LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC
Có thể bạn quan tâm
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC
Câu 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC. Theo nhóm chúng tôi lý thuyết là một hệ thống khái niệm khoa học, hệ thống khái niệm chuyên về một vấn đề, chuyên đề, lĩnh vực giải quyết các luận điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển xa,sâu, rộng hơn, liên hệ thực tế để giải thích cho các chuyên đề, lĩnh vực mà người nghiên cứu quan tâm. Trong Nhân học có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Song nhóm chúng tôi chỉ tập trung tiếp cận vào những cách tiếp cận cơ bản nhất, đó là : Thuyết tiến hóa, thuyết chức năng hay thuyết cấu trúc-chức năng, thuyết cấu trúc, thuyết tương đối văn hóa, thuyết giải thích văn hóa, thuyết lan truyền hay khuếch tán văn hóa. Phương pháp là một hệ thống những yếu tố được xây dựng theo nguyên tắc nhất định để nhằm đạt được mục tiêu nhanh và hiệu quả nhất. Ngành Nhân học sử dụng những phương pháp thu thập thông tin từ sự quan sát, phỏng vấn hay điều tra. Phương pháp là một công cụ để thu thập tổng hợp và phân tích các thông tin từ thực tế trên cơ sở mục tiêu của một đề tài nghiên cứu nhất định. Và là lý thuyết được biến thành phương tiện,con đường cho nghiên cứu. Theo H.Russel Bernard thì “ Phương pháp nói một cách khách quan là sự nghiên cứu làm cách nào chúng ta biết được sự vật hiện tượng và vấn đề mà chúng ta muốn tìm hiểu.” Trong các phương pháp nghiên cứu trong Nhân học, nhóm chúng tôi chọn cách phân chia hai phương pháp chính, bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Khi tìm hiểu về mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp nghiên cứu trong Nhân học, nhóm đã thống nhất chọn quan điểm của Jean Pierre Olivier De Sardan. Theo chúng tôi, đây là một quan điểm khá rõ ràng và dễ hiểu về vấn đề này. Tác giả cho rằng, bất cứ một phương pháp trong lĩnh vực khoa học xã hội đều có một mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với một quan điểm xã hội. Đó có thể là mối quan hệ gần gũi với những hệ tư tưởng (như xu hướng tự do, xu hướng cấp tiến,...) hoặc với những mẫu hình tư duy (lý thuyết Mác-xít, lý thuyết phân tích hệ thống, lý thuyết phương pháp luận cá nhân,..). Khái niệm “mối quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc” này không thể hiểu theo nghĩa quyết định luận. Không bao giờ có mối liên hệ một chiều và cứng nhắc theo một kiểu lý thuyết, một phương pháp. Một quan điểm lý thuyết nào đó có thể tương thích với phương pháp này, nhưng lại không thể áp dụng với phương pháp khác. Ta hãy thử lấy tác phẩm “Chọi gà ở Bali” làm ví dụ, tác giả dùng hình ảnh đá gà để xây dựng lên một ý nghĩa biểu tượng, nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, chắc chắn không thể diễn đạt hết những điều mà tác giả muốn gửi gắm, ngược lại, khi ông dùng phương pháp nghiên cứu định tính ta có thể thấy rằng nó trở nên độc đáo, gần gũi và dễ tiếp nhận đối với người đọc như thế nào. Và tương tự như vậy, một phương pháp cụ thể không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào, mà chỉ có thể được dùng cho một số mà thôi. Nói cách khác, các phương pháp đều có mối liên hệ nào đó với các lối đặt vấn đề, các quan điểm và các định đề, mà sự thích đáng của lối đặt vấn đề và những quan điểm này luôn luôn gắn liền với đối tượng điều tra. Chẳng hạn như trong tác phẩm: “Nghi lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt trong đời sống đạo ở vùng Công giáo Hố Nai- Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Đức Lộc, tác giả dựa trên quan điểm đặc thù luận lịch sử để nghiên cứu đời sống đạo ở đây. Người dân Hố Nai trước là giữ đạo, sau là sống đạo, tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định tính thay vì định lượng để chứng minh và khẳng định yếu tố văn hóa truyền thống, lịch sử đã qua đã để lại gì và có tác động, ảnh hưởng như thế nào trước những thay đổi về kinh tế hiện tại. Ta cần lưu ý rằng, giữa lý thuyết và phương pháp trong nghiên cứu, đặc biệt là nghiên cứu trong Nhân học thì không thể áp đặt tuyệt đối rằng lý thuyết có trước phương pháp, hay phương pháp có trước lý thuyết. Trong phương pháp nghiên cứu định tính, lý thuyết nảy sinh từ trong quá trình nghiên cứu, từ những phương pháp nghiên cứu trên thực tế. Và ngược lại, trong phương pháp nghiên cứu định lượng thì lý thuyết lại định hình cho nghiên cứu, định hướng cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu. Theo quan điểm của riêng nhóm, giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Lý thuyết định hướng, gợi