Lý Thuyết Vị Trí Tương đối Giữa đường Thẳng Và đường Tròn Toán 9

  1. Trang chủ
  2. Lý thuyết toán học
  3. Toán 9
  4. CHƯƠNG 6: ĐƯỜNG TRÒN
  5. Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn
Vị trí tương đối giữa đường thẳng và đường tròn Trang trước Mục Lục Trang sau

1. Các kiến thức cần nhớ

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Cho đường tròn $\left( {O;R} \right)$ và một đường thẳng $\Delta $ bất kì. Gọi $d$ là khoảng cách từ tâm $O$ của đường tròn đến đường thẳng đó.

Trường hợp 1: Đường thẳng $\Delta $ và đường tròn $\left( {O;R} \right)$ cắt nhau.

Khi đó, đường thẳng và đường tròn có hai điểm chung và khoảng cách $d = OH < R$

Trường hợp 2: Đường thẳng $\Delta $ và đường tròn $\left( {O;R} \right)$ tiếp xúc với nhau.

Khi đó, đường thẳng và đường tròn có một điểm chung và khoảng cách $d = OB = R$.

Đường thẳng $\Delta $ được gọi là tiếp tuyến của đường tròn và điểm $B$ là tiếp điểm.

Trường hợp 3: Đường thẳng $\Delta $ và đường tròn $\left( {O;R} \right)$ không giao nhau.

Khi đó, đường thẳng và đường tròn không có điểm chung và khoảng cách $d = OH > R$

Từ đó ta có bảng vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn.

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Số điểm

chung

Hệ thức giữa

$d$ và $R$

Đường thẳng và đường tròn cắt nhau

$2$

$d < R$

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau

$1$

$d = R$

Đường thẳng và đường tròn không giao nhau

$0$

$d > R$

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Xác định vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Phương pháp:

Dựa vào bảng vị trí tương đối :

Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn

Số điểm

chung

Hệ thức giữa

$d$ và $R$

Đường thẳng và đường tròn cắt nhau

$2$

$d < R$

Đường thẳng và đường tròn tiếp xúc nhau

$1$

$d = R$

Đường thẳng và đường tròn không giao nhau

$0$

$d > R$

Dạng 2: Bài toán độ dài dựa vào tính chất tiếp tuyến.

Phương pháp:

Sử dụng tính chất tiếp tuyến và định lý Pytago

Dạng 3: Tìm tập hợp điểm thỏa mãn điều kiện cho trước.

Phương pháp:

Sử dụng tính chất đường phân giác và các đường thẳng song song cách đều để tìm tập hợp điểm.

Trang trước Mục Lục Trang sau

Có thể bạn quan tâm:

  • Ôn tập chương 6: ĐƯỜNG TRÒN
  • Lý thuyết mặt cầu, khối cầu
  • Ôn tập chương VI
  • Đường thẳng song song với mặt phẳng
  • Hai đường thẳng song song

Tài liệu

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Sách giáo khoa Toán 6 tập 1 - Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống

Tạp chí toán học và tuổi trẻ số 489 ra tháng 3 năm 2018

Tạp chí toán học và tuổi trẻ số 489 ra tháng 3 năm 2018

Tạp chí toán học và tuổi trẻ số 493 - tháng 7 2018

Tạp chí toán học và tuổi trẻ số 493 - tháng 7 2018

Ví dụ và bài tập phương trình, bất phương trình và hệ phương trình – Trần Văn Toàn

Ví dụ và bài tập phương trình, bất phương trình và hệ phương trình – Trần Văn Toàn

Toán 11: Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp

Toán 11: Các dạng toán quy tắc đếm, hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp thường gặp

Từ khóa » Xét Vị Trí Tương đối Của đường Thẳng Và đường Tròn