Mã Chữ Nôm Trong Châu Bản Thời Gia Long (1802-1819)

Tạp chí Hán Nôm >> TCHN từ 2006 về sau >> Năm 2013 >> Số 6
Phạm Văn Thắm
Mã chữ Nôm trong Châu bản thời Gia Long (1802-1819) (Tạp chí Hán Nôm, số 6 (121), tr.58-65)

Cập nhật lúc 16h35, ngày 28/12/2014

MÃ CHỮ NÔM TRONG CHÂU BẢN THỜI GIA LONG (1802-1819)

TS. PHẠM VĂN THẮM

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

1- Chữ Nôm là một loại hình văn tự do người Việt sáng tạo ra để ghi âm tiếng Việt. Chữ Nôm từ khi xuất hiện chỉ là các mã chữ ghi tên người, tên đất xuất hiện trên các tấm bia từ thế kỷ thứ XI(1) đến khi chữ Nôm xuất hiện thời Hồ(2) (1400-1407), thời Tây Sơn (1778-1801), và thời Gia Long (1802-1819) cho thấy vai trò và giá trị của chữ Nôm trong đời sống xã hội của người Việt. Tuy nhiên, các mã chữ Nôm xuất hiện thời Hồ, thời Tây Sơn đã được biết qua sử sách. Mã chữ Nôm xuất hiện thời Gia Long (1802-1819) lần đầu tiên được nhắc đến trong lời giới thiệu về châu bản triều Nguyễn của ông Trần Kinh Hòa(3), sau đó thì mảng văn tự này dường như bị bỏ quên, chưa một công trình nghiên cứu về chữ Nôm, chưa một cuốn tự điển chữ Nôm nào nhắc tới. Bài viết này, chúng tôi giới thiệu các mã chữ Nôm xuất hiện trong châu bản thời Gia Long (1802-1819).

2- Châu bản thời Gia Long (1802-1819) đã được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I công bố một danh mục tóm tắt gồm 822 văn bản(4) gồm các loại chiếu, dụ, công đồng truyền, công đồng phó, công đồng sai, trát, thân, tấu, khải, quốc thư… Đây là nguồn tư liệu quí giá giúp người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các khía cạnh của đời sống xã hội thời Gia Long, trong đó có chữ viết. Chữ viết trên châu bản thời Gia Long có 2 loại: chữ Hán và chữ Nôm.

3- Các mã chữ Nôm xuất hiện trong châu bản thời Gia Long (1802-1819) gồm 2 loại: mã chữ Nôm tự tạo và mã chữ Nôm mượn chữ Hán. Các mã chữ Nôm xuất hiện trong các văn cảnh như sau:

Về văn bản chiếu, dụ, chỉ: đây là loại văn bản chuyên giành cho nhà vua. Theo Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập I, loại này có 164 đơn vị văn bản. Một tờ chiếu đề ngày 15 tháng 12 năm Gia Long thứ 1 (1802), nhà vua đã lệnh cho Nguyễn Phúc Thí, một chi phái con cháu nhà chúa trước đây kê khai phổ hệ(5), trong tờ chiếu này có đoạn: 𡾵, 𡉕, 𡉕, , . , , 調, . (đức Tiên thánh vương sinh hạ công tử là mấy ngôi, ai là dòng đích, ai là dòng thứ,kế sinh tử tôn thế thứ đặng bao nhiêu, nhận đến liệt triều cũng vậy. Hễ Công tính(6) các chi phái hiện tồn là bao nhiêu, ai đã dự có quan chức, ai chưa dự thụ quan chức đều phải bị khai (kê khai đầy đủ). Trong đoạn văn này có 3 mã chữ Nôm tự tạo là 𡾵 (ngôi), 𡉕(dòng), (nhiêu). Các mã chữ còn lại là các mã chữ Hán được nhà vua mượn để diễn đạt theo lối tư duy của người Việt. Trong tờ dụ ghi ngày 3 tháng 1 năm Gia Long thứ 2 (1803) có các mã chữ 𠉞𠓨 (nay có sai Khâm sai thuộc nội Cai cơ Cửu vào Gia Định…). Các mã chữ Nôm tự tạo là: 𠉞 (nay), 𠓨 (vào). Các mã chữ Nôm còn lại là các mã chữ Nôm mượn chữ Hán.

