Ma Trận Nghịch đảo (khả Nghịch) | Maths 4 Physics & More...
Có thể bạn quan tâm
1. Khái niệm ma trận nghịch đảo (matrix inversion):
1.1 Định nghĩa 1:
Ma trận vuông I cấp n được gọi là ma trận đơn vị nếu A.I = I.A = A, với mọi ma trận vuông A cấp n
Ta nhận thấy ma trận trên là tồn tại. Thật vậy, ma trận thỏa điều kiện trên có dạng sau:
Ngoài ra, ma trận đơn vị là duy nhất. Thật vậy, giả sử có hai ma trận đơn vị I và I’. Ta có:
Vì I là ma trận đơn vị nên I.I’ = I’.I = I’
và I’ là ma trận đơn vị nên I’.I = I.I’ = I
Vậy: I = I’
1.2 Định nghĩa 2:
Cho A là một ma trận vuông cấp n trên K. Ta bảo A là ma trận khả nghịch, nếu tồn tại một ma trận B vuông cấp n trên K sao cho: A.B = B.A = In. Khi đó, B được gọi là ma trận nghịch đảo của ma trận A, ký hiệu A-1.
Như vậy: A.A-1= A-1.A= In
1.3 Nhận xét:
1. Ma trận nghịch đảo là duy nhất, vì giả sử tồn tại ma trận C vuông cấp n cũng là ma trận nghịch đảo của A. Ta có: A.C = C.A = In , thì: B = B.In = B(A.C) = (B.A).C = In.C = C
2. Hiển nhiên: (A-1)-1= A, nghĩa là A lại là ma trận nghịch đảo của A-1
3. Trong giáo trình này, ta chỉ xét sự khả nghịch của ma trận vuông. Tuy nhiên, hiện tại, có nhiều giáo trình nước ngoài đã đề cập đến khái niệm khả nghịch của ma trận bất kỳ.
Thật vậy, cho A là ma trận cấp m x n trên trường số K. Khi đó, ta bảo A là khả nghịch trái nếu tồn tại ma trận L cấp n x m sao cho: L.A = In.; A là khả nghịch phải nếu tồn tại ma trận R cấp n x m sao cho: A.R = Im. Và khi đó, dĩ nhiên A khả nghịch nếu A khả nghịch trái và khả nghịch phải.
4. Ma trận đơn vị là khả nghịch, Ma trận không không khả nghịch.
5. Tập hợp các ma trận vuông cấp n trên K khả nghịch, được ký hiệu là GLn(K).
1.4 Các ví dụ:
Xét các ma trận vuông thực, cấp 2 sau đây:
Ta có: A.B = B.A = I2. Do đó: A, B là khả nghịch và A là nghịch đảo của B; B là nghịch đảo của A
Ma trận C không khả nghịch vì với mọi ma trận vuông cấp 2 ta đều có:
Nhận xét: Ma trận có ít nhất 1 dòng không (hoặc cột không) đều không khả nghịch.
2. Tính chất:
1. Nếu A, B là khả nghịch thì ma trận tích AB là khả nghịch và (AB)-1= B-1. A-1
2. Nếu A khả nghịch thì ATkhả nghịch và (AT)-1= (A-1)T
(Bạn hãy thừ chứng minh kết quả trên nhé)
3. Mối quan hệ giữa ma trận khả nghịch và ma trận sơ cấp:
3.1 Ma trận sơ cấp: Ma trận E vuông cấp n trên K (n ≥ 2) được gọi là ma trận sơ cấp dòng (cột) nếu E thu được từ ma trận đơn vị In bời đúng 1 phép biến đổi sơ cấp dòng (cột). Các ma trận sơ cấp dòng hay cột gọi chung là ma trận sơ cấp.
3.2 Tính chất: Mọi ma trận sơ cấp dòng (hay cột) đều khả nghịch và nghịch đảo của nó lại là một ma trận sơ cấp dòng.
Ta có thể kiểm tra trực tiếp kết quả trên bằng thực nghiệm:
Ma trận sơ cấp dạng 1: nhân 1 dòng của ma trận đơn vị với α ≠ 0
Ma trận sơ cấp dạng 2: cộng hàng i đã nhân với λ vào dòng j
Ma trận sơ cấp dạng 3: Đổi chỗ dòng i và dòng j
3.3 Định lý:
Cho A là ma trận vuông cấp n trên K (n ≥ 2). Khi đó, các khẳng định sau đây là tương đương:
1. A khả nghịch
2. In nhận được từ A bởi một số hữu hạn các phép biến đổi sơ cấp dòng (cột)
3. A là tích của một số hữu hạn các ma trận sơ cấp
(Bạn đọc có thể xem chứng minh định lý này trong ca1c giáo trình về ĐSTT)
3.4 Hệ quả:
Cho A là ma trận vuông cấp n trên K (n ≥ 2). Khi đó, các khẳng định sau đây là tương đương:
1. A khả nghịch khi và chỉ khi dạng chính tắc của A là In
2. Nếu A khả nghịch thì In nhận được từ A bởi một số hữu hạn các phép biến đổi sơ cấp dòng (cột); đồng thời, chính dãy các phép biến đổi sơ cấp dòng (cột) đó sẽ biến In thành nghịch đảo của ma trận A.
