Lý Thuyết Vật Lí 6 Bài 1: Đo độ Dài Hay, Chi Tiết
Có thể bạn quan tâm
- Siêu sale sách Toán - Văn - Anh Vietjack 29-11 trên Shopee mall
Bài viết Lý thuyết Đo độ dài lớp 6 hay, chi tiết giúp bạn nắm vững kiến thức trọng tâm Đo độ dài.
- Trắc nghiệm Bài 1 (có đáp án): Đo độ dài
Lý thuyết Đo độ dài Vật Lí lớp 6 (hay, chi tiết)
Quảng cáoBài giảng: Bài 1 - 2: Đo độ dài - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)
I. Tóm tắt lý thuyết
1. Đo độ dài là gì?
Đo độ dài là so sánh độ dài đó với một độ dài khác đã được chọn làm đơn vị.
2. Đơn vị đo độ dài
Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đơn vị đo lường hợp pháp của nước là là mét (kí hiệu: m).
Ngoài ra còn dùng:
- Đơn vị đo độ dài lớn hơn mét (m) là: Kilômét (km), héctômét (hm), đềcamét (dam).
1 km = 1000 m; 1 dam = 10 m; 1 hm = 100 m
- Đơn vị đo độ dài nhỏ hơn mét (m) là: đềximét (dm), xentimét (cm), milimét (mm).
1 dm = 0,1 m; 1 cm = 0,01 m; 1 mm = 0,001 m
- Đơn vị đo độ dài thường dùng của nước Anh và các nước sử dụng tiếng Anh là inh (inch) và dặm (mile)
1 inh = 2,54 cm; 1 dặm = 1609 m
- Để đo những khoảng cách rất lớn trong vũ trụ người ta dùng đơn vị năm ánh sáng: 1 năm ánh sáng = 9461 tỉ km = 9461000000000 km.
3. Đo độ dài
Quảng cáoĐể đo độ dài ta dùng thước đo. Tùy theo hình dạng, thước đo độ dài có thể được chia ra thành nhiều loại: thước thẳng, thước cuộn, thước dây, thước xếp, thước kẹp…
Mọi thước đo độ dài đều có:
- Giới hạn đo (GHĐ) của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
- Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
Chú ý: Trong sinh hoạt, người ta thường gọi 1 cm là 1 phân; 1 dm = 10 cm là 1 tấc.
II. Phương pháp giải
Quảng cáoCách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo
- Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
- Xác định độ chia nhỏ nhất ta theo các bước sau:
+ Xác định đơn vị đo của thước.
+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).
+ ĐCNN = (có đơn vị như đơn vị ghi trên thước)
Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ = 3 cm và ĐCNN =
III. Bài tập tự luyện
Bài 1: Một bàn học cá nhân dài khoảng 1,2 m. Dùng thước nào sau đây có thể đo chính xác nhất độ dài của bàn?
A. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.
B. Thước có GHĐ 150 cm và ĐCNN 5 cm.
C. Thước có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm.
D. Thước có GHĐ 50 cm và ĐCNN 1 mm.
Quảng cáoBài 2: Giới hạn đo (GHĐ) của thước là gì?
A. Độ dài lớn nhất ghi trên thước.
B. Độ dài nhỏ nhất ghi trên thước.
C. Độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
D. Độ dài giữa hai vạch chia nhỏ nhất trên thước.
Bài 3: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 40 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì GHĐ và ĐCNN của thước đó là bao nhiêu?
A. GHĐ = 40 cm và ĐCNN = 0,2 cm.
B. GHĐ = 4 cm và ĐCNN = 0,2 cm.
C. GHĐ = 40 cm và ĐCNN = 1 mm.
D. GHĐ = 40 cm và ĐCNN = 1 mm.
Bài 4: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 20 cm. Giữa số 1 và số 2 có 10 khoảng chia thì GHĐ và ĐCNN của thước đó là bao nhiêu?
