Mã Nguồn Mở Là Gì? Lợi ích Và ưu, Nhược điểm Trong Thiết Kế Web

Mục lục [Hiện]
  1. Mã nguồn mở là gì?
  2. Lợi ích của mã nguồn mở 
  3. Ưu, nhược điểm của mã nguồn mở trong thiết kế web 
    1. Ưu điểm
    2. Nhược điểm
  4. Các loại mã nguồn mở tốt nhất hiện nay 
  5. Một số hiểu lầm về mã nguồn mở 

Mã nguồn mở có lẽ là khái niệm được nhắc đến nhiều nhất và sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong lĩnh vực thiết kế website hay trong các ứng dụng, phần mềm. Tuy phổ biến nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa thực sự hiểu rõ được bản chất của mã nguồn mở.

Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Bizfly sẽ định nghĩa cụ thể mã nguồn mở là gì? Và những lợi ích, ưu, nhược điểm của nó trong thiết kế website.

Mã nguồn mở là gì?

Mã nguồn mở (Open Source) là những phần mềm được cung cấp dưới dạng mã và nguồn mà code của nó được sử dụng công khai. Chính vì lý do đó mà mã nguồn mở không chỉ được chia sẻ miễn phí mà bất cứ ai cũng có thể sử dụng nó.

Mã nguồn mở (Open Source) là gì

Mã nguồn mở (Open Source) là gì?

Đặc biệt là cho phép người dùng được tùy ý thay đổi, chỉnh sửa và tải xuống, tuỳ biến hay đóng góp thêm vào cộng đồng chung của phần mềm đó.

Đọc thêm: XML là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của file XML

Lợi ích của mã nguồn mở 

Hiểu được định nghĩa mã nguồn mở là gì, thì bạn cũng không thể nào bỏ qua được những thông tin về lợi ích của nó đối với trang web. Hơn nữa là hữu ích với doanh nghiệp trong việc thiết kế website. Mã nguồn mở là phần mềm được sao chép miễn phí hoàn toàn, bạn có thể an tâm khi chia sẻ chương trình tuyệt vời đó cho bạn bè hay bất cứ người nào khác. 

Hầu hết mọi sản phẩm của mã nguồn mở đều sở hữu tính năng bảo mật tuyệt đối. Khi xuất hiện vết nứt hay khe hở bảo mật thì mã nguồn mở sẽ xử lý kịp thời và nhanh hơn nhiều so với các phần mềm có bản quyền. Các hệ thống mã nguồn mở đặc biệt là hệ thống dựa trên nền tảng UNIX hoạt động vô cùng linh hoạt, đến mức khó tin.

Lý do là bởi vì chúng được xây dựng từ các khối thống nhất và được miêu tả chi tiết. Từ đó bạn có thể dễ dàng thay thế nhiều phần của hệ thống bởi các phần khác có giao diện tương tự. Cộng đồng hỗ trợ tại mã nguồn mở là rất lớn. Website của bạn không phụ thuộc vào bất kỳ một công ty nào.

Ưu, nhược điểm của mã nguồn mở trong thiết kế web 

Để có thể hiểu rõ hơn nữa mã nguồn mở là gì, thì những kiến thức có liên quan đến nó như những ưu, nhược điểm củamã nguồn mởtrong thiết kế web cũng nên được tìm hiểu thêm. Bizfly sẽ chia sẻ tới bạn đọc nội dung này dưới đây.

Ưu, nhược điểm của mã nguồn mở trong thiết kế web

Ưu, nhược điểm của mã nguồn mở trong thiết kế web

Ưu điểm

  • Mã nguồn mở cho phép quản lý và điều khiển những phần nào có thể hoạt động, phần nào không.
  • Vì mã nguồn mở được thiết kế dưới dạng “mở" nên nhiều người có thể phát triển các tính năng của phần mềm. Đây chính là cơ hội giúp các lập trình viên thể hiện được khả năng sáng tạo của mình.
  • So với các phần mềm độc quyền khác thì mã nguồn mở lại đảm bảo được tính bảo mật và tính an ninh cao hơn hẳn. Lý do là vì nhiều người lập trình có thể cùng hoạt động trên mã nguồn mở đó. Và họ sẽ thường xuyên sửa chữa, cập nhật và nâng cấp phần mềm, các chức năng sẽ được cải tiến và tốt hơn.
  • Nhiều doanh nghiệp lựa chọn mã nguồn mở để phát triển website trong thời gian dài bởi mã nguồn mở có tính chất ổn định, có thể hỗ trợ dài hạn cho các dự án quan trọng hay các hoạt động của web.

