Lý Thuyết Về Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có Một Phần Tử Như điện Trở ...
Có thể bạn quan tâm
Xin chào các bạn, trong bài viết dưới đây HocThatGioi xin được trình bày đến với các bạn Lý thuyết về mạch điện xoay chiều chỉ có một phần tử. Bài viết sau sẽ trình bày chi tiết cho các bạn về phương trình của hiệu điện thế, cường độ dòng điện cũng như một số công thức tính liên quan mà các bạn cần phải nắm rõ. Hãy cùng xem hết bài viết bên dưới để tiếp thu được những kiến thức bổ ích nhé !
1. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần
Trước tiên, xin mời các bạn cùng HocThatGioi tìm hiểu về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần là như thế nào nhé và tiếp đến sẽ trình bày cho các bạn về phương trình của hiệu điện thế và cả phương trình của cường độ dòng điện.
Đoạn mạch xoay chiều chỉ có một phần tử điện trở thuần R có thể được hiểu như sau: trên một đoạn mạch AB có mắc một điện trở R và cho dòng điện xoay chiều chạy qua. Điện trở thuần R sẽ cản trở nó theo định luật Ôm.
Phương trình hiệu điện thế:
Phương trình hiệu điện thế tức thời của R u_{R}=U_{0}cos(\omega t) Trong đó: u_{R}: hiệu điện thế tức thời (V) U_{O}: hiệu điện thế cực đại (V) \omega t: pha dao độngPhương trình cường độ dòng điện tức thời:
Phương trình cường độ dòng điện tức thời của R i_{R}=I_{0}cos(\omega t) Trong đó: i_{R}: cường độ dòng điện tức thời (A) I_{0}: cường độ dòng điện cực đại (A) \omega t: pha dao độngMột số công thức cần nhớ:
Dưới đây sẽ là một vài công thức liên quan đến bài toán mạch điện xoay chiều chỉ có một phần tử R mà các cần nắm rõ để áp dụng vào khi giải toán.
Công thức cần nhớ Cường độ dòng điện cực đại: I_{0}=\frac{U_{0}}{R} Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=\frac{U}{R} Cách tìm giá trị hiệu dụng hoặc cực đại: Giá \: trị\:hiệu\: dụng=\frac{giá\: trị\: cực\: đại}{\sqrt{2}} Trong đó: I_{0}: cường độ dòng điện cực đại (A) U_{0}: hiệu điện thế cực đại (V) I : cường độ hiệu dụng. (A) U : hiệu điện thế hiệu dụng (V) R điện trở thuần (\Omega ) Lưu ý: Khi đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R thì u và i cùng pha nhau.2. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện
Sau đây, cũng giống như đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần thì HocThatGioi qua phần này cũng trình bày đến các bạn về hiệu điện thế và cường độ dòng điện và một số công thức liên quan mà các bạn cần nắm rõ.
Đoạn mạch xoay chỉ có tụ điện được hiểu như sau trong một đoạn mạch AB thì chỉ có 1 phần tử tụ điện và cho dòng điện chạy qua, cản trở dòng điện và đặc trừng cho bởi dung kháng.
Phương trình hiệu điện thế:
Phương trình hiệu điện thế tức thời của tụ điện: u_{C}= U_{0}cos(\omega t) Trong đó: u_{C}: hiệu điện thế tức thời của tụ điện (V) U_{0}: hiệu điện thế cực đại (V) \omega t: pha dao độngPhương trình cường độ dòng điện:
Phương trình cường độ dòng điện tức thời của tụ điện: i_{C}= I_{0}cos(\omega t +\frac{\pi }{2}) Trong đó: i_{C}: cường độ dòng điện tức thời (A) I_{0}: cường độ dòng điện cực đại (A)Công thức cần nắm:
Sau đây là một số công thức liên quan đến bài toán mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện.
