Mã Hóa Là Gì? Làm Thế Nào Mã Hoá Bảo Vệ Dữ Liệu Của Bạn?

Có thể bạn chưa biết: mỗi tin nhắn bạn gửi qua mạng xã hội, mỗi email bạn gửi đi hay thông tin tài khoản, mật khẩu của bạn trên server dịch vụ nào đó đều được mã hoá đấy! Nếu những nhà cung cấp dịch vụ không có các biện pháp mã hoá dữ liệu người dùng, họ sẽ phải đối mặt với pháp luật. Vậy, mã hoá là gì? Vì sao mã hoá lại bảo vệ dữ liệu người dùng – dữ liệu của bạn? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Tìm hiểu về mã hoá

Mã hoá là gì? Mã hoá hoạt động như thế nào?

Mã hoá là một cách xáo trộn dữ liệu để chỉ các bên được uỷ quyền mới có thể hiểu được thông tin bên trong. Về mặt kỹ thuật, mã hoá là quá trình chuyển đổi văn bản con người đọc và hiểu được thành một văn bản không thể hiểu được (hay còn gọi là bản mã). Mã hoá sẽ yêu cầu sử dụng một khóa mật mã bao gồm: một tập các giá trị toán học mà cả người nhận và người gửi thông điệp mã hóa đều đồng ý sử dụng.

Các giá trị dữ liệu xuất hiện sau khi mã hoá sẽ là ngẫu nhiên. Nhưng quá trình thực hiện mã hóa sẽ diễn ra một cách hợp lý, có thể dự đoán được và giúp người nhận có thể giải mã nhờ vào bộ khóa giải mã dữ liệu của người gửi gửi. Quá trình này cần phải khó, để đảm bảo 1 bên thứ 3 không thể đoán được cách giải mã.

ma-hoa-la-gi

Các loại thuật toán mã hoá

Mã hoá đối xứng

Sử dụng cùng 1 khóa để mã hoá và giải mã. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí bảo mật nhưng cần phải đầu tư vào việc lưu trữ sao cho an toàn.

Mã hóa không đối xứng

Sử dụng 2 khóa công khai và riêng tư để mã hoá. Thông thường, khóa công khai dùng để mã hoá và khóa riêng tư để giải mã. Chỉ có người được cấp khóa riêng tư mới có thể giải mã. Tuy nhiên, phương pháp này sẽ rất tốn kém, bù lại, hiệu quả bảo mật cao hơn.

Các thuật toán mã hoá

Các thuật toán mã hoá rất đa dạng và thường xuyên được cập nhật hoặc phát minh mới. Những phát minh này sẽ giúp cho thế giới Internet trở nên an toàn hơn. Sau đây, Tino Group sẽ giới thiệu một số thuật toán mã hoá thông dụng nhé!

Data Encryption Standard (DES)

Đây là thuật toán mã hoá đối xứng. Hiện tại, thuật toán Data Encryption Standard này đã lỗi thời và không còn phù hợp để bảo mật dữ liệu nữa.

Triple DES

“Xịn” hơn phiên bản DES, Triple DES sử dụng DES 3 lần để mã hoá dữ liệu giúp gia tăng mức độ an toàn. Tuy nhiên, thuật toán này cũng đang dần được thay thế và sử dụng các thuật toán mới, đang tin cậy hơn cho ngành tài chính cũng như những ngành khác.

RSA

RSA là viết tắt của Rivest, Shamir và Adleman – họ của các nhà toán học đầu tiên mô tả thuật toán này. Thuật toán RSA là thuật toán bất đối xứng đầu tiên được phổ biến cho công chúng vì sử dụng một cặp khóa thay vì 1 khóa như trước đây.

Advanced Encryption Standard (AES)

Advanced Encryption Standard (AES) là phiên bản nâng cấp của DES. Một số ứng dụng phổ biến dùng AES như: WhatsApp, Signal. WinZip.

TwoFish

TwoFish là một trong những thuật toán mã hóa nhanh nhất được sử dụng trong cả phần cứng và phần mềm. Một trong những điểm tuyệt vời nhất của TwoFish chính là thuật toán này hoàn toàn miễn phí và bất cứ ai cũng có thể sử dụng.

Những lý do khiến mã hoá cực kỳ quan trọng

Hack là một “công việc kinh doanh lớn”

Tội phạm mạng là một hoạt động trên toàn cầu thường do các công ty đa quốc gia điều hành – Theo Norton.

Nhiều phi vụ đánh cắp thông tin cá nhân với quy mô lớn diễn ra nhằm để thu lợi tài chính một cách bất chính, thường xuyên diễn ra.

