Cho ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Hình gồm ba đoạn thẳng AB, BC, CA gọi là tam giác ABC. Các điểm A, B, C gọi là các đỉnh của tam giác, các đoạn thẳng AB, BC, CA gọi là các cạnh của tam giác, các góc BAC, ABC, BCA gọi là các góc của tam giác ABC và số đo của chúng lần lượt kí hiệu là µA, µB, µC.Định nghĩa: Hai tam giác ABC và A’B’C’ được gọi là bằng nhau nếu AB = A’B’, BC = B’C’, CA = C’A’ và µµA A′=, µµB B′=, µµC C′=. Tiên đề 12: Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau nếu AB = A’B’,16 AC = A’C’ và µµA A′=.Định nghĩa: Hai đường thẳng gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung.Tiên đề 13: Nếu điểm A không thuộc đường thẳng b thì qua A có không quá một đường thẳng song song với đường thẳng b.b.Hệ tiên đề của hình học Ơ-clit trong không gian:Hệ tiên đề của hình học ơ-clit trong không gian bao gồm các tiên đề của Hình học phẳng và bổ sung thêm một khái niệm cơ bản là “mặt phẳng” và 6 tiên đề sau đây:Tiên đề 14: Có ít nhất bốn điểm không cùng thuộc một mặt phẳng.Tiên đề 15: Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước.Tiên đề 16: Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.Tiên đề 17: Nếu hai mặt phẳng có một điểm chung thì chúng cùng có một điểm chung khác nữa.Tiên đề 18: Trên mỗi mặt phẳng các tiên đề của Hình học phẳng đều đúng.Tiên đề 19: Mỗi đoạn thẳng trong không gian đều có một độ dài xác định.1.6. Sự tương đương giữa hai hệ tiên đề:Định nghĩa: Hai hệ tiên đề H và H’ gọi là tương đương nếu mọi định lí của H đều là định lí của H’ và ngược lại. Muốn như vậy chỉ cần đòi hỏi: Mỗi tên đề của H là một tiên đề hoặc là một định lí của H’ và ngược lại, mỗi tiên đề của H’ là một tiên đề hoặc là một định lí của H.Ta có thể chứng minh rằng hệ tiên đề Hin-be tương đương với hệ tiên đề ở phổ thông. Sau đây là chứng minh của một vài của Hin-be như là định lí của hệ tiên đề ở phổ thông.17Tiên đề Pat (Pasch): Trong mặt phẳng (P) cho đường thẳng a và ba điểm A, B, C không thuộc a. Nếu đường thẳng a cắt đoạn thẳng AB thì nó cắt đoạn thẳng AC hoặc cắt đoạn thẳng BC.Chứng minh: Theo tiên đề 5, đường thẳng a chia mặt phẳng (P) thành hai nửa mặt phẳng, một chứa điểm A, một chứa điểm B (vì đoạn thẳng AB cắt đường thẳng a). Điểm C phải thuộc một trong hai nửa mặt phẳng đó nên đường thẳng a phải cắt một trong hai đoạn thẳng AB hoặc BC.Tiên đề Ac-si-mét: Cho hai đoạn thẳng bất kì AB và CD. Khi đó trên tia AB có một số hữu hạn điểm A1, A2, …, An thuộc nửa đường thẳng AB sao cho điểm A ở giữa A1 và A2; A2 ở giữa A1 và A3;… ; An-1 ở giữa An-2 và An; còn điểm B ở giữa An-1 và An hoặc trùng với An và các đoạn thẳng AA1, A1A2,…, An-1An bằng đoạn CD.Chứng minh: Gọi độ dài đoạn thẳng AB là a và độ dài đoạn thẳng CD là d. Ta có thể tìm được một số nguyên dương n sao cho: (n-1)d <a ≤ nd. Theo tiên đề 7, trên tia AB ta có thể xác địnhcác điểm Ak, k=1,2, …, n sao cho AAk = kd. Khi đó dễ thấy các điểm Ak thỏa mãn các điều kiện của tiên đề Ac-si-mét.2. Hệ tiên đề của Vây (Weyl):Không gian Ơ-clit 2 và 3 chiều chỉ là trường hợp riêng của không gian Ơ-clit n chiều (n∈N).