Công thức cần nắm: Công thức tính dung kháng Z_{C}=\frac{1}{\omega C} Công thức tính cường độ dòng điện hiệu dụng I=\frac{U}{Z_{C}} Công thức liên hệ giữa u và i khi vuông pha \left ( \frac{i}{I_{0}} \right )^2 + \left ( \frac{u}{U_{0}} \right )^2 =1 Trong đó: Z_{C}: dung kháng (\Omega ) C: điện dung (F) Lưu ý: Khi trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện thì u trễ pha hơn so với i một góc \frac{\pi }{2}3. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm
Trong đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm có thể hiểu rằng trong một đoạn mạch AB chỉ có một phân tử cuộn cảm và cuộn cảm cho dòng điện xoay chiều chạy qua. Đặc trưng bởi cảm kháng.
Phương trình hiệu điện thế
Phương trình hiệu điện thế tức thời của cuộn cảm: u_{L}= U_{0}cos(\omega t + \frac{\pi }{2}) Trong đó: u_{L}: hiệu điện thế tức thời của cuộn cảm (V) U_{0}: hiệu điện thế cực đại (V)Phương trình cường độ dòng điện
Phương trình cường độ dòng điện tức thời của cuộn cảm: i_{L}= I_{0}cos(\omega t) Trong đó: i_{L}: cường độ dòng điện tức thời của cuộn cảm (A) I_{0} : cường độ dòng điện cực đại.Một số công thức quan trọng
Sau đây, sẽ là một vài công thức liên quan đến đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm.
Công thức quan trọng: Công thức tìm kháng: Z_{L}=\omega L Công thức cường độ dòng điện hiệu dụng: I=\frac{U}{Z_{L}} Công thức liên hệ giữa u và i khi vuông pha: \left ( \frac{i}{I_{0}} \right )^2 + \left ( \frac{u}{U_{0}} \right )^2 =1 Trong đó: Z_{L}: cảm kháng (\Omega ) L: độ tự cảm (H) Lưu ý: Khi đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm thì u sẽ sớm pha hơn i một góc \frac{\pi }{2}Như vậy, bài viết về Lý thuyết của mạch điện xoay chiều chỉ có một phần tử của HocThatGioi đến đây đã hết. Qua bài viết hi vọng các bạn sẽ tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và học tập tốt hơn. Cuối cùng, cảm ơn tất cả các bạn đã theo dõi hết bài viết và chúc các bạn học thật tốt nhé!
Bài viết khác liên quan đến Lớp 12 – Vật Lý – Các mạch điện xoay chiều
- Lý thuyết về các mạch điện xoay chiều hay chi tiết nhất
Từ khóa » Công Thức Cuộn Cảm Thuần
-
Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có 1 Phần Tử: Điện Trở R), Tụ điện (C) Hay ...
-
Mạch Điện Xoay Chiều Chỉ Có Cuộn Cảm Thuần
-
Tóm Tắt Công Thức Giải Nhanh Vật Lý 12: 3 Dạng Bài Tập Dòng ...
-
Tổng Hợp Các Công Thức Vật Lý 12 Quan Trọng Dòng Điện Xoay ...
-
Công Thức Xác định Cảm Kháng Của Cuộn Cảm L đối Với Tần Số F Là
-
Công Thức Tính Cảm Kháng Của Cuộn Cảm, Bài Tập Có Lời Giải
-
Cách Giải Bài Tập Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có Cuộn Cảm Thuần L ...
-
Bài Toán Về Cuộn Dây Không Thuần Cảm Trong Mạch điện Xoay Chiều
-
Dạng 2: Đoạn Mạch Chứa Cuộn Dây Thuần Cảm | Tăng Giáp
-
Phương Trình Giữa Hai đầu Cuộn Cảm Thuần Trong Mạch RLC Nối Tiếp
-
Bài 27: Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có Tụ điện, Cuộn Cảm (Nâng Cao)
-
Mạch điện Xoay Chiều Chỉ Có R Hoặc L Hoặc C. C3.P2