Open Source Là Gì? Mã Nguồn Mở Là Gì - Wiki Mắt Bão

Open Source hay mã nguồn mở là khái niệm quen thuộc trong thiết kế website và lập trình phần mềm, ứng dụng. Open Source được dự đoán sẽ là tương lai của công nghệ phần mềm với nhiều thế mạnh vượt trội.

Vậy Open Source là gì? Mã nguồn mở có ưu, nhược điểm thế nào, khác biệt ra sao so với các loại mã nguồn khác? Cùng Mắt Bão tìm hiểu những vấn đề liên quan đến Open Source trong bài viết sau đây.

Xem thêm:

  • Điện toán đám mây là gì? Thời đại cách mạng Cloud Computing là gì?
  • ISP là gì? Có thể kết nối internet mà không cần ISP?
  • Proxy là gì? Cách cài đặt Proxy và Kết nối internet an toàn
Open Source là gì?

Open Source là gì?

  1. 1. Open Source là gì?
  2. 2. Ưu điểm của Open Source
  3. 3. Nhược điểm của Open Source là gì?
  4. 4. Open Source trong tương lai

1. Open Source là gì?

Open Source (mã nguồn mở) là phần mềm có bộ source code cho phép người dùng tải về, sửa đổi và nâng cấp thêm các tính năng cần thiết để phục vụ cho nhu cầu sử dụng thực tế của mình. Open Source thường được phát hành miễn phí, thuộc quyền sở hữu của các đơn vị lớn trong lĩnh vực công nghệ. Trong một số trường hợp, mã nguồn mở còn được các lập trình viên phát triển, tạo ra sự khác biệt so với phiên bản gốc.

WordPress là một trong những mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay

Open Source được ứng dụng trong thiết kế website để tạo giao diện, đảm bảo chuẩn SEO và hỗ trợ các tính năng theo nhu cầu của người dùng. Các mã nguồn mở phổ biến nhất hiện nay là WordPress, Magento, Joomla, Opencart, Drupal… Với Open Source, lập trình viên không cần viết code mà chỉ sử dụng mã nguồn có sẵn và tùy chỉnh sao cho phù hợp.

2. Ưu điểm của Open Source

Mã nguồn mở sở hữu nhiều thế mạnh ưu việt, là lựa chọn hàng đầu trong thiết kế website và các phần mềm ứng dụng. Ưu điểm của loại mã nguồn này là:

  • Khả năng quản trị và điều khiển ấn tượng

Khả năng quản lý và kiểm soát sản phẩm là đáp án đầu tiên cho câu hỏi “ưu điểm của Open Source là gì?”. Người lập trình có thể tự do tùy biến, phần nào được phép hoạt động, phần nào không. Đặc biệt, mã nguồn mở còn công khai các tính năng, thuật toán và cấu trúc. Khác với mã nguồn đóng là chỉ có người chủ quản mới có quyền nhìn thấy các dòng code bên trong.

  • Tăng khả năng sáng tạo cho coder

Mã nguồn mở được giới chuyên môn đánh giá cao về tính sáng tạo. Với thiết kế mở, Open Source cho phép người dùng nghiên cứu và tạo ra các phần mềm tốt hơn, mới lạ hơn phiên bản gốc. Đây được xem là thử thách thực sự cho sự sáng tạo của các lập trình viên.

Open Source tăng khả năng sáng tạo cho coder

Open Source tăng khả năng sáng tạo cho coder

  • Cập nhật và sửa lỗi nhanh chóng

So với các phần mềm độc quyền, mã nguồn mở được cập nhật và nâng cấp thường xuyên hơn. Điều này xuất phát từ việc người dùng được quyền tự do chỉnh sửa, tối ưu mà không cần xin phép tác giả gốc. Những lỗ hổng, lỗi sai ngay lập tức có bản vá từ cộng đồng coder đang sử dụng Open Source.