Để xây dựng không gian n-chiều tốt nhất là dùng hệ tiên đề do Hermann Weyl đề nghị năm 1918, được trình bày dưới đây (H. Weyl 1885-1955, nhà toán học người Đức). Cho không gian vector n-chiều VKhông gian afin n-chiều: Giả sử ta có một tập hợp A không rỗng mà mỗi phần tử của nó được gọi là điểm (khái niệm cơ bản). Tập A được gọi là không gian afii n-chiều liên kết với không gian vector n-chiều V nếu các tiên đề sau đây được thỏa mãn:Tiên đề 1: Với bất kì cặp điểm có thứ tự A, B của A có thể xác định được một vector của V, mà ta sẽ kí hiệu là vectơAB .18Tiên đề 2: Với mỗi điểm A cho trước của A và mỗi vector u cho trước của V, có duy nhất một điểm B của A sao cho uAB=Tiên đề 3: Với bất kì ba điểm A, B, C của A ta có: .CBACAB +=Không gian afin 2-chiều được gọi là mặt phẳng afin.Không gian vector Ơ-clit: Không gian vector n-chiều V, trên đó có xác định phép toán tích vô hướng: với hai vector ba, bất kì của V ta cho tương ứng với một số thực, kí hiệu là ba., sao cho các tiên đề dưới đây được thỏa mãn, được gọi là không gian vector Ơ-clit n-chiều; Các tiên đề đó là:1. Với một vector ba, của V, có: abba =2. với mọi vector ba, của V và một số thực tùy ý k, có: ).() ( bakbak=3. Với mọi vector cba ,, của v, có:cabacba ).(+=+4. Với mọi vector a khác 0 của V, có: 0. >aaVới vector a tùy ý, tích vô hướng aa. được kí hiệu là 2a, chú ý rằng 22,0 aa ≥ được gọi là độ dài của vector a và kí hiệu là a , tức là 2aa =Không gian Ơ-clit n-chiều: Nếu V là một không gian vector Ơ-clit n-chiều (xem định nghĩa ở trên) thì không gian afin A liên kết với V gọi là không gian Ơ-clit n-chiều.Không gian Ơ-clit thường được kí hiệu là E.Không gian Ơ-clit 2 chiều được gọi là mặt phẳng Ơ-clit.Trong hệ tiên đề Weyl, “điểm” là khái niệm cơ bản, còn các khái niệm khác như: đường thẳng, mặt phẳng, ở gữa, độ dài đoạn thẳng, số đo góc… đều được định nghĩa.Định nghĩa: Giả sử A là không gian afin liên kết với không gian vector V. Cho điểm A thuộc A và vector a khác vectơ - không của V. Tập hợp các điểm M của A sao cho ukAM =, với mọi số thực k, gọi là một đường thẳng.Điểm B gọi là nằm giữa A và C nếu có số 0<k sao choBCkBA =.19 Độ dài đoạn thẳng AB trong không gian Ơ-clit là độ dài của vectơ AB.Số đo góc giữa hai vector u và v là số thực φ được xác định bởi công thức. cosvvuu.=ϕ Từ đó, ta có thể định nghĩa góc giữa hai đường thẳng và sự vuông góc giữa hai đường thẳng.Trong trường hợp n=3, ta chứng minh được hệ tiên đề Weyl không gian Ơ-clit 3 chiều tương đương với hệ tiên đề Hin-be và tương đương với hệ tiên đề ở phổ thông nói trên.