Về loại công đồng truyền, công đồng sai, công đồng phó. Riêng loại công đồng truyền thì hiện có 309 đơn vị văn bản.Về loại này, sau các mã chữ công đồng truyền cho (quan địa phương)… có mã chữ Nôm tự tạo 𠉞 (nay) và các mã chữ Nôm mượn chữ Hán xuất hiện trong dạng công thức như: 𠉞𠳐… [nay vâng có ban hạ… Châu bản ngày 6 tháng giêng năm Gia Long thứ 4 (1805)], hoặc cụm từ 𣈜𨎟固傳 [ngày trước có truyền. Văn bản đề ngày 20 tháng giêng năm Gia Long thứ 2 (1803)], 𠉞𠳐 [nay vâng chỉ. Văn bản đề ngày 6 tháng giêng năm Gia Long thứ 4 (1805)]…

Về loại Quốc thư. Đây là những văn bản bang giao của một số nước trong khu vực như Thái Lan, Miến Điện… với Việt Nam được dịch ra tiếng Việt, phần Việt văn ghi bằng chữ Nôm. Một bức thư của một người thủy thủ Pháp gửi cho nhà đương cục Việt Nam đề ngày 9 tháng 7 năm Gia Long thứ 16 (1817), mở đầu bức thư ghi 𠸜… (Chúng tôi ở tại nước Ba Lãng Sa thành phố Đô Lô tên là…). Trong đoạn văn này có mã chữ Nôm tự tạo (nước); 𠸜 (tên)... Các mã chữ còn lại là các mã chữ Hán được mượn để diễn đạt theo lối tư duy của người Việt

Về loại tấu, trong mỗi bản tấu, các mã chữ Nôm tự tạo và các mã chữ Nôm mượn chữ Hán xuất hiện trong các cụm từ công thức 𢆥 (tấu vái đức hoàng thượng muôn muôn năm cao minh ngự lãm). Trong công thức này có 4 mã chữ Nôm tự tạo là (vái) 𢆥 (muôn muôn năm) hoặc cụm từ 𠉞 [nay cụ biểu tấu rằng. Văn bản đề ngày 20 tháng 1 năm Gia Long thứ 4 (1805)]. 𠉞 (nay) là mã chữ Nôm tự tạo, các mã chữ còn lại trong cụm từ này là mã chữ Nôm mượn chữ Hán.

Các mã chữ Nôm tự tạo và các mã chữ Nôm mượn chữ Hán xuất hiện trong châu bản thời Gia Long phần lớn đều ở dạng viết tay. Một tờ tâu gửi lên nhà vua của bề tôi Khâm sai Bắc thành Chưởng hậu quân Lê Tông Chất đề ngày 10 tháng 12 năm Gia Long thứ 16 (1817) trình bày sự việc binh lính đóng đồn ở vùng biển thuộc thành Gia Định được thay phiên, trên đường trở về gặp bão, trôi dạt đến vùng biển của Nhật Bản, người Nhật Bản đã cứu những nạn binh và nhờ tầu buôn của Trung Quốc giúp họ trở về Việt Nam.

Trong văn bản này, mã chữ Nôm tự tạo được thể hiện trong các văn cảnh như sau:

TT

Các chữ Nôm tự tạo

Văn cảnh xuất hiện

2

Mã chữ Nôm tự tạo xuất hiện trong các cụm từ công thức:

𢆥

德 皇 上 閍 閍 𢆥 高 明 御 覽 (tấu vái đức hoàng thượngmuôn muôn năm cao minh ngự lãm) (tr.1 d1; tr.8 d4)