4. Thuật toán Gausβ – Jordan tìm ma trận nghịch đảo bằng phép biến đổi sơ cấp:
Ta sử dụng thuật toán Gausβ – Jordan để tìm nghịch đảo (nếu có)của ma trận A vuông cấp n trên K. Thuật toán này được xây dựng dựa vào kết quả thứ 2 của hệ quả 3.4. Ta thực hiện các bước sau đây
Bước 1: lập ma trận n hàng, 2n cột bằng cách ghép thêm ma trận đơn vị cấp n I vào bên phải ma trận A
Bước 2: Dùng các phép biến đổi sơ cấp dòng để đưa [ A|I ] về dạng [ A’ | B ], trong đó A’ là một ma trận bậc thang chính tắc.
– Nếu A’ = In thì A khả nghịch và A-1 = B
– Nếu A’ ≠ In thì A không khả nghịch. Nghĩa là, trong quá trình biến đổi nếu A’ xuất hiện ít nhất 1 dòng không thì lập tức kết luận A không khả nghịch (không cần phải đưa A’ về dạng chính tắc) và kết thúc thuật toán.
Ví dụ minh họa: Sử dụng thuật toán Gausβ – Jordan để tìm ma trận nghịch đảo của:
Từ đó suy ra
Giải:
Vì vậy, ta có: A khả nghịch và:
Từ ta có: . Do đó:
Đánh giá:
Chia sẻ:
- In
Thảo luận
95 bình luận về “Ma trận nghịch đảo (khả nghịch)”
Bình luận về bài viết này Hủy trả lời
Từ khóa » Tìm M để Ma Trận Không Khả Nghịch
-
Hướng Dẫn Giải Bài Toán Dạng Tìm M để Ma Trận Khả Nghịch - Issuu
-
Tìm M để Ma Trận Khả Nghịch
-
C2-BÀI 15: Tìm M để A Khả Nghịch - YouTube
-
Bài Tập Ma Trận Nghịch đảo Và Lời Giải- Đại Số Và Hình Học Giải Tích
-
Tìm M để Ma Trận Khả Nghịch - 123doc
-
Ma Trận Khả Nghịch – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] Hạng Của Một Ma Trận & Ma Trận Nghịch đảo
-
Tìm M để Ma Trận Khả Nghịch - .vn
-
Tìm M Để Ma Trận Khả Nghịch
-
Đại Số Tuyến Tính - Ma Trận Khả Nghịch - Giáo Án, Bài Giảng
-
[PDF] BÀI TẬP ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH 1. MA TRẬN. 1.1. Cho A ... - FITA-VNUA
-
[PDF] Đề Thi Môn: Toán Cao Cấp - FITA-VNUA
thầy cho em hỏi: Cho A= ( 1 2 3 4 ) ( 2 5 -1 2 ) ( 3 7 10 3 ) ( 1 3 -4 m ) a) tính detA. b) định tham số m để A khả nghịch. nhờ thầy hay bạn nào biết chỉ dùm em, em cảm ơn rất nhiều.
ThíchThích
Posted by Trang | 11/11/2015, 15:34 Reply to this commentthay oi giup e bai toan nay voi . Tim A -1 . 1 1 0 -2 2 1 2 -3 3 3 -1 1 4 4 0 7 Thay giai giup e voi e xin hau ta…chieu nay e nop bai rui mog thay giup e
ThíchThích
Posted by Thuan | 23/03/2015, 06:32 Reply to this commentthầy cho e hỏi trật tự các trị riêng có thể thay đổi được không ạ?
ThíchĐã thích bởi 1 người
Posted by mỹ | 14/01/2015, 22:10 Reply to this commentai làm cho mình với; ma trận ngịch đảo của ma trận A sẽ thay đổi như thế nào nếu nhân hàng thứ j của ma trận A VỚI 3
ThíchThích
Posted by PHẠM | 17/04/2014, 19:44 Reply to this commentCho em hỏi nếu cho ma trận A bất kì với detA=0 thì ma trận nghịch đảo của A bằng bao nhiêu?
ThíchThích
Posted by kim thanh | 19/03/2014, 21:34 Reply to this commentCó ai có thể giải thích cho em: Vì sao ma tận (I-A) khả nghịch được không ạ?
ThíchThích
Posted by Nguyen Thao | 18/12/2013, 01:06 Reply to this commentKhông thể có ma trận (I – A) là ma trận khả nghịch được đâu em. Chỉ có trong trường hợp A là ma trận nilpotent thôi, còn A là ma trận bất kỳ thì không thể có. Ví dụ: thì ma trận (I – A) không thể khả nghịch.
ThíchThích
Posted by 2Bo02B | 20/03/2014, 15:57 Reply to this commentthầy cho em hỏi: cho ma trận A=( 8 -3 5 -4 ) ( 3 -2 4 1 ) ( 1 -1 1 0 ) ( 10 -5 3 4 ) cho B là một ma trận vuông cấp 4. CMR ma tran ABA kha nghich khi và chỉ khi B khả nghich. nhờ thầy hay bạn nào biết chỉ dùm em, cám ơn rất nhiều 🙂
ThíchThích
Posted by Hanh | 16/10/2013, 09:49 Reply to this comment