•B.BÀI TẬP••BÀI TẬP CHƯƠNG I•Bài 1 trang 199: Nêu ra một vài mô hình của hệ tiên đề H đã nói trong lý thuyết. Tìm mô hình của H sao cho mô hình đó có đúng n vectơ, với n là số nguyên dương cho trước.Giải:* Mô hình 1: Vectơ: ánh xạ A: R → R x → f(x) = A(x) Phép cộng hai ánh xạ và quan hê bằng được xác định:X → Y: f= g ⇔ ( ) ( )f x g x= Mô hình trên thoả:, :f g f g g f∀ + = +, , : ( ) ( )f g h f g h g f h∀ + + = + +20∃ ánh xạ không (0) : R → R 0x →∃ ánh xạ đối: (-f ) : R → R ( ) ( )x f x A x→ = −* Mô hình 2:Xét tập nz = {[0], [1], [2], [3], . . . . , [ n-1] }Vectơ là [i] Phép cộng được định nghĩa như sau:j + i = k: trong đó k = j + i : j ≠ i , 1,1, −= nji Mô hình trên thoả:· ∀ i, j: [ ] [ ] [ ] [ ]jiji +=+ · ∀ i, j, m : [ ] [ ] [ ] [ ] [ ] [ ]mjimji ++=++ )()( · . Vectơ không là tập[ ]0· Vectơ đối của [i] là [n-1]Mô hình 2 có đúng n vectơ là một số nguyên dương cho trước Bài 3 trang 199: Hệ tiên đề gồm: + Khái niệm cơ bản: “ điểm”, “ đường thẳng”, “điểm thuộc đường thẳng” + Các tiên đề: i) Bất kì hai điểm phân biệt nào đều thuộc một và chỉ một đường thẳng.ii) Bất kì hai đường thẳng phân biệt nào đều thuộc một và chỉ một điểm.iii) Có ít nhất bốn điểm trong đó bất kì ba điểm nào cũng không cùng thuộc một đường thẳng. a) Hãy xây dựng mô hình của P. Chứng tỏ rằng hệ tiên đề P phi mâu thuẫn nếu số học phi muân thuẫn.b) Hãy chứng tỏ rằng tiên đề iii) là độc lập.c) Chứng minh hệ tiên đề P không đầy đủ.Giải:a) Xây dựng một mô hình của hệ tiên đề P :21Ta gọi điểm là bộ ba số);;( zyxvới các số có giá trị 0 hoặc 1 và 0222≠++ zyx. Như vậy ta có 7 điểm: A1(1,0,0); A2(0,1,0); A3(0,0,1); A4(0,1,1); A5(1,0,1); A6(1,1,0); A7(1,1,1).+ Mỗi phương trình sau là một đường thẳng:d1: x = 0 d2: y = 0 d3: z = 0 d4: x - y = 0d5: y – z = 0 d6: x – z = 0 d7: (x+y–z)(x–y+z)=0 + Mổi điểm gọi là thuộc đuờng thẳng nếu bộ ba số tương ứng với điểm đó là nghiệm của phương trình biểu thị cho đường thẳng.+ Dể dàng kiểm tra rằng các tiên đề i) ii) đều đúng:Ví dụ : A2 , A3 ∈ d1 ; A2 , A5 ∈ d6 ; A4 , A1 ∈ d5 ; d1 ∩ d2 = A3 ; d3 ∩ d4 = A6 ; d1 ∩ d7 = A4+ Tiên đề iii) cũng đúng. Lấy 4 điểm A1, A2, A3, A7. Ta thấy rằng ba điểm bất kì trong 4 điểm đó dều không thuộc một đường thẳng.+ Vì mô hình trên xây dựng từ các vật liệu của số học nên suy ra hệ tiên đề P phi mâu thuẫn nếu số học phi mâu thuẫn.b) Để chứng minh tiên đề iii) độc lập ta xây dựng một mô hình trong đó tiên đề i), ii) đúng nhưng tiên đề iii) không đúng: mô hình dó như sau:Trên mặt phẳng Ơcit lấy ba điểm không thẳng hàng A, B, C và ta gọi chúng là điểm, còn đường thẳng là các đường thẳng AB, BC , CA Khi đó với 4 điểm A, B, C, D thì ba điểm bất kì A, B, D, hoặc A, C, D hoặc B, C, D có thể xảy ra trường hợp thẳng hàng.c) Để chứng minh P không đầy đủ ta xây dựng mô hình thứ hai của P không đẳng cấu, với mô hình đã xây dựng ở a). Mô hình đó như sau: ta lấy 13 điểm Pi , 12,0=i, và 13 đường thẳng. Kí hiệu Pj , 12,0=j . Ta nói Pi thuộc đường