2

Mã chữ Nôm tự tạo biểu thị số đếm từ số 2 đến số 10: 𠄩 (hai), 𠀧 (ba), 𦊚 (bốn), 𠄼 (năm), 𦒹 (sáu), (bảy), (tám), 𠃩 (chín), 𨒒 (mười)

- 𠄩: 𠄩𣈘𣈜 (xuất cảng đặng hai đêm ngày) (tr.2 d5)

- 𠀧: 𣎃𣈜𨒒𠀧 (qua tháng tám ngày mười ba) (tr.4 d1)

- 𦊚: 𦊚道文差 (bốn đạo văn sai) (tr.4 d5)

- 𠄼: 奴乘𠄼𣈜 (chúng nó thừa kiệu lục hành năm ngày) (tr.5 d2)

- 𦒹: 𣈜𠄻𣎃𦒹 (qua ngày rằm tháng sáu) (tr.3 d4)

- : 𠊚呈貝該 (cùng bảy người trình với cai đội) (tr.3 d5)

- 戈 𣎃 仲 夏 𣈜 夢  𤿤 意 拔 𠓨 𡑱葛 𡧲 㴜 (qua tháng trọng hạ, ngày mồng bảy bè ấy dạt vào cồn cát giữa biển) (tr.2 d7)

-: 𣎃𣈜𨒒𠀧 (qua tháng tám ngày mười ba) (tr.4 d1)

- 𠃩: 𣎃𠃩𣈜𠄩𨒒 (qua tháng chín ngày hai mươi) (tr.7 d2)

- 𨒒: 𣎃𠃩𣈜𠄩𨒒 (qua tháng chín ngày hai mươi) (tr.7 d2)

3

Mã chữ Nôm tự tạo biểu thị thời gian

𣈘 (đêm) 𣈜 (ngày), 𣎃 (tháng), 𢆥(năm)

- 𣈜, 𣎃: 戈 𣎃 仲 夏 𣈜 夢  (qua tháng trọng hạ ngày mồng bảy) (tr.2 d7)

- 𢆥: 自 𣎃 𨒒 蔑 𢆥 乙亥 (từ tháng mười một năm Ất Hợi) (tr.5 d7)

4

Mã chữ Nôm tự tạo biểu thị vật dụng

𤿤(bè), 𦪵 (ghe), 𦀊 (dây), (liềm),

- 𤿤: 群片𤿤意 (còn phiến bè ấy) (tr.2 d6)

- 𦪵: 共 肆 拾 柒 員 人 調 共 𦪵 筏 團 出 港 (cùng tứ thập thất viên nhân đều cùng ghe phiệt đoàn xuất cảng) (tr.2 d5)

- 𦀊: 藤 雲 候 坐 意 坦 𦀊 漂 拔 𠫾 兜 庄 𧡊(Đằng Vân hầu tọa ấy đứt dây phiêu bạt đi đâu chẳng thấy) (tr.2 d6)

- 鐮: 貝 𦊚 錠 鉑 蔑 貫 錢 蔑 丐 鐮 (với bốn đĩnh bạc một quan tiền một cái liềm) (tr.6 d6)

+原 銀 錠 錢 壹貫, 鐮 壹 件 (nguyên ngân tứ đĩnh, tiền nhất quan, liềm nhất kiện) (tr.4 d5)

5

Mã chữ Nôm tự tạo ghi tên các loài thực vật (tre)

- 椥: 眾 奴 嗔 𥙩仍 椥 𤿤 㵢 𠓨 𡑱 (chúng nó xin lấy những tre bè trôi vào cồn) (tr.3 d5)

6

Mã chữ Nôm tự tạo ghi tên các loài hải sản

𪀄(chim), 𩵜(cá), (hầu), 𧎜 (ốc)

- 𪀄 , , 𧎜: 伊 等 於 在 𡑱 扒 𪀄 𧎜 麻 咹 拖 𩛜 (y đẳng ở tại cồn bắt chim hầu ốc mà ăn đỡ đói) (tr.3 d4)

- 𩵜: 渃 㵢 沚 𧡊仍 𩵜預  𤿤意 (nước trôi chảy thấy những cá dự theo bè ấy) (tr.3 d8)