  • Tính ổn định cực cao, dễ dàng điều chỉnh khi cần thiết

Open Source đang hỗ trợ hiệu quả cho nhiều dự án quan trọng và có tính chất dài hạn. Website sử dụng mã nguồn mở hoạt động cực kỳ ổn định, việc điều chỉnh tính năng cũng rất dễ dàng. Trong khi đó, việc chỉnh sửa các mã nguồn có bản quyền đòi hỏi một quy trình phức tạp hơn rất nhiều.

3. Nhược điểm của Open Source là gì?

Bên cạnh các thế mạnh nêu trên, Open Source vẫn còn tồn tại những vấn đề sau đây:

  • Khó đáp ứng được đúng nhu cầu

Một mã nguồn mở có thể tạo ra nhiều loại website nhờ được tích hợp nhiều phần chức năng khác nhau. Trong khi đó, website code tay thường được lập trình viên viết riêng cho một mục đích cụ thể nên không có tình trạng dư thừa code như trang web dùng mã nguồn mở. Ở chiều ngược lại, Open Source có thể thiếu đi những phần chức năng cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu.

Website, phần mềm sử dụng mã nguồn mở có nguy cơ bị hacker tấn công

Website, phần mềm sử dụng mã nguồn mở có nguy cơ bị hacker tấn công

  • Khả năng bảo mật thấp, nguy cơ bị hacker tấn công

Mã nguồn mở được chia sẻ rộng rãi trên internet nên bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận với nó. Điều này tạo ra lỗ hổng cho tin tặc khai thác, các thuật toán, câu lệnh trong phần mềm, ứng dụng có nguy cơ bị lộ ra bên ngoài, gây tổn thất cho đơn vị chủ quản.

4. Open Source trong tương lai

Khái niệm Open Source dần trở nên phổ biến và thông dụng hơn, nhất là khi công nghệ thông tin đang phát triển với vận tốc chóng mặt như hiện nay. Vậy tương lai của Open Source là gì? Phần mềm sử dụng mã nguồn mở có lợi thế để cạnh tranh hay không? Đó là băn khoăn chung của cộng đồng lập trình viên trên thế giới.

Mã nguồn mở mở ra cơ hội cho cộng đồng những người tự học, tự mày mò khi mọi thứ đều được chia sẻ miễn phí. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề tạo ra điểm yếu cố hữu cho nó, đó là sự thiếu chuyên biệt và khả năng bảo mật kém.

Mã nguồn mở được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh trong tương lai

Để khắc phục điều này, nhiều doanh nghiệp đã lập ra một bộ phận để tự tối ưu và phát triển phần mềm dựa trên mã nguồn gốc của phần mềm đó. Trong tương lai, Open Source hứa hẹn còn bùng nổ hơn nữa với Trí tuệ nhân tạo AI, thứ công nghệ được viết bằng Python – một loại mã nguồn mở hoàn toàn.

Người dùng không phải bỏ ra quá nhiều chi phí, số lượng lỗi được khắc phục đáng kể, nâng cao khả năng bảo mật là những gì mà mã nguồn mở hướng tới. Nếu thực hiện được những điều này, phần mềm sử dụng Open Source hoàn toàn có thể cạnh tranh với các phần mềm độc quyền trên thị trường.

Miễn phí, tiện dụng là những thế mạnh giúp Open Source cạnh tranh với mã nguồn đóng và mã nguồn độc quyền. Mã nguồn mở cũng mang đến nhiều lựa chọn hơn cho thiết kế website và lập trình phần mềm. Hy vọng bài viết trên của Mắt Bão đã giúp bạn trả lời được câu hỏi “Open Source là gì?” và hiểu thêm về loại mã nguồn này.

Hình ảnh và nội dung bài viết được tổng hợp bởi Mắt Bão.

Nếu cần thêm tư vấn về các dịch vụ TÊN MIỀN – HOSTING – EMAIL DOANH NGHIỆP – đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo thông tin:

TƯ VẤN MIỀN NAM: 028 3622 9999

TƯ VẤN MIỀN BẮC: 024 35 123456

Hoặc liên hệ theo đường link: https://www.matbao.net/lien-he.html

Từ khóa » Hệ Quản Trị Nội Dung Mã Nguồn Mở Là Gì