thẳng Pj nếu ji += (0, 1, 3, 9) (mod13) Bài 5 trang 200: Hãy dùng hệ tiên đề của hình học không gian ở trường phổ thông để chứng minh các định lí sau đây: 22a) Ngoài mặt phẳng cho trước còn có nhiều điểm khác.b) Cho mặt phẳng (P) và ba điểm phân biệt A, B, C không nằm trên (P) . Nếu mặt phẳng (P) cắt đoạn thẳng BC hoặc đoạn thẳng CA.c) Định lí về việc mỗi mặt phẳng chia không gian thành hai nửa không gian (tương tự như mỗi đường thẳng trong mặt phẳng chia mặt phẳng đó thành hai nửa mặt phẳng). Hãy phát biểu định lí và chứng minh.d) Chứng minh các trường hợp bằng nhau của hai tam giác bất kì trong không gian.Giải:a) Giả sử cho trước mặt phẳng (P). Theo tiên đề 14 có ít nhất bốn điểm không cùng nằm trên một mặt phẳng, nên có ít nhất 1 điểm nào đó không nằm trên (P). Ta gọi đó là điểm A. Lấy điểm B bất kì thuộc (P) thì; ta có đường thẳng b đi qua A và B (tiên đề 2). Theo tiên đề 4, tồn tại một điểm B’ sao cho A ở giữa B và B’. Nếu B’ ∈ (P) thì theo tiên đề 16). A cũng nằm trên (P) (mâu thuẫn).Vì vậy B ∉ (P). Theo tiên đề 18). Trên mặt phẳng (P) các kết quả của hình học phẳng đều đúng, nên (P) còn nhiều điểm khác nữa.b) Ba điểm A, B, C không thẳng hàng theo tiên đề 16) tồn tại mặt phẳng (Q) duy nhất đi qua ba điểm đó. Vì mặt phẳng (P) cắt đoạn AB nên (P) và (Q) có điểm chung: Theo tiên đề 17, (P), (Q) còn có một điểm chung khác nữa ⇒(P) và (Q) cắt nhau theo đường thẳng a : Áp dụng định lí pasch của hình học phẳng trên mặt phẳng (P) , suy ra đường thẳng a hoặc cắt BC hoặc cắt CA tức là mặt phẳng (P) cắt đoạn thẳng BC hoặc cắt đoạn thẳng CA.Ba điểm A, B, C thẳng hàng thì ta lấy mặt phẳng (Q) đi qua ba điểm đó rồi lập luận tương tự như trên.c) Định lí: Mỗi mặt phẳng (P) chia các điểm còn lại của không gian thành hai tập hợp không giao nhau sao cho hai điểm M, M’ thuộc cùng một trong hai tập hợp đó khi và chỉ khi đoạn thẳng MM’ và mặt phẳng (P) không có điểm chung.23 Chứng minh : gọi A là một điểm không thuộc (P). Xét hai tập hợp sau:Tập U: gồm những điểm M không thuộc (P) sao cho đoạn thẳng AM và (P) không có điểm chung.Tập V gồm những điểm N không thuộc (P) sao cho đoạn thẳng AN và mặt phẳng (P) không có điểm chung.Tất nhiên U, V không giao nhau và mỗi điểm không thuộc (P) đều thuộc một trong hai tập hợp đó.Giả sử M, M’ thuộc tập U tức là AM, AM’ đều không cắt (P) Theo câu b) ta suy ra MM’ không cắt (P) Giả sử N, N’ thuộc tập V, tức là AN và AN’ đều cắt (P). Theo câu b) đoạn thẳng NN’ không cắt (P) Giả sử M và N thuộc hai tập hợp khác nhau U và V thì chỉ có một trong hai đoạn thẳng AM , AN là cắt (P) theo câu b đoạn thẳng MN phải cắt (P) e) Chứng minh định lí: Hai tam giác có ba cạnh bằng nhau thì bằng nhau.Giả sử hai tam giác ABC, A’B’C’ có AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ta phải chứng minh: .'