7

Mã chữ Nôm tự tạo ghi người và hoạt động của con người

𠊚(người), (ăn), (uống), (cơm), 𥹙(cháo), 𦃿 (vải), (áo) (quần) 𧜵(đai); (nước), (lửa); (thuốc)…

- 𠊚: 自𩛷𠄻𣎃意眾奴𠊚 (từ bữa rằm tháng ấy chúng nó bảy người) (tr.2 d7)

- , 𥹙: 𧡊𠊚於妬救冘眾奴𨖲廚朱於貝朱𩚵𥹙(thấy người ở đó cứu, đem chúng nó lên chùa cho ở với cho cơm cháo ăn) (tr.4 d2)

- 官日本國吏發𦃿共𥺊… (quan nhật bản lại phát vải cùng gạo) (tr.6 d5)

- 𦃿, 袄裙𧜵:

給朱粓咹茦㕵貝發朱每𠊚蔑丐袄錦芃 (cấp cho cơm ăn thuốc uống với phát cho mỗi người một cái áo bông) (tr.4 d7)

給朱咹㕵如𠓀吏發袄巾褲𧜵𧛋錦, 幪𧋟(cấp cho ăn uống như trước lại phát áo khăn khố đai nệm gấm

8

Mã chữ Nôm tự tạo ghi phương hướng

(xuống), 𠓨 (vào), 𦋦 (ra), …

- 𠓨: 伊等員軍援取拋苗𢴾𠓨𡑱 (y đẳng viên quân vin thủ phao miêu nha bơi vào cồn) (tr.2 d7)

- :眾奴調冘𠻵𦋦塊𡑱(chúng nó đều đem theo xuống mảng chống ra khỏi cồn) (tr.2 d7)

Trong văn bản này, mã chữ Nôm mượn chữ Hán được chia thành các tiểu loại, xuất hiện trong các văn cảnh như sau:

TT

Mã chữ Nôm mượn

Văn cảnh xuất hiện

1

- Mã chữ Nôm mượn hình, âm, nghĩa chữ Hán: (tòng= theo) (đáp= trả lời)

: 群 伊 等 從 左 勝 奇(còn y đăng tòng Tả thắng cơ) (tr.2 d4)

: 𡨸 (viết chữ đáp lại)(tr.4 d3)

2

- Mã chữ Nôm mượn hình, âm, không mượn nghĩa chữ Hán

(qua= mác) (lại= 1- viết chữ; 2- chức quan nhỏ)

: 𣎃𣈜(qua tháng trọng hạ ngày mồng bảy) (tr.2 d7)

: 𧡊(thấy viết đáp lại) (tr.4 d3)

3

- Mã chữ Nôm mượn hình, âm chữ Hán nhưng đọc chệch

(chu = màu đỏ) (nô = nô lệ)

- : (cho chúng nó ở tại chùa)(tr.4 d6)

4

- Mã chữ Nôm mượn hình, nghĩa chữ Hán

(ngoại = ngoài)

: (lại bị hải trình phiêu lưu ngoài nước) (tr.7 d7)

Từ các biểu bảng nêu trên, chúng ta nhận thấy:

- Nhiều mã chữ Nôm tự tạo như mã chữ Nôm chỉ số đếm - 𠄩 (hai), 𠀧 (ba), 𦊚 (bốn), 𠄼 (năm), 𦒹 (sáu), (bảy), (tám), 𠃩 (chín), 𨒒 (mười) hoặc mã chữ Nôm tự tạo chỉ thời gian 𣈘 (đêm), 𣈜 (ngày), 𣎃 (tháng), 𢆥 (năm)… đã xuất hiện nhiều lần trong văn bản.

- Các mã chữ Nôm tự tạo (vái), 𢆥 (muôn muôn năm) và các mã chữ Nôm mượn chữ Hán (đức hoàng thượng) (cao minh ngự lãm) cùng xuất hiện tạo nên một công thức cho loại tấu như: - 𢆥 (tấu vái đức hoàng thượng muôn muôn năm cao minh ngự lãm).