mở cho phương pháp, nhà nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết để xây dựng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp nào đó để thu thập thông tin thì kết quả của quá trình thu thập thông tin này quay trở lại củng cố cho lý thuyết. Một lý thuyết có thể áp dụng cho nhiều phương pháp và một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết. Ví dụ, trong bài: “Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” của Trần Hữu Quang, tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Song phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn phương pháp nghiên cứu định tính. Đề tài nghiên cứu này là sự kết hợp liên ngành của xã hội học, kinh tế học và nhân học xã hội. Từ đó, nhóm chúng tôi cho rằng khi thực hiện một đề tài nghiên cứu thì chúng ta phải biết linh hoạt trong việc kết hợp giữa những phương pháp nghiên cứu với nhau, đồng thời phải liên kết với các bộ môn khoa học khác để có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất và mang tính thuyết phục hơn. Ngoài ra, tùy vào từng trường phái, quan điểm của cá nhân để chọn hệ phương pháp cho phù hợp. Nhà nghiên cứu đứng ở góc độ lý thuyết nào thì sẽ lựa chọn phương pháp nghiên cứu tương ứng. Tóm lại, mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp là mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau, và cả hai đều khong thể nào thiếu được trong một nghiên cứu Nhân học. CÂU 2: TRONG NGHIÊN CỨU CÓ CẦN SỬ DỤNG LÝ THUYẾT KHÔNG? Theo nhóm cần có lý thuyết trong nghiên cứu vì trong nghiên cứu, lý thuyết định hình cho nghiên cứu, lý thuyết dẫn dắt nghiên cứu. Trước khi tiến hành một nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải tiếp cận với nhiều lý thuyết khác nhau để chọn lựa ra một lý thuyết thích hợp nhất cho nghiên cứu của mình. Bởi vì chính lý thuyết là tiền đề để dẫn dắt, định hướng cho nhà nghiên cứu lựa chọn phương pháp nghiên cứu thích hợp. Tóm lại lý thuyết là rất cần thiết trong nghiên cứu, đặc biệt trong nghiên cứu Nhân học, có thể nói lý thuyết là một phần không thể nào thiếu được trong nghiên cứu. Dựa vào lý thuyết, nhà nghiên cứu có thể vận dụng lý thuyết để soi sáng cho vấn đề nghiên cứu chứ không chỉ đơn thuần là sử dụng lý thuyết để minh họa cho nghiên cứu. Để thấy được sự quan trong của lý thuyết trong nghiên cứu ta hãy thử nghĩ nếu một nhà nghiên cứu không có lý thuyết thì ông ấy sẽ nghiên cứu như thế nào, liệu ông ta có thấy được bản chất, hiện tượng xã hội đằng sau vấn đề đó không, hay đó chỉ là một cái nhìn khái quát bên ngoài của hiện thực khách quan trước mắt. Chẳng hạn như khi nghiên cứu các vấn đề tôn giáo, các hiện tượng, nghi lễ, nếu không dựa trên quan điểm lý thuyết thì nhà nghiên cứu chỉ mới đứng trên góc đọ của một nhà tôn giáo chứ chưa phải là một nhà Nhân học, và ông ta cũng chưa thấy được ý nghĩa xã hội, hiện tượng xã hội đằng sau những nghi lễ tôn giáo đó.Nhận xét
- Hồ Nguyên Đứclúc 00:50 9 tháng 3, 2010
Hoan nghênh tinh thần làm việc hăng say của nhóm cầu dừa. Tuy nhiên, nhóm nên bổ sung phần tài liệu tham khảo sau bài viết. Tôi sẽ đưa ra nhận xét bài này sau khi các bạn khác đưa ra ý kiến.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 02:16 9 tháng 3, 2010
Mình đã đọc được tài liệu này do một bạn trong nhóm cầu vồng gởi, mình thấy mục đích chính của tài liệu này là cách thức vận dụng các lí thuyết có sẵn để lí giải các vấn đề xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Ví dụ, thầy sử dụng lí thuyết văn hoá siêu hữu cơ (superorganic) để giải thích hiện tượng mà thầy cho là nghi lễ kép hay khi xem “việc thể hiện trong các nghi lễ của người Mulao có thể coi là sự trình diễn” trong bài viết Nghi lễ như là sự trình diễn – lấy nghi lễ đám ma của người Mulao làm ví dụ (Tongkai, 2007: 57). . Theo gương này, bài viết sẽ quan tâm nhiều đến hậu cảnh của những nghi lễ. Bởi khi nhìn nhận nghi lễ như là sự trình diễn, đặc biệt là đối với các nghi lễ của Công giáo vốn đã được thống nhất về chuẩn mực với những thủ tục được hành chánh hóa trong toàn giáo hội, nếu như chúng ta không quan tâm đến hậu cảnh của những nghi lễ với những sự bàn bạc, thỏa hiệp, linh hoạt khôn khéo…của người giáo dân để làm sao vừa thực hành đúng quy chuẩn của lễ nghi vừa phù hợp bối cảnh kinh tế xã hội ở địa phương thì chúng ta sẽ không thấy rõ được những động thái biến đổi của nghi lễ Công giáo tại các địa phương cụ thể.Đó là mình lấy một số ví dụ , nhóm các bạn suy nghĩ như thế nào?Có hai vấn đề được đặt ra : - thứ nhất: từ lí thuyết đem soi chiếu vào thực tế và quay lại kiểm định lí thuyết ấy- thứ hai : Vấn đề xuất phát từ thực tiễn, từ nghiên cứu nảy sinh ra lí thuyết theo mình trước tiên cần phân biệt 3 khái niệm: thực tiễn, lí thuyết và phương pháp. Mối quan hệ của chúng như thế nào ? Theo nhóm có thể chọn phương pháp dựa vào bối cảnh của vấn đề thực tiễn không?Nhóm nghĩ thế nào khi nói lí thuyết được đưa vào nghiên cứu như một cơ sở để lí giải các hiện tượng và đôi khi sẽ có những lý thuyết không còn phù hợp nữa do những bối cảnh khác nhau của các nền văn hoá khác nhau. Vậy vai trò của phương pháp ở đây là gì?Trần Thị Ngọc Lưu.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 04:34 9 tháng 3, 2010