ˆˆ,'ˆˆ,'ˆˆCCBBAA=== Theo tiên đề 18: Trên mỗi mặt phẳng các tiên đề của hình học phẳng đều đúng. Như vậy trên mặt phẳng (ABC), mặt phẳng (A’B’C’) ta áp dụng định lí cosin trong tam giác. Ta có: BC2 = AB2 + AC2 – 2ABAC cos  (trên mặt phẳng (ABC)) B’C’2 = A’B’2 + A’C’2 -2A’B’A’C’ (trên mặt phẳng (A’B’C’))Vì BC = B’C’, AB = A’B, AC = A’C’, ta suy ra  = Â’Tương tự ta có 'ˆˆ,'ˆˆCCBB==Các định lí còn lại chứng minh tương tự.Bài 7 trang 201: Hãy nhớ lại cách chứng minh định lí “tổng số đo góc trong mọi tam giác bằng 1800”trong sách giáo khoa phổ thông. Cách chứng minh đó phải dựa vào 24tiên đề về đường song song. Sau đây là cách chứng minh không dùng đến tiên đề đó.Chứng minh: Ta giả thiết tổng số đo góc trong tam giác là S.Lấy tam giác bất kì ABC ta có:···BAC ABC ACB S+ + = Gọi D là điểm ở giửa của B và C, ta có hai tam giác ABD và ACD, theo giả thiết: · ··CAD ACB ADC S+ + = ·· ·BAD ABD ADB S+ + = Suy ra: · ·····2BAD CAD ABD ACB ADB ADC S+ + + + + = hay ···0180 2BAC ABC ACB S+ + + =Hay: S + 1800 = 2S, tức là S = 1800.Hãy bình luận về chứng minh đó.Giải: DABC Ta có:· ·····2BAD CAD ABD ACB ADB ADC S+ + + + + =Suy ra···0180 2BAC ABC ACB S+ + + =(mâu thuẫn)Vì ta không có cơ sở để xác định ··0180ADB ADC+ =Theo tiên dề 13: vẽ duy nhất đường thẳng d đi qua A và song song BC Khi đó: ·ABD = 1ϕ , ·ADC = 2ϕ25
Tài liệu liên quan
- LÝ THUYẾT VÀ BT ANKADIEN
- 1
- 825
- 25
- LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬPHÓA HỌC 10 -HKI NÂNG CAO
- 178
- 900
- 8
- LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬPHÓA HỌC 10 -HKI Chương trình chuẩn
- 144
- 714
- 4
- Tom tat ly thuyet va BT English 9
- 6
- 740
- 16
- Tóm tắt lý thuyết va BT English 9
- 6
- 667
- 1
- Lý thuyết và BT lớp 10 Hay
- 99
- 1
- 7
- Tom tat ly thuyet va BT English 9.
- 6
- 603
- 1
- Ly thuyet va BT(TN+TL) co Dap an- chuong II -VL12 CB.doc
- 20
- 535
- 0
- ly thuyet va bt tùng bai lop 12 cb
- 65
- 2
- 0
- Bài soạn CHUYÊN ĐỀ VÀ BT HÌNH HỌC
- 52
- 532
- 1
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(1.19 MB - 65 trang) - Lý thuyết và BT hình học Euclid Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » định Lý Euclid
-
Định Lý Euclid – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tiên đề Euclid Về đường Thẳng Song Song – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Công Thức định Lý, Trình Diễn, ứng Dụng Và Bài Tập Của Euclid
-
Định Lý Euclid Về Số Nguyên Tố - Vườn Toán
-
Định Lý Euclid - Wikimedia Tiếng Việt
-
Định Lý Euclid - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Định Lý Euclid–Euler - Wikiwand
-
NHỮNG CHỨNG MINH KHÁC NHAU CỦA ĐỊNH LÝ EUCLID - 123doc
-
Đặng Vũ Tuấn Sơn - TIÊN ĐỀ CÓ THỂ ĐƯỢC CHỨNG MINH ...
-
Lý Thuyết. Tiên đề Ơclit Về đường Thẳng Song Song | SGK Toán Lớp 7
-
Lý Thuyết: Tiên đề Ơ-clit
-
Thách đố Của Euclide
-
Thuật Toán Euclid Mở Rộng Và Định Lý Số Dư Trung Hoa - YouTube
-
Định Nghĩa Của Euclid Về điểm, đường Và đường Tròn - MathVn.Com