- Các mã chữ Nôm như: = cho chúng nó ở tại chùa (tr.4 d6) hoặc = y quốc không có lục lộ thông vãng Việt Nam (tr.5 d8). Đây là các mã chữ Nôm mượn chữ Hán được người Việt sử dụng để diễn tả lối tư duy của người Việt.

4- Chữ Nôm đã trải qua một quá trình phát triển. Theo sử sách ghi chép, Nguyễn Thuyên người đời Trần đã làm bài văn tế đuổi cá sấu trên sông Lô, phần Việt văn viết bằng chữ Nôm. Sau đó có Hồ Quí Ly (1400-1407)(7) dịch Kinh Thi, sai nữ sư dạy hậu phi và cung nhân. Từ thời Lê đến thời Tây Sơn (1778-1801), chữ Nôm được dùng để:

- Dịch các bộ kinh Phật, các tác phẩm văn học, lịch sử ghi bằng chữ Hán sang Việt văn. Phần Việt văn ghi bằng chữ Nôm như: Phật thuyết đại báo ân trọng kinh, Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, biên soạn Tứ thư Ngũ kinh theo quan niệm của nhà Nho Việt Nam bằng chữ Nôm để phục vụ cho thi cử.

- Dùng chữ Nôm để sáng tác thơ ca như Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập, Thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Quốc sử diễn ca

- Dùng chữ Nôm để biên soạn Hương ước, thần phả…

Từ các thành tựu nêu trên cho thấy chữ Nôm đã có một bước phát triển dài trong lịch sử. Tuy nhiên, các mã chữ Nôm được sử dụng trong giai đoạn này chưa được coi là văn tự chính thống của nhà nước, chưa được qua chuẩn hóa và điển chế hóa. Chỉ đến thời Gia Long (1802-1819), các mã chữ Nôm xuất hiện trong các văn bản hành chính nhất là trong các văn bản Châu bản thời Gia Long (1802-1819) cho thấy chữ Nôm đã được nhà nước thừa nhận và được sử dụng vào trong các văn bản hành chính nhà nước. Điều này cho thấy vị trí của chữ Nôm đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển và là một nguồn tài liệu quí cần được nhà nước Việt Nam bảo vệ và tôn vinh.

Chú thích:

(1) Trên tấm bia Phụng thánh phu nhân Lê thị mộ chí dựng năm 1173 tại chùa Diên Linh thuộc huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ có 8 mã chữ Nôm. Tấm bia Báo Ân tự bi ký dựng năm 1210 tại chùa Báo Ân huyện Yên Lãng tỉnh Vĩnh Phúc có 24 mã chữ Nôm.

(2)(7)Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Hồ Quí Ly dịch thiên Vô dật của Kinh Thi để dạy cho quan gia (nhà vua),T.II, Nxb. KHXH, H. 1993, tr.188.

(3) Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập I, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2010, tr.XXXIII.

(4) Xem thêm: Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập I, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2010, tr.IX.

(5) Xem thêm: Mục lục châu bản triều Nguyễn, tập I, Nxb. Văn hóa - Thông tin, H. 2010, tr.3.

(6) Công: một thuật ngữ chỉ nhà chúa tự xưng. Từ chúa Ninh Vương (1725-1738) trở về trước, nhà chúa xưng là = Công. Từ chúa Thế tông Võ vương (1738-1765) trở về sau, nhà chúa xưng là = vương (Đại Nam thực lục tiền biên VHv.1320). Theo Hải ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (người Trung Quốc), thì chúa Nguyễn xưng vương từ trước năm 1695.

Tài liệu tham khảo

1- Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb. KHXH, H. 1993.

2- Nguyễn Tài Cẩn. Một số vấn đề về chữ Nôm, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1985.

3- Nghiên cứu chữ Nôm. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế về chữ Nôm, Nxb. KHXH, H. 2006.

