Lý Thuyết Về Tốc độ Phản ứng Hóa Học - Thầy Dũng Hóa

Rss Feed Trang nhất Tin Tức Hóa 10 Lớp học nhóm tại nhà Gửi bài viết qua email In ra Lưu bài viết này Lý thuyết về tốc độ phản ứng hóa học Đăng lúc: Thứ ba - 21/11/2017 11:53. Đã xem 47610 - Người đăng bài viết: Phạm Hồng Gấm Chuyên mục : Hóa 10 Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp lại kiến thức về tốc độ phản ứng hóa học cho bạn một cách đầy đủ nhất Lý thuyết về tốc độ phản ứng hóa học

Lý thuyết về tốc độ phản ứng hóa học

1. Khái niệm và biểu thức tính

- Tốc độ phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh hay chậm của phản ứng và được xác định bằng độ biến thiên nồng độ của chất trong một đơn vị thời gian. Tốc độ phản ứng hóa học; Rùa và thỏ chạy thi- Các biểu thức tính tốc độ phản ứng hóa học: Δv = ΔC/Δt (1)
  • ΔC: độ biến thiên nồng độ của chất (lấy trị tuyệt đối)
  • Δt: khoảng thời gian xảy ra sự biến thiên nồng độ.
Với phản ứng: xA + yB → sản phẩm thì: v = k.[A]x.[B]y (2)

2. Các yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

a. Nhiệt độ

- Nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng và ngược lại vì khi tăng nhiệt độ, tốc độ chuyển động nhiệt của các phân tử tăng → các phân tử va chạm với nhau nhiều hơn và mạnh hơn → phản ứng xảy ra nhanh hơn. Thông thường khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ phản ứng tăng từ 2 đến 4 lần.- Nếu tăng nhiệt độ phản ứng lên t0C thì tốc độ phản ứng tăng αt/10 (với α là hệ số nhiệt độ - số lần tăng tốc độ khi nhiệt độ tăng lên 100C).

b. Nồng độ các chất tham gia phản ứng

Nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng (điều này được thấy rõ theo biểu thức (2) vì khi nồng độ chất tham gia phản ứng tăng thì va chạm giữa các phân tử chất tăng → va chạm hiệu quả tăng.

c. Áp suất

- Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng có mặt của chất khí.- Nếu áp suất tăng (nồng độ chất tham gia phản ứng tăng) thì tốc độ phản ứng tăng.

d. Diện tích tiếp xúc bề mặt

- Diện tích tiếp xúc bề mặt tăng thì tốc độ phản ứng tăng- Diện tích tiếp xúc tỷ lệ nghịch với kích thước của chất rắn.

e. Xúc tác

Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng. Chất kìm hãm làm giảm tốc độ phản ứng hóa học. Ngoài các yếu tố trên thì có nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học như: môi trường thực hiện phản ứng; tốc độ khuấy trộn...Bài viết liên quan:
  • Khái quát về nhóm Halogen
  • Hợp chất có oxi của Clo
Nguồn tin: Trang Hochoaonline Từ khóa:

lý thuyết, tốc độ phản ứng hóa học

Đánh giá bài viết Tổng số điểm của bài viết là: 27 trong 7 đánh giá Click để đánh giá bài viết Được đánh giá 3.9/5

Theo dòng sự kiện

  • Bài tập tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học (25/11/2017)
  • Lý thuyết cân bằng hóa học (23/11/2017)

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

  • Bài tập vận dụng oxi - lưu huỳnh (19/11/2017)
  • Luyện tập về khí Ozon (17/11/2017)
  • Bài tập Oxi (15/11/2017)
  • Luyện tập về nhóm Oxi (13/11/2017)
  • Axit sunfuric - Muối sunfat (11/11/2017)
  • Hidro sunfua, Lưu huỳnh đioxit, lưu huỳnh trioxit (09/11/2017)
  • Lý thuyết Lưu huỳnh (07/11/2017)
  • Oxi và Ozon (05/11/2017)
  • Bài tập Flo - Brom - Iot (03/11/2017)
  • Luyện tập hợp chất có Oxi của Clo (01/11/2017)
+ Xem phản hồi - Gửi phản hồi

Ý kiến bạn đọc

Avata of Thư - Đăng lúc: 26/03/2024 19:21 Thầy ơi thầy có thể cho em ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ngoài đời sống được ko ạ. rất mong được thầy giúp đỡ. Em mong sẽ sớm nhận được câu trả lời từ thầy em cảm ơn Avata of Điền - Đăng lúc: 10/04/2019 11:50 Thầy ơi thầy có thể cho em ví dụ về các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng ngoài đời sống được ko ạ. rất mong được thầy giúp đỡ. Em mong sẽ sớm nhận được câu trả lời từ thầy em cảm ơn

Nội dung

Mã an toàn: Mã chống spamThay mới

Xem bản: Desktop | Mobile thaydungdayhoa.com là trang web cá nhân của thầy Phạm Ngọc Dũng Cronjob

Từ khóa » định Nghĩa Tốc độ Trung Bình Của Phản ứng