Nhược điểm

  • Tốc độ: Thiết kế website bằng mã nguồn mở khiến website trở nên nặng nề, bị dư thừa code. từ đó khiến cho tốc độ tải trang chậm.
  • Dịch vụ hỗ trợ bị giới hạn: Các công ty không thể nào nắm rõ được một cách chi tiết về website vì mã nguồn mở được viết sẵn bởi những nhà phát triển nước ngoài. Do đó, các nhà cung cấp sẽ gặp phải khó khăn trong việc khắc phục lỗi hay nâng cấp thêm chức năng.
  • Thiếu tính độc quyền: Tình trạng người dùng cùng sở hữu một dạng thiết kế là không thể tránh khỏi bởi bất kỳ ai cũng có thể tạo được web mà không cần trình độ chuyên môn.

Bởi có rất nhiều hạn chế nên hiện nay, rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp nếu có nhu cầu xây dựng website nhằm mục đích bán hàng, kinh doanh thì đều tìm đến những dịch vụ thiết kế website chuyên nghiệp với mã nguồn code tay hiện đại, cao cấp, hệ thống bảo mật tối ưu.

Các loại mã nguồn mở tốt nhất hiện nay 

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được mã nguồn mở là gì và có cái nhìn toàn diện hơn về nó. Sau đây là một số loại mã nguồn mở tốt nhất hiện nay mà bạn nên biết và tìm hiểu thêm.

Các loại mã nguồn mở tốt nhất hiện nay

Các loại mã nguồn mở tốt nhất hiện nay

  • Wordpress: Đây có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với hầu hết các lập trình viên. Nó được đánh giá là loại mã nguồn mở được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi với CMS hoạt động vô cùng mạnh mẽ.
  • Joomla: Là một trong những mã nguồn mở được sử dụng nhiều nhất hiện nay, Joomla có cấu hình mạnh cùng khả năng tương thích cao. Ngoài ra, nó còn có thể được mở rộng và phát triển thêm nhiều tính năng nổi bật khác.
  • Drupal: Drupal là một loại mã nguồn mở được xây dựng từ PHP và nhiều loại database như MySQL, SQLite, MariaDB,.. khác có khả năng hỗ trợ cho nhiều loại trang web khác nhau.

Ngoài ra, vẫn còn một số loại mã nguồn mở phổ biến khác mà bạn có thể tham khảo như Magento, OpenCart, WooCommerce, B2evolution,...

Xem thêm: Code web là gì? Các hình thức code web phổ biến hiện nay

Một số hiểu lầm về mã nguồn mở 

Như đã nói ở trên, mã nguồn mở là một khái niệm khá phổ biến. Nhiều người đã hiểu được mã nguồn mở là gì và có một số kiến thức cơ bản về nó nhưng vẫn không tránh khỏi một số hiểu lầm như:

Một số hiểu lầm về mã nguồn mở

Một số hiểu lầm về mã nguồn mở

  • Mã nguồn mở là lỗ hổng để xâm nhập và hack website.
  • Phần mềm mã nguồn mở không có tính năng bảo mật.
  • Mã nguồn mở có liên quan đến đến kỹ thuật hay cấu trúc lập trình.
  • Các tính năng của website khi sử dụng mã nguồn mở bị giới hạn.

Mã nguồn mở là một trong những phần mềm quan trọng trong lĩnh vực thiết kế website mang lại nhiều lợi ích cho các nhà lập trình viên. Với những thông tin mà Bizfly đã cung cấp phía trên bạn đã hiểu rõ được mã nguồn mở là gì và những kiến thức liên quan đến nó và ứng dụng vào website của mình hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Các ngôn ngữ lập trình web phổ biến, nhiều người sử dụng nhất hiện nay

Từ khóa » Hệ Quản Trị Nội Dung Mã Nguồn Mở Là Gì