4- Di văn thời Tây Sơn trên đất Thăng Long Hà Nội. Trần Nghĩa chủ biên, Nxb. Hà Nội, H. 2010.

5- Đại tự điển chữ Nôm. Vũ Văn Kính chủ biên, Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 1999.

6- Tự điển chữ Nôm. Nguyễn Quang Hồng chủ biên. Nxb. Giáo dục. H. 2006.

7- Đại tự điển chữ Nôm. Trương Đình Tín - Lê Quí Ngưu chủ biên, Nxb. Thuận Hóa, 2007.

Phụ lục

Tấu vái đức Hoàng thượng muôn muôn năm cao minh ngự lãm.

[1] Nay ngày mồng 6 tháng này chúng tôi cứ vào tờ trình của viên trấn trấn Lạng Sơn trả lời về tờ trát của quan Lương chính đường phủ Thái Bình thuộc nội địa (chỉ Trung Quốc), trong đó có đoạn: Vâng theo tờ chuẩn của quan đại hiến... có bọn nạn binh Phạm Duy Nạp gồm 5 tên gặp bão, theo lời khai binh lính của bản quốc thay ban trực trên đường trở về gặp bão phiêu dạt tới nước Nhật Bản. Họ được cứu sống đưa lên bờ rồi nhờ tầu buôn của Nội địa đem về đến cửa khẩu, theo lệ được chuyển giao về nước. Nhưng những binh lính này vào tháng năm nào được sai đi làm những công việc gì, ở đâu, vì sao lại bị phiêu bạt thì không được rõ. Viên trấn ấy ngay lập tức có tờ trát hỏi rõ lai lịch, đến sau ngày 15 tháng này viên trấn ấy có tờ trình phúc đáp quan phủ Thái Bình và sao lại gửi đính kèm với bản tâu gửi tỉnh Quảng Đông và sai người đi theo dẫn binh lính gặp nạn về thành.