theo nhóm bạn, tại sao tác giả Trần Hữu Quang lại chọn kết hợp cả hai phương pháp trong bài nghiên cứu của mình, các bạn cũng nhận định “phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn phương pháp nghiên cứu định tính”. Vậy xin cho mình hỏi tác giả sử dụng pp định lượng và định tính trong trường hợp nào và với dụng ý để làm gì?Mình đồng ý với quan điểm của các bạn khi đưa ra nhận xét “nhà nghiên cứu có thể vận dụng lí thuyết để soi sáng cho vấn đề nghiên cứu chứ không đơn thuần là sử dụng lí thuyết để minh hoạ. Mình muốn bổ sung thêm một chút: các bạn nghĩ sao nếu khi soi sáng lí thuyết vào nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chỉ ra một số sai những sai lệch trong các quan điểm của lí thuyết. Theo mình, không có cái gì gọi là hoàn thiện một cách tuyệt đối, các nhà khoa học luôn cần mang trong mình quan điểm phê phán, không phải để bác bỏ nhau nhưng nhưng qua đò cùng một vấn đề, người ta có thể thấy được rất nhiều khía cạnh khác. Các bạn có đồng ý như vậy không?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 04:38 9 tháng 3, 2010
theo nhóm bạn, tại sao tác giả Trần Hữu Quang lại chọn kết hợp cả hai phương pháp trong bài nghiên cứu của mình, các bạn cũng nhận định “phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn phương pháp nghiên cứu định tính”. Vậy xin cho mình hỏi tác giả sử dụng pp định lượng và định tính trong trường hợp nào và với dụng ý để làm gì?Mình đồng ý với quan điểm của các bạn khi đưa ra nhận xét “nhà nghiên cứu có thể vận dụng lí thuyết để soi sáng cho vấn đề nghiên cứu chứ không đơn thuần là sử dụng lí thuyết để minh hoạ. Mình muốn bổ sung thêm một chút: các bạn nghĩ sao nếu khi soi sáng lí thuyết vào nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chỉ ra một số sai những sai lệch trong các quan điểm của lí thuyết. Theo mình, không có cái gì gọi là hoàn thiện một cách tuyệt đối, các nhà khoa học luôn cần mang trong mình quan điểm phê phán, không phải để bác bỏ nhau nhưng nhưng qua đò cùng một vấn đề, người ta có thể thấy được rất nhiều khía cạnh khác. Các bạn có đồng ý như vậy không?Ngoc Luu
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 05:34 9 tháng 3, 2010
các bạn có viết" trong bài của Trần Hữu Quang, tác giả đã sử dụng cả hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Song phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng nhiều hơn phương pháp nghiên cứu định tính." các bạn có thể nói rõ hơn chỗ này được không? và chỉ rõ phương pháp định lượng, định tính được tác gải sử dụng trong bài viết như thế nào-ở bài viết của Trần Hữu Quang các bạn nói các bạn tóm tắt để đưa ra quan điểm và phương pháp nghiên cứu cảu tác giả, mình chỉ thấy các bạn đưa ra phương pháp mà chưa thấy quan điểm?-ở bài viết của tác gải Nguyễn Đức Lộc, kết bài tác giả có đưa ra quan điểm là muốn xem xét nghi lễ thì phải quan tâm đến hậu cảnh, bối cảnh văn hóa-xã hội. vạy theo nhóm các bạn ở bài viết này có phải thực tiễn dẫn dắt cho lý thuyết và phương pháp hay không?cảm ơn các bạn nhiều!Hoàng Thị Dịu
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- nguyen thi hanhlúc 05:48 9 tháng 3, 2010
minh da doc bai cua cac ban. minh thay cac ban lam bai da rat tot. minhg chi xin co 1 vai y kien dong gop nhu sau. khi lay cac bai viet de lam dan chung cho moi quan he giua li thuyet va phuong phap thi cac ban nen chi ro: li thuyet trong bai viet do la gi va tu li thuyet do thi tac gia chon phuong phap nao? vi du cac ban lay dan chung bai ' he thong phuc loi o TP HCM voi muc tieu cong bang xa hoi cua tac gia Tran Huu Quang, cac ban da chi ra phuong phap tac gia da su dung trong bai ma ko noi den li thuyet trong bai. cac ban da lay bai viet nay de chung minh cho y la mot li thuyet co the ap dung cho nhieu phuong phap phai ko?cac ban con noi :" mot phuong phap co the ap dung cho nhieu li thuyet". theo minh, cac ban cung nen lay dan chung mot bai viet nao do chung minh y nay va de thuyet phuc nguoi doc hon.cam on cac ban!