Các quy định yêu cầu mã hoá

Ở rất nhiều quốc gia, việc mã hoá các thông tin nhạy cảm của khách hàng. Mỹ có rất nhiều luật như:

  • Đạo luật về trách nhiệm giải trình và cung cấp thông tin bảo hiểm y tế (HIPAA)
  • Đạo luật Quyền riêng tư và Quyền Giáo dục Gia đình (FERPA)
  • Đạo luật Thực hành Tín dụng Công bằng (FCPA)

Tại Việt Nam, chúng ta cũng có rất nhiều luật nhằm bảo vệ người tiêu dùng, người sử dụng các sản phẩm công nghệ được quy định trong Luật Công Nghệ Cao và các dự thảo…

ma-hoa-la-gi

Mối quan tâm về quyền riêng tư đang “lên ngôi”

Có lẽ, bạn đã liên tục nghe tin tức về việc Facebook bị “dính líu” đến các vụ việc như: bán dữ liệu người dùng cho một công ty ở Trung Quốc, không mã hoá mật khẩu người dùng và nhân viên của họ có thể xem trực tiếp mật khẩu,… Hay trình duyệt DuckGoDuck nổi lên như một giải pháp chống lại thu thập thông tin cá nhân người dùng của Google. Và còn có rất nhiều phong trào khác bạn có thể đã quan sát thấy.

Từ đó, ta có thể thấy rằng mối quan tâm về quyền riêng tư của người dùng đang được chính những người dùng quan tâm và bảo vệ. “Khách hàng là thượng đế”. Do đó, doanh nghiệp phải thực hiện theo nếu muốn tiếp tục kinh doanh.

Cách tự bảo vệ bản thân khỏi “mã hoá xấu”

Mã hoá được phát triển nhằm mục đích tích cực. Tuy nhiên, chúng vẫn có thể bị lợi dụng và sử dụng vào những mục đích xấu như mã hoá tệp tin và tống tiền người sử dụng. Do đó, chúng ta cần phải tự bảo vệ dữ liệu bằng những cách như:

  • Cài đặt những phần mềm đáng tin cậy, hạn chế và không nên dùng crack.
  • Thường xuyên cập nhật phần mềm và những phiên bản vá lỗi bảo mật
  • Cảnh giác với những email lạ có tệp đính kèm. Chúng sẽ có thể chứa ransomware.
  • sử dụng một số dịch vụ đám mây hỗ trợ lưu lại phiên bản của tệp giúp bạn khôi phục lại tệp tin nếu nhỡ may bị “dính” mã độc.
  • KHÔNG NÊN TRẢ TIỀN CHUỘC. Bạn trả tiền với hy vọng lấy lại dữ liệu? Không, câu trả lời tùy thuộc vào việc hacker “có tâm” hay không. Nhưng thường sẽ là không vì họ đã hack và mã hoá dữ liệu của bạn. Do đó, việc họ lừa lấy tiền và bạn mất dữ liệu có thể xảy ra.
ma-hoa-la-gi

Đến đây, có lẽ bạn/ quý doanh nghiệp cũng đã tìm ra câu trả lời cho “Mã hoá là gì? Liệu có nên mã hoá dữ liệu cá nhân/ khách hàng hay không?” rồi, đúng không nào? Tino Group chúc bạn/ quý doanh nghiệp sẽ luôn an toàn trên Internet và dữ liệu luôn được đảm bảo nhé!

Bài viết có tham khảo nội dung từ: Norton, Kaspersky, Cisco, IBM,…

Những câu hỏi thường gặp về mã hoá

Không mã hoá dữ liệu khách hàng được hay không?

Câu trả lời có lẽ chính bạn/ quý doanh nghiệp cũng đã có. Nếu kinh doanh tại Việt Nam, bạn/ quý doanh nghiệp có thể tham khảo thêm: DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN để có thêm thông tin và thực hiện.

Website nên sử dụng phương pháp mã hoá dữ liệu nào?

Nếu bạn / quý doanh nghiệp sở hữu website, đăng ký dịch vụ SSL trả phí hoặc sử dụng chứng chỉ SSL/STL Let’s Encrypt hoàn toàn miễn phí sẽ giúp các hoạt động trên website trở nên an toàn hơn.

Cryptography là gì?

Cryptography hay mật mã học là hoạt động nghiên cứu về các kỹ thuật truyền thông an toàn, chỉ cho phép người nhận và người gửi có thể đọc được nội dung bên trong thông điệp đó. Bạn có thể tìm hiểu thêm về Cryptography trong bài viết: Cryptography là gì? 4 loại mã hóa thông dụng.

Có những loại thuật toán mã hoá nào?

Trong thực tế, có rất nhiều thuật toán mã hoá liên tục được phát triển để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng trên mạng Internet như:

  • Data Encryption Standard (DES)
  • Triple DES
  • RSA
  • Advanced Encryption Standard (AES)
  • TwoFish
  • Blowfish
  • ECC
  • SNOW

Từ khóa » Bộ Mã Hóa Là Gì