[2] Chúng tôi đã sức lấy lời khai của những viên ấy. Chiếu theo lời khai thì viên Đội trưởng cơ Tả Thắng thuộc Hậu quân là Đặng Hữu Bôi, viên Đội trưởng Tiên nghi Phạm Văn Kính, Nguyễn Tài Lương viên Ngũ trưởng Nguyễn Duy Bảo, viên Đội trưởng Tiên nghi cơ Trung Thắng Ngô Văn Bình, vào năm Nhâm Thân vâng mệnh được sai phái đến lưu thú (đóng đồn) ở thành Gia Định. Ngày tháng 4 năm Ất Hợi được sai đi theo viên Trưởng hiệu thuộc nội quân Đằng Vân hầu cùng đi bè về kinh. Viên Đằng Vân hầu cùng quân lính ngồi trên một chiếc suồng kéo chiếc bè ấy, còn bọn (Bôi) theo viên Cai đội đội 3 Tiền hiệu cơ Tả Thắng tên Đống ngồi trên bè cùng với 47 người, đều cùng quây tròn trên chiếc ghe rời cảng. Chừng 2 đêm ngày thì gặp bão, chiếc suồng của Đằng Vân hầu ngồi ấy đứt dây, phiêu bạt đi đâu chẳng thấy, còn phiến bè theo gió trôi ra ngoài biển. Qua tháng trọng hạ (tháng 5) ngày mồng bẩy, bè ấy dạt vào chốn cồn cát giữa biển, chẳng biết xứ gì. Các viên quân ấy [ tr.3] lấy tre gai trên bè làm phao bơi vào cồn...... sau ngày mồng 8, thấy 6 người khách chống 2 chiếc thuyền ván đến đó nghe hỏi, chúng nó mà chẳng rõ tiếng,. lũ khách ấy lại chống thuyền ván đi. Đến ngày mồng 9, lại thấy lũ khách ấy chống thuyền ván đến đem cho viên quân ấy mỗi hai người một vắt cơm, một bát gạo, rồi khách ấy lại chống thuyền ván đi như trước. Những viên quân ấy ở lại cồn ấy bắt chim cùng hầu, ốc mà ăn đỡ đói. Qua ngày rằm tháng 6, các ông Đặng Hữu Bôi 5 người với Phạm Duy Nạp cùng Yên Hùng cộng 7 người trình với Cai đội Đống rằng ở đó lâu ngày thế cũng đói chết, chúng nó xin lấy những tre bè nổi trôi vào cồn ấy, kết làm một cái mảng đặng (để) chúng nó chống đi hoặc nhờ trôi dạt vào bờ tìm người ra cứu. Từ bữa rằm tháng ấy, chúng nó 7 người đem nước lửa cùng củi với tiền bạc, cùng 4 đạo văn sai khâm sai do Tả quân quan cấp cho chúng nó đều đem theo xuống mảng, chống ra khỏi cồn ấy. Theo mảng nước trôi chảy, thấy những cá nhẩy vào bè ấy, chúng nó... [tr.4] ăn đỡ đói, khi đó Phạm Duy Nạp cùng Yên Hùng bị đói ốm chết chỉ còn chúng nó 5 người. Qua tháng 8 ngày 13, mảng ấy dạt vào một chốn cù lao, thấy người ở đó cứu đem chúng nó lên chùa cho ở với cho cơm cháo ăn. Tỉnh lại, trong chúng nó có Nguyễn Duy Bảo biết chữ mới viết chữ hỏi người ở đó là xứ nào, thấy viết chữ đáp lại Nhật Bản quốc. Lại viết chữ hỏi chúng nó là người nước nào ? chúng nó viết chữ đáp lại Việt Nam quốc binh lưu thú hoán phiên phản hồi hải trình bị phiêu (Lính Việt Nam đi lưu thú, khi đổi phiên trên đường biển trở về bị phiêu bạt) rồi chúng nó viết chữ cậy người đó tìm đồ vật để dưới mảng ấy gồm 4 đạo văn sai với 4 đĩnh bạc, một quan tiền, một cái liềm. đó được 3 ngày, người đó lại chở chúng nó đi, cách một ngày đêm đến chốn cù lao khác. Chúng nó viết chữ hỏi, thấy viết báo rằng xứ ấy hiệu là Trung quân, đêm cho chúng nó ở tại chùa chốn ấy, sai người coi giữ. cấp cho cơm ăn thuốc uống với phát cho mỗi người một cái áo gấm bông. Ở đó cách một tháng, lại thấy (... mất một dòng chữ) [tr.5] cho chúng ở chùa chốn ấy, có người coi giữ cấp cho ăn uống với phát cho áo cùng khố, dây lưng cho chúng nó mặc. Ở được 20 ngày, thấy quan quân chốn ấy phỏng 45 người khí giới hộ tống chúng nó ngồi kiệu đi bộ 5 ngày, kế đó đi thuyền, quan quân chia nhau ngồi trên 7 chiếc tầu, hộ tống chúng nó đi cách 11 ngày lại đến một chốn có thành quách, quan quân đô hội. Chúng viết chữ hỏi, đáp