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 06:00 9 tháng 3, 2010
Bài viết của các bạn kỳ này làm rất và chi tiết. các bạn đã tóm tắt được những ý chính và nêu được quan điểm của mình về các lý thuyết. và mình cũng có ý kiến đóng góp cho bài viết của các bạn. là bài viết tóm tắt của các bạn có khá dài rất khó cho tụi mình đọc nhất là lại đoc trên máy nữa nên rất đau mắt và rất khó tập trung. nếu các bạn tóm tắt ngắm và đúc kết những gì tinh túy nhất của bài là được. phần còn lại các bạn nêu quan điểm của mình và giải thích quan điểm đó thì tốt hơn. cám ơn nhóm cầu dừa rất nhiềuNguyễn Quang Hào.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hoaiduy NH07lúc 06:06 9 tháng 3, 2010
Cám ơn nhóm đã cung cấp cho Duy thêm nhưng kiến thức về:MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TRONG NGHIÊN CỨU NHÂN HỌC. Trên thực tế khi đi nghiên cứu cũng có thể áp dụng một lý thuyết cho nhiếu phương pháp. Tuy nhiên trong tác phẩm: “Nghi lễ, chuẩn mực và tính linh hoạt trong đời sống đạo ở vùng Công giáo Hố Nai- Đồng Nai” của tác giả Nguyễn Đức Lộc, tác giả dựa trên quan điểm đặc thù luận lịch sử để nghiên cứu đời sống đạo ở đây. Cho Duy hỏi nhóm liệu trong bài còn phương pháp hay quan điểm nghiên cứu nào không ? Duy đồng ý với nhóm về câu trả lời thứ hai nhưng theo quan điểm của mình: Lý thuyết còn là " Nền Tảng" cho quá trình nghiên cứu tạo nên sự logic giữa lý thuyết và nghiên cứu theo nhóm:Chẳng hạn như khi nghiên cứu các vấn đề tôn giáo, các hiện tượng, nghi lễ, nếu không dựa trên quan điểm lý thuyết thì nhà nghiên cứu chỉ mới đứng trên góc đọ của một nhà tôn giáo chứ chưa phải là một nhà Nhân học, và ông ta cũng chưa thấy được ý nghĩa xã hội, hiện tượng xã hội đằng sau những nghi lễ tôn giáo đó. Vậy nhóm có thể cho mình biết sự khác nhau giữa nhà Tôn giáo và nhà Nhân học Tôn Giáo. Cám ơn nhóm. Nguyễn Văn Duy - 0766007
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- to manh cuonglúc 06:31 9 tháng 3, 2010
Về câu trả lời thứ 2, nhoma Cầu Dừa đã nêu rõ việc cần thiết phải có lý thuyết trong nghiên cứu. Theo tôi nên bổ xung thêm:Trong một nghiên cứu khoa học không thể không có lý thuyết. Trong đó luôn tồn tại hai loại lý thuyết, một là những lý thuyết của những nhà nghiên cứu đi trước và lý thuyết mới của tác giả đưa ra. Lý thuyết mới có thể kiểm chứng, bổ sung, hoặc phát triển lý thuyết có trước. Ví dụ trong bài viết mời cưới ở Hà Nội, Alexander Soucy từ việc vận dụng lý thuyết "cơ cấu của các mối quan hệ" của Yan khi nghiên cứu về trao đổi quà tặng ở Trung Quốc để phân tích để phân tích luận đề lý thuyết của ông "Đám cưới ở Hà Nội là dịp để người ta xác định lại ranh giới của cộng đồng, hay noi khác đi là việc xác lập các mối quan hệ, cũng cố thêm những mối quan hệ, và loại bỏ đi những mối quan hệ không có lợi ích". Lý thuyết mới của Alexander Coucy không chỉ được chứng minh một cách chặt trẽ nhơ vào những khái niệm của Yan, mà bổ xung cho lý thuyết của Yan về cơ cấu các mối quan hệ. Ví dụ này các bạn tìm đọc trong các bài đọc của môn Nhân học đô thị.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 06:35 9 tháng 3, 2010
ngô thị thanh,0766094Bài viết lần này các bạn đã đứng trên quan điểm của mình để minh chứng cho những gì mình đã nói. Khi đưa ra vấn đề các bạn cũng lấy ví dụ cụ thể,tuy nhiên còn hạn chế những dẫn chứng từ thực tế ở câu số 2.Bởi khi đưa ra bất kỳ một quan điểm nào thì nhất thiết phải có dẫn chứng để xác thực quan điểm của mình. Mình chỉ đóng góp ý kiến vậy thôi. Và mong rằng bài làm lần này của các bạn sẽ thành công.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 06:41 9 tháng 3, 2010
