Lý Thuyết Về Thời Gian | SGK Toán Lớp 5

a) Bài toán 1: Một ô tô đi được quãng đường \(170km\) với vận tốc \(42,5km/\)giờ. Tính thời gian ô tô đi quãng đường đó.

Bài giải:

Thời gian ô tô đi là:

\(170 : 42,5 = 4\) (giờ)

             Đáp số: \(4\) giờ.

Nhận xét : Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được trong \(1\) giờ hay vận tốc của ô tô.

Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc.

Ta có:             \(t = s : v\)

- Một số công thức cần nhớ:

+) Thời gian đi = thời gian đến  – thời gian khởi hành – thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian đến = thời gian khởi hành + thời gian đi + thời gian nghỉ (nếu có).

+) Thời gian khởi hành = thời gian đến – thời gian đi – thời gian nghỉ (nếu có).

b) Bài toán 2 : Một ca nô đi với vận tốc 36km/giờ trên quãng đường sông dài 42km. Tính thời gian đi của ca nô trên quãng đường đó.

Bài giải:

Thời gian đi của ca nô là:

 \(42:36=\dfrac{7}{6}\) (giờ)

\(\dfrac{7}{6}\) giờ  \(= 1\dfrac{1}{6}\) giờ \(= 1\) giờ \(10\) phút.

                                Đáp số: \( 1\) giờ \(10\) phút.

c) Bài toán 3: Trên quãng đường dài \(2km\), một người chạy với vận tốc \(8\) m/giây. Hỏi người đó chạy quãng đường đó hết bao nhiêu giây?.

Bài giải:

Đổi \(2km = 2000m\)

Thời gian chạy của người đó là:

            \(2000:8 = 250\) (giây)

                            Đáp số: \(250\) giây.

Từ khóa » Toán Tính Thời Gian Lớp 5