rằng Đại quan thành, bèn đem chúng nó vào vái. Đại quan thành ấy cấp cho một bữa yến thịnh soạn, rồi đem ra ở chốn ngoài thành theo cùng người sắc phục nội địa và cấp cho ăn uống như trước. Lại phát cho áo khăn, khố, quần, nệm gấm, mùng muỗi cho chúng nó, thường cấp cho than củi, nước sôi, trà, thuốc, vật dụng ăn uống đầy đủ, có quan quân coi giữ, chẳng cho đi đâu. Ở đó từ tháng 11 năm Ất Hợi, đến năm ngoái, chúng nó thường kêu khóc, xin cho về nước.Nhưng quan ở đó thay viết đáp rằng nước đó không có đường bộ thông với Việt Nam. Qua năm nay, thấy có tầu nội địa qua buôn bán, quan chốn ấy nói cùng các tầu trưởng nội địa [tr.6] làm sao thì chúng nó chẳng biết. Thấy tầu trưởng nội địa viết chữ báo danh Trầm Dung Đường bảo chúng nó khai tính danh rồi lĩnh chở về nội địa, báo quan tấu rõ chuyển đưa về nước nên chúng nó mới theo tên trong bốn đạo văn sai ấy. Đặng Hữu Bôi thì nhận khai lấy tên văn sai, Đặng Đình Hợp năm trước đổi cho tên ấy mang tên Nguyễn Duy Bảo khai nhận lấy tên văn sai. Trước đây Phạm Duy Nạp, Phạm Văn Kính, Nguyễn Tài Lương, mỗi người nhận theo tên của mình ghi trong văn sai. Còn Ngô Văn Bình thì không có văn sai nên khai thực tính danh. Trầm Dung Đường nhận lấy rồi sắm áo quần cho chúng nó đổi theo sắc phục nội địa, mà quan nước Nhật Bản lại phát vải cùng gạo, đồ ăn với giao văn sai cho mỗi người một đạo, cùng bạc nguyên chất 4 đĩnh, tiền một quan, liềm một chiếc để Trầm Dung Đường nhận về. Từ 28 tháng tư khởi hành ở nước Nhật Bảnđến 28 tháng trọng hạ mới đến huyện Bình Hồ tỉnh Triết Giang thuộc nội địa. Trầm Dung Đường cho chúng nó ở tại nhà chủ hàng, cấp dưỡng mà [tr.7]... (mất 1 dòng chữ). Chúng nó qua Hàng Châu, cho ở tại chùa, chu cấp, đến mồng tám tháng tám, nghe quan phủ ấy báo rằng việc đã tâu rõ, phát cấp hộ tống chúng nó về nước. Có tuần đi bộ có tuần đi thuyền, qua tháng 9 ngày 20 đến tỉnh thành Quảng Đông, tỉnh ấy cũng cho chúng nó ở tại chùa, gần thành ấy, cho ăn uống. Đến tháng 10 ngày 14, quan tỉnh thành ấy phát cấp thuyền hộ tống chúng nó theo đường thủy qua tỉnh thành Quảng Tây. Ở đó đặng 8 ngày, lại phát cho một chiếc thuyền hộ tống chúng nó. Ngày mồng 2 tháng này, đến trước phủ Thái Bình, rồi chuyển, hộ tống chúng nó đi đường bộ. Qua ngày mồng 6, về đến Nam Quan, giao cho viên Thủ ải nhận trình quan trấn Lạng Sơn. Quan trấn Lạng Sơn sai người dẫn về thành. Như từ huyện Bình Hồ đến phủ Thái Bình, đến Nam quan, trên đường đi, quan nội địa phát cấp cho chúng nó mỗi người mỗi ngày tiền một trăm văn để chi tiêu theo lệ. Điều mà chúng nó khai đại lược là như vậy. Vả lại chúng nó là binh lính của nước nhà từng đi làm lính thú nơi xa xôi, lại bị bão phiêu bạt ở nước ngoài, mấy năm việc chu cấp, nhờ nội địa chuyển đưa về nước. Chúng tôi chẳng giám [tr.8] cúi dâng tờ biểu và kính trình quan phủ Thái Bình 2 đạo trát văn, trong đó sau một đạo có đính kèm một bản tấu, và bốn đạo văn sai của bọn ấy đem theo cùng một bản ghi lời khai và sai người dẫn viên đội trưởng Đặng Hữu Bôi theo đường trạm về kinh chờ lệnh. Còn bọn Nguyễn Tài Lương 4 người đã sức cho quan viên địa phận ấy đưa về bản quán nghỉ ngơi. Chúng tôi thật lo thật sợ cúi vái.

Đức Hoàng thượng muôn muôn năm.

Ngày 10 tháng 12 năm Gia Long thứ 16 (1817).

Bề tôi Lê Tông Chất cẩn tấu./.

(Tạp chí Hán Nôm, số 6 (121), tr.58-65)

Tải về nội dung chi tiết tại đây:
In
Lượt truy cập:

Từ khóa » Chữ Mã Trong Hán Tự