Tác phẩm “Chọi gà ở Bali”có một câu: "một phương pháp cụ thể không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào, mà chỉ có thể được dùng cho một số mà thôi"Nhóm có thể nói rõ về quan điểm này dùm L?.Quan điểm của nhóm bạn đưa ra về mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp đã rất rõ và khi đọc vào người đọc dể hình dung được ý các bạn nói gì, và có thể nắm bắt được nội dung của câu hỏi.NHư một số bạn đã nói thì tại sao trong bài đọc "Hệ thống phúc lợi ở thành phố Hồ Chí Minh với mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội” của Trần Hữu Quang, thì tác giả lại sử dụng phương pháp định lượng nhiều hơn định tính, mục đích sử dụng hai phương pháp của tác giả trong một bài đọc nhằm mục đích gì ?lý thuyết rất quan trọng và không thể thiếu trong bất cứ nghiên cứu nào và được kiểm chứng sau khi đã thu thập thông tin. Vậy nếu sau khi thu thập thông tin mà không đúng với nền lý thuyết đưa ra thì do lý thuyết định hình ban đầu không hợp lý hay do qúa trình thu thập thông tin của tác giả lẹch hướng. Trong trường hợp này thì lý thuyết có phải là con đường dẫn dắt nghiên cứu hay không ? Theo nhóm bạn thì có khi nào nhà nghiên cứu không dựa trên nền tảng lý thuyết mà vẫn nghiên cứu được và trong quá trình nghiên cứu đó sẽ phát hiện ra lý thuyết mới để áp dụng cho nghiên cứu của mình không ?Mình chỉ có một số thắc mắc mong được giải đáp của các bạn.Nguyễn Thị Lang 0766028
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Unknownlúc 06:41 9 tháng 3, 2010
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nặc danhlúc 06:51 9 tháng 3, 2010
Câu 1 : mình đồng ý với các bạn về mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau giữa lí thuyết và phương pháp. Các bạn cũng nói lý thuyết định hướng, gợi mở cho phương pháp, nhà nghiên cứu căn cứ vào lý thuyết để xây dựng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp. Khi nhà nghiên cứu sử dụng một phương pháp nào đó để thu thập thông tin thì kết quả của quá trình thu thập thông tin này quay trở lại củng cố cho lý thuyết. Một lý thuyết có thể áp dụng cho nhiều phương pháp và một phương pháp có thể áp dụng cho nhiều lý thuyết. Nhưng trong các ví dụ chứng minh đưa ra, hình như các bạn chỉ đưa ra các phương pháp mà các tác giả đã nghiên cứu chứ không đưa ra lý thuyết các tác giả đã sử dụng và chứng minh phương pháp và lý thuyết có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau.Câu 2 : Khi nghiên cứu các vấn đề tôn giáo, các hiện tượng, nghi lễ, nếu không dựa trên quan điểm lý thuyết thì nhà nghiên cứu chỉ mới đứng trên góc độ của một nhà tôn giáo chứ chưa phải là một nhà Nhân học, và ông ta cũng chưa thấy được ý nghĩa xã hội, hiện tượng xã hội đằng sau những nghi lễ tôn giáo đó. Vậy ví dụ trên các bạn có thể cho mình biết là ông ta sẽ dựa trên lí thuyết nào, của ai không?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Đồng Thị Kim Cươnglúc 06:58 9 tháng 3, 2010
Nhom xin tra loi cau hoi cua ban Huong,Diu, Hanh lien quan toi bai viet " He thong phuc loi o TP.HCM voi muc tieu tien bo va cong bang xa hoi" cua Tran Huu Quang. Tac gia su dung ca hai phuong phap dinh tinh va dinh luong, do la mot su ket hop giua hai phuong phap nghien cuu de giup cho van de nghien cuu duoc sang to va thuyet phuc hon. Phuong phap dinh luong duoc su dung nhieu hon vi theo nhom tim hieu trong bai viet thay tac gia da su dung nhieu cau hoi mang tinh dinh luong de khao sat ve van de y te, giao duc, nha o...Phuong phap dinh tinh cung duoc su dung trong qua trinh thao luan nhom hay phong van sau de ket hop voi nhung tai lieu ma nghien cuu dinh luong de lam ro hon van de ma tac gia neu len. Nhom khong khang dinh hoan toan la phuong phap dinh luong duoc tac gia su dung nhieu hon dinh tinh, do chi la nhan xet cua nhom, neu cac ban co y kien nao khac khi da doc qua bai nay thi hay neu len dong gop cho nhom. Cam on!