A. GHĐ = 20 cm và ĐCNN = 0,2 cm.
B. GHĐ = 2 cm và ĐCNN = 0,2 cm.
C. GHĐ = 20 cm và ĐCNN = 1 mm.
D. GHĐ = 20 cm và ĐCNN = 1 mm.
Bài 5: Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5 m và ĐCNN 5 mm.
C. Thước dây có GHĐ 150 cm và ĐCNN 1 mm.
D. Thước thẳng có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm.
Bài 6: Sách giáo khoa Vật lí 6 dày khoảng 0,6 cm. Khi đo chiều dày này, nên chọn thước có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu để được kết quả chính xác nhất?
A. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 cm.
B. Thước có GHĐ 1 m và ĐCNN 1 mm.
C. Thước có GHĐ 10 cm và ĐCNN 1 cm.
D. Thước có GHĐ 10 cm và ĐCNN 1 mm.
Bài 7: Hãy kể tên những loại thước đo độ dài mà em biết? Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước như vậy?
Bài 8: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1 dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi kết quả dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 8 m.
B. 80 dm.
C. 800 cm.
D. 8 000 mm.
Bài 9: Đâu là cách đặt thước đo đúng?
A. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 vuông góc với một đầu của vật.
B. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên phải một đầu cần đo.
C. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 sát mép bên trái một đầu của vật.
D. Đặt thước đo dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 ngang với một đầu của vật.
Bài 10: Khi đo nhiều lần một đại lượng mà thu được nhiều giá trị khác nhau, thì giá trị nào sau đây được lấy làm kết quả của phép đo?
A. Giá trị của lần đo cuối cùng.
B. Giá trị trung bình của giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất.
C. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị đo được.
D. Giá trị được lặp lại nhiều lần nhất.
Xem thêm các Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 6 có đáp án, hay khác:
- Lý thuyết Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- Trắc nghiệm Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- Lý thuyết Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Trắc nghiệm Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- Lý thuyết Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Trắc nghiệm Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí lớp 6 khác:
- Giải bài tập Vật lý 6
- Video Giải bài tập Vật Lí 6 hay, chi tiết
- Giải SBT Vật Lí 6
- Giải VBT Vật Lí 6
- Top 36 Đề thi Vật Lí 6 có đáp án
- Tài liệu cho giáo viên: Giáo án, powerpoint, đề thi giữa kì cuối kì, đánh giá năng lực, thi thử THPT, HSG, chuyên đề, bài tập cuối tuần..... độc quyền VietJack, giá hợp lí
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 6 (303 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 7 (266 trang - từ 99k)
- Trọng tâm Toán, Anh, KHTN lớp 8 (302 trang - từ 99k)
ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6
Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official
Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85
Từ khóa » đơn Vị đo độ Dài Vật Lý 6
-
Vật Lý 6 Bài 1: Đo độ Dài - Lý Thuyết, Trắc Nghiệm Môn Vật Lý Lớp 6
-
Lý Thuyết đo độ Dài | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Vật Lý 6 Bài 1: Đo độ Dài - Hoc247
-
Đo độ Dài Là Gì? Đơn Vị đo độ Dài ? - Nguyễn Hoài Thương - Hoc247
-
Giới Hạn đo, đơn Vị đo, Cách đo độ Dài – Vật Lý 6 - Abcdonline
-
Vật Lý 6: Bảng đơn Vị đo độ Dài Các Em Cần Biết?
-
Đơn Vị đo độ Dài Là Gì? Dụng Cụ đo độ Dài (chiều Dài) Là Gì?
-
Đơn Vị đo độ Dài Hợp Pháp Của Nước
-
Đơn Vị đo độ Dài Là Gì? Dụng Cụ đo độ Dài (chiều Dài) Là Gì? - Vật Lý 6 ...
-
LÝ 6 CHỦ đề 1 đơn Vị đo độ Dài - Tài Liệu Text - 123doc
-
Giải Bài Tập Vật Lý 6 Bài 1: Đo độ Dài
-
Lý Thuyết Bài 1: Đo Độ Dài - Chương I Vật Lý Lớp 6 - HocTapHay
-
Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Đo Độ Dài Để Học Tốt Môn Vật Lý 6