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hoang thi kim oanhlúc 06:59 9 tháng 3, 2010
hoàng thị kim oanhXin thay mặt cho nhóm làm bài, cám ơn sự đóng góp của thầy và các bạn cho nhóm.xin được trả lời câu hỏi : "nếu sau khi thu thập thông tin mà không đúng với nền lý thuyết đưa ra thì do lý thuyết định hình ban đầu không hợp lý hay do qúa trình thu thập thông tin của tác giả lẹch hướng. Trong trường hợp này thì lý thuyết có phải là con đường dẫn dắt nghiên cứu hay không ?" trên thực tế, như bạn nói, không phải lúc nào việc nghiên cứu cũng đi theo đúng hướng, đúng lý thuyết ban đầu nhà nghiên cứu lực chọn,chính vì vậy chúng tôi mới khẳng định giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, cái này bổ ung cho cái kia, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nghiên cứu
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hoang thi kim oanhlúc 06:59 9 tháng 3, 2010
hoàng thị kim oanhXin thay mặt cho nhóm làm bài, cám ơn sự đóng góp của thầy và các bạn cho nhóm.xin được trả lời câu hỏi : "nếu sau khi thu thập thông tin mà không đúng với nền lý thuyết đưa ra thì do lý thuyết định hình ban đầu không hợp lý hay do qúa trình thu thập thông tin của tác giả lẹch hướng. Trong trường hợp này thì lý thuyết có phải là con đường dẫn dắt nghiên cứu hay không ?" trên thực tế, như bạn nói, không phải lúc nào việc nghiên cứu cũng đi theo đúng hướng, đúng lý thuyết ban đầu nhà nghiên cứu lực chọn,chính vì vậy chúng tôi mới khẳng định giữa lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng, cái này bổ ung cho cái kia, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nghiên cứu
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hoang thi kim oanhlúc 07:05 9 tháng 3, 2010
còn việc phân biệt giữa nhà tôn gióa và nhà nhân học, thì theo quan điểm của cá nhân mình,nhà tôn giáo chỉ quan tâm đến vấn đề tôn giáo, bản chất tôn giáo cũng như ý nghĩa các nghi lễ hành vi tôn giáo theo tính chất đặc thù tôn gióa. còn nhà nhân học thì quan tâm đến nhiều vấn đề khác xung quanh 1 tôn giáo coi đây là 1 hiện tượng xã hội và mang những ý nghĩa xã hội đặc biệt, tác động đến cs con người
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hoang thi kim oanhlúc 07:05 9 tháng 3, 2010
còn việc phân biệt giữa nhà tôn gióa và nhà nhân học, thì theo quan điểm của cá nhân mình,nhà tôn giáo chỉ quan tâm đến vấn đề tôn giáo, bản chất tôn giáo cũng như ý nghĩa các nghi lễ hành vi tôn giáo theo tính chất đặc thù tôn gióa. còn nhà nhân học thì quan tâm đến nhiều vấn đề khác xung quanh 1 tôn giáo coi đây là 1 hiện tượng xã hội và mang những ý nghĩa xã hội đặc biệt, tác động đến cs con người
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Đồng Thị Kim Cươnglúc 07:15 9 tháng 3, 2010
Ve phan ly thuyet ma tac gia Tran Huu Quang su dung trong bai viet "Hệ thống phúc lợi ở Thành phố Hồ Chí Minhvới mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội" thi nhom that su con map mo chua ro ly thuyet ma tatc gia su dung, neu cac ban da doc qua bai viet ma hieu duoc quan diem ly thuyet ma tac gia su dung thi dong gop y kien cua ban cho nhom minh tham khao. Cam on cac ban!
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Quynh Thulúc 10:44 9 tháng 3, 2010
bài viết này đầy đủ, ngắn gọn, dễ hiểu hơn so với bài viết trước của nhóm các bạn. Tuy nhiên, dù đã đọc rất kĩ cả hai lần viết của các bạn, mình vẫn còn 1 số vấn đề vướng mắc, chưa hiểu rõ hết ý của nó: trước tiên các bạn có thể chứng minh cụ thể quan điểm mà các bạn nêu ra ở đây, (Jean Pierre Olivier De Sardan), bất cư một nghiên cứu nào thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đều co quan hệ gần gũi mang tính chọn lọc với 1 quan điểm xã hội (chứng minh)? Các bạn dã đưa ra quan điểm của nhóm là có 2 phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tinhd và nghiên cứu định lượng, vậy các bạn có thể cho mình biết là phỏng vấn sâu, quan sát tham dự, điều tra bảng hỏi...mà lâu nay mình vẫn gọi nó là phương pháp thì nó có phải là phương pháp không? nếu như đúng là phương pháp nghiên cứu thì tại sao không được sắp xếp vào trong các phương pháp nghiên cứu mà các bạn nêu trên? Các phương pháp đó gắn liền với quan điểm xã hội nào?Trên dây là 1 số thắc mắc của mình. rất mong các bạn sẽ giúp mình hiểu rõ được vấn đề. Cảm ơn các bạn.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Hồ Nguyên Đứclúc 14:25 9 tháng 3, 2010
Tôi đang nhận xét dùm cho bạn Minh Thương, vi truc trac ky thuat ma khong dang duoc, nen da gui email nho toi:Chào các bạnXin lỗi vì lí do riêng nên mình không thể tham gia thảo luận đúng giờ.Mình đã đọc bài của các bạn đăng. Mình cảm thấy bài viết lần này các bạn viết tốt hơn, rõ ràng và quan trọng hơn là mình đã hiểu được mục đích bài viết của nhóm các bạn. Nhóm các bạn đã dùng những nghiên cứu để chứng minh cho quan điểm của mình và làm rõ mối quan hệ giữa lý thuyết và phương pháp.Nhưng mình cũng có một vài ý kiến sau khi đọc bài viết.Trong câu 1 các bạn đã chứng minh rất tốt, nhưng nhóm bạn có nói:"một phương pháp cụ thể không bao giờ có thể được sử dụng cho bất cứ lối tiếp cận lý thuyết nào, mà chỉ có thể được dùng cho một số mà thôi.". Không biết có phải là lỗi diễn đạt nhưng mình đọc mà vẫn chưa hiểu rõ lắm. Mình hiểu câu nói này của các bạn có nghĩa là: "một phương pháp cụ thể không phải có thể dùng được cho bất kì cách tiếp cận lý thuyết nào, mà nó chỉ được dùng cho một vài cách tiếp cận lý thuyết phù hợp với nó mà thôi", không biết mình hiểu vậy có đúng không.Mình đồng ý với quan điểm lý thuyết và phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhưng nó còn thông qua một bước trung gian là thực tiễn. Vì theo quan điểm của cá nhân mình lý thuyết sẽ được các nhà nghiên cứu kiểm chứng trong thực tiễn, một khi lý thuyết không còn phù hợp với thực tiễn thì một lý thuyết mới sẽ được xây dựng.Vậy một vấn đề được đặt ra là khi lựa chọn phương pháp thì ngoài lý thuyết nhà nghiên cứu còn phải dựa vào một yếu tố khác nữa là thực tiễn hay không?.Cảm ơn nhóm các bạn rất nhiềuNguyễn Thị Minh Thương
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Lê Bá Longlúc 04:53 12 tháng 3, 2010
chào các bạn Nhân Học yêu quý!mình cảm ơn nhóm đã cung cấp những thông tin hữu ích.mình đồng tình với những nhận xét của nhóm các bạn đưa ra, trong nghiên cứu Nhân Học, giữa lý thuyết và phương pháp có quan hệ biện chứng với nhau, lý thuyết làm kim chỉ nam cho phương pháp, phương pháp giúp lý thuyết được cũng cố và thuyết phục.đối với các nhà nghiên cứu khoa học, đặc biệt là trong Nhân học lý thuyết có vài trò rất lớn trong việc nghiên cứu một đề tài, lý thuyết giúp cho nhà nghiên cứu định hướng được vấn đề, còn phương pháp hỗ trợ cho nhà nghiên cứu thực hiện đề tài một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hùng hổlúc 06:19 12 tháng 3, 2010
mình là đào trọng hổ.mình đã đọc bài này mình thấy bài này khá đầy đủ khi nói về phương pháp và nghiên cứu. nhưng mà mình muốn hỏi mối quan hệ giữa phương pháp và lí thuyết cụ thể là như thế nào?có thể nói rõ hơn ko? và trong 2 cái này thì có thể tách hẵn dc ko?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nguyễn Quốc Việtlúc 15:29 12 tháng 3, 2010
Việt đăng giùm Ý kiến của Kiều Trinh gửi đến nhanhoc07knh@gmail.com:Kiều Trinh_0766059.chào các bạn nhóm Cầu dừa, mình rất thích bài viết của các bạn, bài viết khá xúc tích và đầy đủ, mình xin có ý kiến như sau:theo nhu câu 2 các bạn viết thì trong nghien cưu nhất thiết cần ứng dụng lý thuyết vào đó, vậy bạn nghi sao khi trong thực tế, lý thuyết và thực hành có lúc không song hành nhau, ví như có những điều mà lý thuyết có nhưng khi đi vào thực tế thì lại xuất hiện những vấn đề mà chỉ khi làm việc ta mới gặp?trong bài các bạn có viết về các thuyết trong nhân học, như thuyết chức năng, thuyết tương đối, thuyết tiến hóa, thuyết cấu trúc-chức năng... Branz Boas là nhà nhân học mà mình rất thích, đặc biệt thuyết tương đối của ông ấy khá nổi tiếng, các bạn hãy cho minh ý kiến riêng của nhóm về thuyết của ông Boas. xin cám on các ban!
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Nguyễn Quốc Việtlúc 15:31 12 tháng 3, 2010
Ý kiến của Trinh rất thú vị, nhưng bạn nên đưa ra một số ví dụ cụ thể về các trường hợp lý thuyết không song hành với thực tế. Ví dụ của bạn chưa chứng tỏ được điều này.Khi bắt tay vào công việc, nhà nghiên cứu sẽ thấy nhiều vấn đề không có trong lý thuyết hoặc không đúng trong lý thuyết - điều này là đương nhiên. Bởi vì những sự vật, hiện tượng mà bạn gặp có thể chưa được khái quát hóa trong lý thuyết, hoặc cùng một hiện tượng nhưng bối cảnh của nó trong lý thuyết khác với bối cảnh mà bạn gặp trong thực tiễn.Chính những cái khác đó khiến chúng ta phải nghiên cứu để rút ra những lý thuyết mới.Tôi đồng nhất với cầu dừa rằng trong một đề tài cần phải có lý thuyết nghiên cứu. Rất đơn giản, bạn sử dụng một khái niệm mà ai đó nghĩ ra để ghép nghĩa cho vấn đề của bạn trong nghiên cứu tức là bạn đang sử dụng sự khái quát hóa của người đi trước. Nghĩa là đã sử dụng lý thuyết của người khác. Đương nhiên, lý thuyết không chỉ là những khái niệm, mà nó còn là các quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. Những trường phái khác nhau sẽ xây dựng quy luật khác nhau để giải thích sự vận động của tự nhiên và xã hội. Nguyễn Quốc Việt
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- dangthanhthanh0766043lúc 05:04 13 tháng 3, 2010
mình cũng thấy là bài viết lần này của các bạn tốt hơn bài trước, cảm ơn các bạn đã bỏ nhiều công sức và cung cấp nhiều thông tin, tuy vẫn còn một số lỗi về diễn đạt, ví dụ như ở đoạn đầu: ...lĩnh vực giải quyết các luận điểm khoa học bằng các chứng cứ khoa học, các lý thuyết phát triển xa,sâu, rộng hơn...mình cũng đồng ý là lý thuyết rất cần trong nghiên cứu và trong thực tế khi thực hiện công việc, nhà nghiên cứu sẽ gặp nhiều vấn đề không có hoặc không đúng trong lý thuyết. Vậy có phải là ta chỉ đang sử dụng những lý thuyết của người khác? Mình muốn hỏi thầy và các bạn là ta có thể đưa ra những lý thuyết mới hay không và làm thế nào để thực hiện điều đó?
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- Hồ Nguyên Đứclúc 05:43 13 tháng 3, 2010
Câu hỏi của ban thanh, co le doi nhom cau Tuot vi no lien quan truc tiep den cau hoi cua ban: ta co the dua ra nhung ly thuyet moi hay khong va lam the nao thuc hien duoc dieu do?- Co ban nao lien lac voi ban Dung cua nhom cau Tuot ve bai thao luan tuan toi, sao chua thay post bai len.chuc cac ban thanh cong
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
- hùng hổlúc 19:23 13 tháng 3, 2010
à mình là đào trọng hổ cho mình hỏi thêm nữa đó là trong quan hệ giưa lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thì cái nào sinh ra cái nào và cái nào đóng vai trò quyết định hơn. mình biết là mối quan hệ giưa phương pháp nghiên cứu và lí thuyết nghiên cứu thì có mối quan hệ biện chứng nhưng cần phải có cái quan trong hơn cái nào chứ? trong một lí thuyết thì có thể có nhiều phương phaps nghiên cứu nhưng sẽ luôn có một phương pháo nghiên cứu chính vậy phải làm sao để phân biệt dc cái nào là phương pháp chính và phương pháp phụ.........cảm ơn các bạn nhé!!!
Trả lờiXóaTrả lời- Trả lời
Đăng nhận xét
Bài đăng phổ biến từ blog này
PHÂN TÍCH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU QUA ĐỀ TÀI ĐIỀU TRA DI CƯ VIỆT NAM NĂM 2004: DI DÂN VÀ SỨC KHỎE
Tìm hiểu về câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu thật sự là vấn đề quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Qua phần trình bày trong bài viết đầu tiên của nhóm đã được post vào 13/03/2010, nhóm nhận thấy một số thiếu sót trong bài viết của mình, cụ thể như: chưa định nghĩa rõ ràng về một số khái niệm, từ ngữ một số chỗ gây mơ hồ khó hiểu, chưa có ví dụ cụ thể để chứng minh… Tất cả những thiếu sót đó hy vọng sẽ được giải quyết trong bài viết này. Chân thành cảm ơn vì những ý kiến đóng góp của thầy và các bạn! Đọc thêmSự quan trọng của câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu trong nhân học
Bài viết trình bày thế nào là câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu và những vai trò của giả thuyết nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học. Đọc thêmLưu trữ
- thg 6 061
- thg 8 211
- thg 4 301
- thg 4 271
- thg 4 161
- thg 4 101
- thg 4 061
- thg 4 021
- thg 3 271
- thg 3 251
- thg 3 231
- thg 3 191
- thg 3 161
- thg 3 131
- thg 3 091
- thg 3 052
- thg 3 041
- thg 3 021
- thg 2 261
- thg 2 241
- thg 8 081
- thg 6 112
- thg 6 092
Nhãn
- CÁC NGHIÊN CỨU
- CÂU HỎI VÀ GIẢ THUYẾT
- GIỚI THIỆU
- GÓC KỶ NIỆM
- Làng dệt chiếu Bình An - Nghề thủ công truyền thống
- LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- NHÀ NHÂN HỌC
- NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ
- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ khóa » Thuyết Chức Năng Trong Nhân Học
-
Lý Thuyết Chức Năng - Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam
-
Trường Phái Chức Năng Của Nhân Học đại Cương - Tài Liệu Text
-
Các Trường Phái Lý Thuyết Chính Trong Nhân Học - Tác Giả
-
ỨNG DỤNG THUYẾT CHỨC NĂNG LUẬN TRONG NGHIÊN CỨU ...
-
Thuyết Chức Năng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lý Thuyết Chức Năng Cấu Trúc (Structural Functionalism)
-
Lý Thuyết Chức Năng | Http://
-
Mọi Thứ Bạn Cần Biết Về Lý Thuyết Chủ Nghĩa Chức Năng
-
Hiểu Lý Thuyết Chức Năng - EFERRIT.COM
-
Radcliffe-Brown
-
Chức Năng Luận Cấu Trúc - Tiếng Vọng KATTIGARA
-
Lý Thuyết Cấu Trúc - Chức Năng - Tài Liệu, Ebook, Giáo Trình, Hướng Dẫn
-
Bài Tiểu Luận Lý Thuyết Xã Hội Hoc: Lý Thuyết Cấu Trúc - Chức Năng